Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

Bốn mùa đan áo gửi ra Trường Sa

Phóng sự VĂN VIỆT
(  Chung khảo Giải báo chí Quốc gia lần thứ VI- 2011)
Xuân qua, hạ đến, thu và đông sắp về, chị Hòa vẫn chăm chú trên đôi kim đan gỗ, luồn chặt từng sợi len vào nhau nối thành từng tấm áo, từng chiếc mũ gửi ra bộ đội Trường Sa. Vượt qua trở ngại vì bại liệt một chân, trên mỗi đường len đan, chị Hòa gửi trọn tình cảm của mình từ nơi phố hoa Đà Lạt ra biển đảo Trường Sa, như mong muốn đang ở bên cạnh các anh, động viên các anh luôn chắc tay súng, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ toàn vẹn vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc.  

Từ thuở xung phong đi mở đất…

Phóng sVĂN VIỆT
( Giải  C-Giải báo chí toàn quốc viết về 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội)
Bây giờ đi qua thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng được ngắm nhìn cung đường nối dài giữa Quốc lộ hai mươi bảy và thành phố du lịch Đà Lạt. Ba mươi bốn năm trước, những người Hà Nội xung phong vào đây mở đường, mở đất, đặt những viên gạch làm nền móng cho diện mạo sầm uất, phát đạt của thị trấn này. Ký ức người Hà Nội từ thuở nhọc nhằn mà nhiều khát vọng trên vùng núi Nam Ban hoang vắng vẫn tươi nguyên như mới vừa hôm qua.    

Du ngoạn trong nhà ở Genting



 Phóng sự  VĂN VIỆT
Từ thủ đô Kuala Lumpur vượt đèo lên khu vực cao nguyên Genting của Malaysia khoảng nửa tiếng đồng hồ đường ô tô cao tốc. Giữa màn mưa giăng phủ, cao nguyên Genting luôn tấp nập dòng người háo hức vào những cuộc vui quên cả giờ giấc đêm ngày. Con số khách du lịch trên thế giới đến tiêu tiền ở cao nguyên Genting mỗi năm đã vượt lên trên số chục triệu người. 

Cuốn hút hương trà Long Tỉnh

Phóng sự VĂN VIỆT
Chỉ sau một đoạn kể chuyện tích xưa và mấy nhịp chế nước pha trà Long Tỉnh của cô gái trẻ Trung Hoa, du khách bỗng nhanh cuốn hút vào khoảng không gian trà nhiều sắc màu dã sử và ngập đầy hương vị nồng nàn. Đây là hình thức mời gọi quan khách đến với trà Long Tỉnh đã theo thời gian nâng lên thành tầm nghệ thuật khá tinh tế và mang lại nhiều hiệu quả kinh tế.     

Vẫn chờ yêu

Vẫn chờ yêu giữa đôi vòng bán nguyệt
Dẫu bóng phù vân chấp chới ngày gần

Người thứ hai duy nhất

Em là người thứ hai duy nhất bên anh

Người không



Người không một cõi riêng mình
Vòng tay nhân thế gọi tình tình rơi

Đâu bóng tôi yêu


Đêm dài đêm đâu bóng tôi yêu
Phòng hoang nức nở tiếng cô liêu

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

Dạo gót Bằng Tường

Phóng sự VĂN VIỆT
Chưa tới 20 km qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan từ Lạng Sơn, Việt Nam là đặt chân đến thị trấn Bằng Tường thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Không nhiều thời gian dạo gót nhưng thị trấn Bằng Tường đã cho tôi cảm nhận những điều bất ngờ thú vị.

Qua đại lục, lần theo câu hát “biển sóng dạt dào…”

Phóng sự VĂN VIỆT
Những ngày ở đại lục Trung Hoa rộng lớn, lời “biển sóng dạt dào.. ” từ bài hát “Bến Thượng Hải” đã đưa tôi lần theo dòng sông Hoàng Phố hữu tình, dòng sông nối hai bờ Đông - Tây của thành phố Thượng Hải trầm tích hàng ngàn năm. Trong từng bước chân lữ hành của mình, tôi cảm nhận phần nào một cuộc sống vĩnh hằng của đời sông ở xứ sở phương Đông này.

