VĂN VIỆT
Nông dân phường 7, Đà Lạt đã tận dụng nguồn phân rác bón cho rau, hoa, mỗi năm tiết kiệm chi phí đầu tư 63,5 triệu đồng trên mỗi ha.
Phường 7, Đà Lạt được Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng chọn xây dựng mô hình điểm thu gom, phân loại, xử lý rác thải từ phế phẩm nông nghiệp từ đầu tháng 7/2011.
Phường 7, Đà Lạt được Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng chọn xây dựng mô hình điểm thu gom, phân loại, xử lý rác thải từ phế phẩm nông nghiệp từ đầu tháng 7/2011.
Đây là địa phương có dây chuyền thiết bị chế biến rác rau, hoa thành phân hữu cơ của hộ nông dân sáng chế Vũ Đình Phúc, đạt công suất mỗi giờ xay đến 6 tấn nguyên liệu phế phẩm nông nghiệp thành 2 tấn thành phẩm phân hữu cơ.
Đi vào triển khai mô hình, nông dân Vũ Đình Phúc đã được xây dựng hoàn chỉnh một căn nhà ủ phân hữu cơ qua chế biến, diện tích rộng gần 100 mét vuông. Đồng thời chính quyền phường 7, Đà Lạt đã ra quyết định thành lập 8 tổ tự quản bảo vệ môi trường trên 8 khu phố của phường với 100 hộ nông dân tự nguyện viết đơn tham gia.
Bên cạnh việc tổ chức cho nông dân tham dự lớp tập huấn về bảo vệ môi trường sản xuất bền vững; hướng dẫn cách thức thu gom, phân loại và xử lý chất thải để tái chế thành phân hữu cơ, mỗi tổ ở đây là mỗi “vệ tinh” thu gom tất cả lượng rác rau, hoa của từng hộ nông dân, sau đó vận chuyển đến nơi chế biến phân hữu cơ tại nhà của hộ nông dân Vũ Đình Phúc, được nhận chi phí 50 ngàn đồng trên mỗi chuyến. Trong khi trước đây, mỗi chuyến xe chở rác rau, hoa đến bãi rác ngoại thành Đà Lạt phải đóng lệ phí bãi là 70 ngàn đồng.
Theo Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng ước tính trên 920 ha rau, hoa của phường 7, Đà Lạt, mỗi năm thải ra lượng rác phế phẩm khoảng 1.656 tấn. Nếu thu gom, chế biến hết lượng rác thải này sẽ cho ra 552 tấn phân hữu cơ thành phẩm. Tính riêng trên đơn vị 1 ha sản xuất rau, hoa mỗi năm với phép so sánh: Bón phân dê với khoảng 5 tấn, thành tiền là 80 triệu đồng. Bón phân hữu cơ vi sinh chế biến từ rác với 5 tấn, thành tiền 16,5 triệu đồng. Trừ ra, nông dân phường 7, Đà Lạt đang sử dụng phân hữu cơ từ rác đều tiết kiệm được 63,5triệu đồng/ha/năm.
Nhà nông sáng chế Vũ Đình Phúc, Tổ trưởng Tổ Tự quản bảo vệ môi trường Khu phố Đất Mới, phường 7, Đà Lạt cho biết: Với 15 thành viên là hộ gia đình nông dân sản xuất trên 30 ha, Tổ Đất Mới sau mấy tháng đầu đi vào hoạt động đã đạt số lượng thu gom rác đáng kể. Hộ gia đình có đường xa nhất từ vườn nhà riêng đến “nhà máy chế biến” Vũ Đình Phúc là trên dưới 2 cây số. Trong 30 ha sản xuất nông nghiệp ở đây, chiếm hơn 70% là diện tích chuyên canh trồng rau ngoài trời; gần 30% diện tích còn lại trồng hoa trong nhà kính.
Vào thời điểm từ tháng 6 đến tháng 10/2011 vừa qua, lượng rác rau, hoa hàng ngày thải ra khá nhiều do vào vụ thu hoạch rau xuất khẩu. Rau xuất khẩu đòi hỏi chất lượng cao nên phải thải ra lượng rác rau chiếm khoảng 30% trên tổng khối lượng rau thu hoạch. Ngày nhiều nhất, điểm thu gom rác rau, hoa của nông dân Vũ Đình Phúc tiếp nhận đến 5 xe tải, tương đương đến 35 tấn. Ngày ít nhất cũng đến 3 xe, tương đương với 21 tấn. Phần lớn rác rau ở đây chủ yếu thải ra từ các loại rau chính như bắp sú, cải thảo, bó xôi; phần còn lại là các loại rác rau hành lá, khoai tây, các loài hoa cắt cành…
Trước khi bón vào vườn rau và vườn hoa, lượng phân rác xay nhuyễn rồi ủ trộn với các nguyên liệu gồm bã mía, bánh dầu, men vi sinh và mật đường.
Với 1,5 ha diện tích trồng hoa cắt cành các loại trong nhà kính, trong đó có vài sào đất trồng hoa luân canh với rau, hộ nông dân Vũ Đình Phúc hàng năm đã bón trên dưới 100 tấn phân hữu cơ tự sản xuất từ rác rau, hoa, vẫn đạt giá trị trên đơn vị ha trồng hoa và rau khá cao - từ 1 tỷ đồng trở lên mỗi năm, chưa cộng với chi phí tiết kiệm vì đầu tư phân hữu cơ thay thế phân dê như trước đây là trên dưới 63,5 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Thanh Trúc - Phó Chủ tịch Hội Nông dân Lâm Đồng: Hàng năm nếu thu gom và chế biến hết khối lượng phế phẩm trên vùng rau, hoa Đà Lạt sẽ cho ra hàng trăm ngàn tấn phân hữu cơ; và sẽ tăng lên cả triệu tấn phân hữu cơ chế biến nữa nếu thu gom hết lượng rác rau, hoa ở các vùng phụ cận Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà. Lúc đó mục tiêu sản xuất nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường sẽ đến được gần hơn.
