VĂN VIỆT
Sau hơn nửa năm vận hành dây chuyền công nghệ tạo hạt phân NPK bằng hơi nước thùng quay của đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên Công ty Cổ phần Bình Điền Lâm Đồng tự thiết kế xây dựng, đã tạo ra những dòng sản phẩm phân bón tổng hợp, có lợi thế cạnh tranh mới trên thị trường miền Trung và Tây Nguyên.
Kỹ sư Lê Viết Thuận, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Bình Điền cho biết, dây chuyền công nghệ tạo hạt phân NPK bằng hơi nước thùng quay do đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên của công ty này tự thiết kế hoàn chỉnh trong thời gian khoảng 2 tháng. Khoảng 4 tháng sau đó là thời gian lắp đặt và chạy thử để hiệu chỉnh những thông số chuẩn xác cuối cùng. Tổng kinh phí xây dựng mới dây chuyền công nghệ và xây dựng mới 1.200 mét vuông nhà xưởng vào khoảng 22 tỷ đồng. Dây chuyền chính thức hoạt động vào tháng 1/2012 với công suất tối đa đạt 14 - 15 tấn hạt NPK mỗi giờ. Thời gian khấu hao hạch toán hoàn vốn đầu tư dự kiến trong vòng 5 năm tới.
Đây là dây chuyền công nghệ mới khánh thành và đi vào hoạt động lần đầu tiên ở địa bàn tỉnh Lâm Đồng với nhiều tính năng nổi trội. Đó là đầu vào nguyên liệu đơn với một vài “nguyên tố”, khi qua hệ thống dây chuyền công nghệ hơi nước thùng quay vận hành, cho ra đầu ra là hạt phân NPK tổng hợp các chất đạm, lân, ka li và các chất vi lượng khác… "Sản phẩm từng hạt NPK qua thùng quay hơi nước tự động, kết quả gần như tất cả đều tạo ra tròn đều, hạt không gây thất thoát nồng độ đạm trong quá trình sấy, không bị đóng cục, đảm bảo độ cứng, hạn chế bị vỡ nát trong quá trình lưu kho và vận chuyển, hạt khô rời, khá thuận lợi cho nông dân khi trực tiếp sử dụng phân chia từng số lượng nhỏ bón cho các loại cây trồng…” - Kỹ sư Thuận nói.
Cũng theo kỹ sư Thuận, có 2 yếu tố đáng nói nhất ở dây chuyền công nghệ tạo hạt phân NPK bằng hơi nước thùng quay là tiết kiệm được chi phí sản xuất và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng khí thải ra môi trường. Với 32 kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân chia thành nhiều tổ máy vận hành dây chuyền chủ yếu là tự động hoàn toàn từ khâu phối liệu, định lượng đến khâu xay nghiền, tạo hạt, sấy nguội, đóng bao thành phẩm… Đồng thời với việc thay thế nhiên liệu dầu bằng nhiên liệu than đá để vận hành dây chuyền, đã khiến cho khí thải ra môi trường được an toàn, thân thiện hơn và đặc biệt đã giảm đáng kể chi phí đầu tư đầu vào. Phép tính của kỹ sư Thuận là: Nếu mua cả dây chuyền nhập từ Trung Quốc về với tổng kinh phí khoảng gần 30 tỷ đồng (cao hơn 8 tỷ đồng dây chuyền tự lắp ráp của Công ty Cổ phần Bình Điền Lâm Đồng, chưa kể thêm hàng tỷ đồng xây dựng mới nhà xưởng); thời điểm đầu tháng 7/2012, nếu vận hành dây chuyền tạo hạt phân NPK bằng đĩa quay với 1 tấn phân thành phẩm phải tiêu hao 250 ngàn đồng tiền dầu ( trong khi sử dụng nhiên liệu than đá để tạo hạt phân NPK bằng hơi nước thùng quay chỉ chi phí 120 ngàn đồng).
Như vậy cứ trung bình 1 tháng hoạt động, dây chuyền tạo hạt phân NPK bằng hơi nước thùng quay sản xuất được 5.000 tấn phân, nhân với mỗi tấn tiết kiệm 120 ngàn đồng, thành tổng số tiền tiết kiệm cho Công ty Cổ phần Bình Điền là 600 triệu đồng so với dây chuyền tạo hạt phân bằng dây chuyền công nghệ đĩa quay mà nhiều doanh nghiệp sản xuất phân NPK trong nước đang sử dụng.