Tô Châu không chỉ đẹp vì lụa

Phóng sự VĂN VIỆT
Hai ngàn năm trăm năm trước, vùng đất Tô Châu của tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đã nổi tiếng trong và ngoài đại lục với nghề trồng dâu dệt lụa thấp thoáng bóng dáng mỹ nhân. Hai ngàn năm trăm năm sau, vùng đất đẹp vì lụa này đã ghi thêm nhiều tên công trình hoa viên vào danh sách di sản văn hóa thế giới. Một lần lạc lối vào Tô Châu chợt dùng dằng bước chân không muốn ra về.

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

Cảnh thơ và tiếng gươm Tam Quốc

Phóng sự VĂN VIỆT
Theo chuyến lữ hành quốc tế, chúng tôi được đến thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, ngoạn cảnh Thái Hồ với một trời mây nước rộng lớn đến hàng ngàn ki lô mét vuông. Rồi ngạc nhiên tiếp nối ngạc nhiên khi được lạc vào một vùng thành quách, đền đài, thâm cung, chiến thuyền..của các triều đại phong kiến Trung Quốc cách đây hơn mười tám thế kỷ. Ấy là khu phim trường Tam Quốc diễn nghĩa với hàng năm cuốn hút nhiều triệu lượt khách từ trong nước và từ các châu lục trên thế giời đến tham quan. 

Người thiết kế mô hình “xanh và tươi” ở Trường Sa

Ghi chép VĂN VIỆT
Liên tục gần 6 năm với 6 chuyến hải trình nghiên cứu, khảo nghiệm về khí hậu, thổ nhưỡng trên quần đảo Trường Sa, Tiến sĩ Ngô Quang Vinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khoai tây, rau và hoa Đà Lạt, đã cùng với nhiều nhà khoa học trong nước trồng thành công hàng loạt giống rau xanh và nuôi sinh sản nhiều giống vật nuôi trên 7 đảo lớn, nhỏ, mở ra hy vọng về khả năng tự túc tại chỗ nhu cầu thực phẩm “xanh và tươi” hàng ngày của quân và dân giữa vùng biển biên cương của Tổ Quốc.

Ngày vắng

Ngày vắng anh buông mình trên phố 
Phố trôi xuôi theo những dốc dài

Phố lạnh chiều nay

Vòng vòng phố lạnh chiều nay
Trôi trôi đồi dốc say say nắng vàng
Ngược xuôi quen lạ bên đường

Ngày có đôi

Anh đưa em về phố núi ban mai
Căn phòng trọ giờ thành hai nửa
Nửa cho em và  nửa anh nhận lại

Vươn mình lên con nhé

Mẹ sinh con chớm sáng ngày đông sương trắng
Ba quạt lửa hồng sưởi nắng cho con

Giấc ngà

Chờ khuya đón bóng trăng ngàn
Trăng vương đỉnh dốc trăng choàng lối đi
Em đâu còn buổi xuân thì 
Để anh theo bước bên vì sao xa
Góc xưa khuất lấp giấc ngà

Nhìn con

Nhìn con ngắm quãng đời ba 
Long lanh đáy mắt lập lòa ánh sao

Mầm sống mới trên đảo Trường Sa


           Ghi chép VĂN VIỆT
Mang tên đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa, đến tháng 8/2011, đứa bé gái 27 tháng tuổi đã biết líu lo trò chuyện, hồn nhiên lớn lên như mầm sống mới của cây phong ba ngày đêm tỏa rễ sâu vào lòng biển cát quê hương.   

Gọi chim yến về B’Lao

Phóng sự VĂN VIỆT
Có thể sau nhiều cơn sóng to bão lớn, những đàn chim yến từ các vùng biển miền Trung xao xác bay lên trú ngụ giữa rừng trà, rừng cà phê của cao nguyên B’Lao. Và từ đồi xanh, đồng rộng nơi đây- điều tưởng chừng như không thể đã trở thành có thể- khi người B’Lao đã gọi mời từng đàn, từng đàn chim yến bay về kết tổ, cho ra những đường nước “bọt vàng” trong mái nhà xây bằng xi măng, sắt thép của hộ gia đình.  

Keo lên nương

(Giải Ba Cuộc thi Phóng sự Báo Lâm Đồng năm 2010)
Phóng sự VĂN VIỆT

Trên chiếc u oát băng qua đường đất gập ghềnh, anh Đỗ Văn Thủy, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Lâm Hà đưa tôi tiếp cận vào trong khu rừng trọng điểm ở thôn 8, xã Tân Thanh. Nói  trọng điểm bởi nơi đây là vùng đất của dân di cư tự do ngoài tỉnh Lâm Đồng vào phát rừng làm nương rẫy thường gặp từ những thập niên chín mươi. Và bây giờ chính những người phát rừng ấy đang tìm thấy cơ hội chuộc lỗi  bằng việc ươm trồng mới hàng trăm ngàn mầm sống cây keo lá tràm trên nương rẫy của mình. 