Đi vào triển khai mô hình, nông dân Vũ Đình Phúc đã được xây dựng hoàn chỉnh một căn nhà ủ phân hữu cơ qua chế biến, diện tích rộng gần 100 mét vuông. Đồng thời chính quyền phường 7, Đà Lạt đã ra quyết định thành lập 8 tổ tự quản bảo vệ môi trường trên 8 khu phố của phường với 100 hộ nông dân tự nguyện viết đơn tham gia.
Bên cạnh việc tổ chức cho nông dân tham dự lớp tập huấn về bảo vệ môi trường sản xuất bền vững; hướng dẫn cách thức thu gom, phân loại và xử lý chất thải để tái chế thành phân hữu cơ, mỗi tổ ở đây là mỗi “vệ tinh” thu gom tất cả lượng rác rau, hoa của từng hộ nông dân, sau đó vận chuyển đến nơi chế biến phân hữu cơ tại nhà của hộ nông dân Vũ Đình Phúc, được nhận chi phí 50 ngàn đồng trên mỗi chuyến. Trong khi trước đây, mỗi chuyến xe chở rác rau, hoa đến bãi rác ngoại thành Đà Lạt phải đóng lệ phí bãi là 70 ngàn đồng.
Theo Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng ước tính trên 920 ha rau, hoa của phường 7, Đà Lạt, mỗi năm thải ra lượng rác phế phẩm khoảng 1.656 tấn. Nếu thu gom, chế biến hết lượng rác thải này sẽ cho ra 552 tấn phân hữu cơ thành phẩm. Tính riêng trên đơn vị 1 ha sản xuất rau, hoa mỗi năm với phép so sánh: Bón phân dê với khoảng 5 tấn, thành tiền là 80 triệu đồng. Bón phân hữu cơ vi sinh chế biến từ rác với 5 tấn, thành tiền 16,5 triệu đồng. Trừ ra, nông dân phường 7, Đà Lạt đang sử dụng phân hữu cơ từ rác đều tiết kiệm được 63,5triệu đồng/ha/năm.
Nhà nông sáng chế Vũ Đình Phúc, Tổ trưởng Tổ Tự quản bảo vệ môi trường Khu phố Đất Mới, phường 7, Đà Lạt cho biết: Với 15 thành viên là hộ gia đình nông dân sản xuất trên 30 ha, Tổ Đất Mới sau mấy tháng đầu đi vào hoạt động đã đạt số lượng thu gom rác đáng kể. Hộ gia đình có đường xa nhất từ vườn nhà riêng đến “nhà máy chế biến” Vũ Đình Phúc là trên dưới 2 cây số. Trong 30 ha sản xuất nông nghiệp ở đây, chiếm hơn 70% là diện tích chuyên canh trồng rau ngoài trời; gần 30% diện tích còn lại trồng hoa trong nhà kính.
Vào thời điểm từ tháng 6 đến tháng 10/2011 vừa qua, lượng rác rau, hoa hàng ngày thải ra khá nhiều do vào vụ thu hoạch rau xuất khẩu. Rau xuất khẩu đòi hỏi chất lượng cao nên phải thải ra lượng rác rau chiếm khoảng 30% trên tổng khối lượng rau thu hoạch. Ngày nhiều nhất, điểm thu gom rác rau, hoa của nông dân Vũ Đình Phúc tiếp nhận đến 5 xe tải, tương đương đến 35 tấn. Ngày ít nhất cũng đến 3 xe, tương đương với 21 tấn. Phần lớn rác rau ở đây chủ yếu thải ra từ các loại rau chính như bắp sú, cải thảo, bó xôi; phần còn lại là các loại rác rau hành lá, khoai tây, các loài hoa cắt cành…
Trước khi bón vào vườn rau và vườn hoa, lượng phân rác xay nhuyễn rồi ủ trộn với các nguyên liệu gồm bã mía, bánh dầu, men vi sinh và mật đường.
Với 1,5 ha diện tích trồng hoa cắt cành các loại trong nhà kính, trong đó có vài sào đất trồng hoa luân canh với rau, hộ nông dân Vũ Đình Phúc hàng năm đã bón trên dưới 100 tấn phân hữu cơ tự sản xuất từ rác rau, hoa, vẫn đạt giá trị trên đơn vị ha trồng hoa và rau khá cao - từ 1 tỷ đồng trở lên mỗi năm, chưa cộng với chi phí tiết kiệm vì đầu tư phân hữu cơ thay thế phân dê như trước đây là trên dưới 63,5 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Thanh Trúc - Phó Chủ tịch Hội Nông dân Lâm Đồng: Hàng năm nếu thu gom và chế biến hết khối lượng phế phẩm trên vùng rau, hoa Đà Lạt sẽ cho ra hàng trăm ngàn tấn phân hữu cơ; và sẽ tăng lên cả triệu tấn phân hữu cơ chế biến nữa nếu thu gom hết lượng rác rau, hoa ở các vùng phụ cận Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà. Lúc đó mục tiêu sản xuất nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường sẽ đến được gần hơn.
Thứ Năm, 29/12/2011 (GMT+7)