Chỉ tiêu sản xuất, tiêu thụ phân NPK tạo hạt bằng hơi nước thùng quay ở Công ty Cổ phần Bình Điền đến cuối năm 2012 là 30 ngàn tấn, tiêu thụ ở thị trường Lâm Đồng nói riêng, các tỉnh Tây Nguyên nói chung và các tỉnh đồng bằng giáp ranh với Lâm Đồng như Bình Thuận, Ninh Thuận. “Với kết quả sản xuất bán ra phân NPK tạo hạt bằng hơi nước thùng quay trong 6 tháng đầu năm 2012 khá khả quan về số lượng tiêu thụ và hiệu quả sử dụng, đã dự báo khả năng sức mua tiếp tục tăng cao trong 6 tháng cuối năm 2012, nên kết quả vượt chỉ tiêu 30 ngàn tấn năm 2012 này là có đủ những cơ sở để tin cậy…” - Kỹ sư, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Bình Điền, Lê Viết Thuận hy vọng.
Cũng theo kỹ sư Thuận, có 2 yếu tố đáng nói nhất ở dây chuyền công nghệ tạo hạt phân NPK bằng hơi nước thùng quay là tiết kiệm được chi phí sản xuất và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng khí thải ra môi trường. Với 32 kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân chia thành nhiều tổ máy vận hành dây chuyền chủ yếu là tự động hoàn toàn từ khâu phối liệu, định lượng đến khâu xay nghiền, tạo hạt, sấy nguội, đóng bao thành phẩm… Đồng thời với việc thay thế nhiên liệu dầu bằng nhiên liệu than đá để vận hành dây chuyền, đã khiến cho khí thải ra môi trường được an toàn, thân thiện hơn và đặc biệt đã giảm đáng kể chi phí đầu tư đầu vào. Phép tính của kỹ sư Thuận là: Nếu mua cả dây chuyền nhập từ Trung Quốc về với tổng kinh phí khoảng gần 30 tỷ đồng (cao hơn 8 tỷ đồng dây chuyền tự lắp ráp của Công ty Cổ phần Bình Điền Lâm Đồng, chưa kể thêm hàng tỷ đồng xây dựng mới nhà xưởng); thời điểm đầu tháng 7/2012, nếu vận hành dây chuyền tạo hạt phân NPK bằng đĩa quay với 1 tấn phân thành phẩm phải tiêu hao 250 ngàn đồng tiền dầu ( trong khi sử dụng nhiên liệu than đá để tạo hạt phân NPK bằng hơi nước thùng quay chỉ chi phí 120 ngàn đồng).
Như vậy cứ trung bình 1 tháng hoạt động, dây chuyền tạo hạt phân NPK bằng hơi nước thùng quay sản xuất được 5.000 tấn phân, nhân với mỗi tấn tiết kiệm 120 ngàn đồng, thành tổng số tiền tiết kiệm cho Công ty Cổ phần Bình Điền là 600 triệu đồng so với dây chuyền tạo hạt phân bằng dây chuyền công nghệ đĩa quay mà nhiều doanh nghiệp sản xuất phân NPK trong nước đang sử dụng.
Chỉ tiêu sản xuất, tiêu thụ phân NPK tạo hạt bằng hơi nước thùng quay ở Công ty Cổ phần Bình Điền đến cuối năm 2012 là 30 ngàn tấn, tiêu thụ ở thị trường Lâm Đồng nói riêng, các tỉnh Tây Nguyên nói chung và các tỉnh đồng bằng giáp ranh với Lâm Đồng như Bình Thuận, Ninh Thuận. “Với kết quả sản xuất bán ra phân NPK tạo hạt bằng hơi nước thùng quay trong 6 tháng đầu năm 2012 khá khả quan về số lượng tiêu thụ và hiệu quả sử dụng, đã dự báo khả năng sức mua tiếp tục tăng cao trong 6 tháng cuối năm 2012, nên kết quả vượt chỉ tiêu 30 ngàn tấn năm 2012 này là có đủ những cơ sở để tin cậy…” - Kỹ sư, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Bình Điền, Lê Viết Thuận hy vọng.
Chủ Nhật, 08/07/2012 (GMT+7)