Lướt cao tốc xanh về Kuala Lumpur


Phóng sự VĂN VIỆT
Nếu như cao tốc Singapore rợp bóng cây xanh thì cao tốc Malaysia như những tấm thảm xanh trải dài tít tắp chân trời. Qua Malaysia mới hay bên cạnh niềm tự hào về tòa tháp đôi cao nhất thế giới là hệ thống đường cao tốc xanh đẹp hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Qua thành phố lọc hóa dầu

Phóng sự VŨ VĂN
Về Quảng Ngãi vào những ngày đầu tiên Nhà máy lọc dầu Dung Quất cho ra những dòng sản phẩm thương mại “made in Việt Nam”, càng thêm tự hào về một địa danh quá khứ oai hùng, đang bước vào một ngày mới trở thành thành phố lọc hóa dầu hàng đầu của châu Á. 

Đi qua vùng đất chết

Phóng sự VĂN VIỆT 
( Giải Ba – Giải Báo chí tỉnh Lâm Đồng năm 2009) 
Cho đến bây giờ trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước vẫn thường bắt gặp những dòng tin phá rừng YaHoa - rừng giáp ranh giữa huyện Ninh Sơn của tỉnh Ninh Thuận và huyện Đơn Dương của tỉnh Lâm Đồng. Đi qua vùng “đất chết” YaHoa càng cảm thấu tận cùng cái giá của rừng.

Mắt thần em

Biển vươn vai nâng con tàu căng gió
Đảo khơi xa nối gần lại chân trời
Nôn nao lần đầu anh tới

Pleiku xa rồi...


Về Pleiku anh lần theo chiều tím
Chỉ nghe em một tiếng gọi tìm

Vàng hai mươi

Gặp em vàng hai mươi đầu buổi
Tiếng yêu thầm lạc lối trong sương
Em trao gửi làn hương hoang lạnh

Gọi hình nguyên sắc đỏ


Trời trở lạnh gọi hình nguyên sắc đỏ
Ta lơ ngơ ra ngõ đứng chờ

Ngược trời chiều

Lên xe về ngược trời chiều
Chút ngây thơ đã trôi theo gió ngàn
Phấn hương đành gửi thu sang

Nghe thông

Nghe thông từ thuở bao giờ
Cỏ hoang gọi giấc mơ trưa bên đồi
Hỡi người yêu của tôi ơi
Ngày dài nghiêng đổ lưng trời bóng thông

Đà Lạt chợt có em

Đà Lạt chợt có dáng em
Thông rì rào hát ngọt mềm ru xưa

Chiều biển đá

Chiều biển đá xuân qua sao quá vội
Sóng xa đưa sóng khẽ gọi đêm về

Gom chút ánh mai

Con về gom chút ánh mai
Nửa đời xuân với một đời xuân xưa

Một...

Một mình với một gian phòng
Một buồn vui để lại trong tóc chiều

Mấy lần thăm quê

Xa quê đã hăm mấy xuân


Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Lỗi tại tôi

Lỗi tại tôi lỗi tại tôi

Tôi đi

Tôi đi đi mãi đi hoài 
Đi qua biển biếc núi đồi đồng xanh

Thương biển

Chiều nay thương biển một mình
Vàng ươm bến vắng gập ghềnh sóng xô

Tìm bóng ta xưa

Về lại trường xưa tìm bóng ta xưa
Tuổi mười tám xanh một màu rêu phủ
Hàng me tím lặng chìm trong thoảng gió
Nghe mơ hồ từng tiếng lá rơi rơi

Đường trần xa quá


Rất yêu em chìm nổi nửa đời người
Mãi run rẩy tiếng lòng khi đã lỡ

Yêu


Giật mình nghe tiếng nói yêu

Một vòng hoang hoải bóng chiều lướt qua

Bay vút một thời


Bỗng dưng tôi mất rồi em 
Bỗng dưng tôi thấy xa xăm cuối trời

Vương bước


Mấy chục năm rồi mấy mươi thương
Chân phiêu diêu chân bước một đời

Giờ đâu



Lại vắng nhau chờ nhau