Phóng sự VĂN
VIỆT
Theo chuyến lữ
hành quốc tế, chúng tôi được đến thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc,
ngoạn cảnh Thái Hồ với một trời mây nước rộng lớn đến hàng ngàn ki lô mét
vuông. Rồi ngạc nhiên tiếp nối ngạc nhiên khi được lạc vào một vùng thành
quách, đền đài, thâm cung, chiến thuyền..của các triều đại phong kiến Trung
Quốc cách đây hơn mười tám thế kỷ. Ấy là khu phim trường Tam Quốc diễn nghĩa
với hàng năm cuốn hút nhiều triệu lượt khách từ trong nước và từ các châu lục
trên thế giời đến tham quan.
VÃN CẢNH SƠN
THỦY DƯỚI CHÂN TRỜI
Vừa đặt chân đến khu cổng phim trường Tam Quốc diễn nghĩa
khá bề thế, cô hướng dẫn viên người Trung Hoa hỏi ý du khách : “Nếu quý khách
dạo bộ từ cổng thành vào đến cổng thành ra phải mất độ ba giờ đồng hồ. Nếu đi
bằng xe điện thì có thể dừng lại lâu hơn ở các điểm trung tâm để lưu lại những
tấm hình kỷ niệm chuyến đi. Xin quý khách lựa chọn… ” Với nhật trình có hạn,
chúng tôi chọn việc tham quan bằng xe điện. Xe điện chuyển bánh đến đâu, từng
chốn không gian ngàn năm trước cứ lần lượt mở ra. Hầu như thành viên nào trong
đoàn nhà báo chúng tôi đều thảng thốt ồ lên trước một vùng phong cảnh sơn thủy
hài hòa, trải dài ngút ngát đến chân trời. Đang vào cuối xuân, cả một vùng
không gian phim trường được quấn quyện bởi tầng tầng màn sương lam giăng phủ.
Mặt nước Thái Hồ tỏa hơi sương. Sương bảng lảng những ốc đảo nhấp nhô trên
gương hồ. Trên một ngọn núi đảo uốn lượn hình rồng chầu là thấp thoáng những
ngôi nhà quần tụ của cư dân thời Tam Quốc. Từng mái nhà lợp ngói âm dương san
sát bên nhau, điểm nhấn giữa làng là hình tháp chuông chùa trầm mặc giữa không trung,
dù phong kín bốn bề là những hàng cờ biểu trưng từng tập đoàn phong kiến phần
phật bay trong gió; những cây cầu, ngọn tháp cảnh vệ, thủy trại của quân lính
ba nước Ngụy- Thục- Ngô…
Các tài liệu khoa học ở Trung Quốc đã ghi rằng, Thái Hồ
dịch nghĩa là hồ nước rộng lớn nằm trên đồng bằng châu thổ của sông Dương Tử
thuộc tỉnh Giang Tô, giáp ranh với tỉnh Chiết Giang. Hồ rộng 2.250 ki lô mét
vuông, được hình thành bởi sự vận động của kiến tạo cách đây khoảng bảy mươi
ngàn năm; độ sâu của nước trung bình đến nay trên dưới hai mét. Phân bổ khắp
mặt hồ gồm 90 đảo lớn nhỏ hình thành tự nhiên. Trên một chiến thuyền của phim
trường, chúng tôi được lướt chầm chậm qua một góc Thái Hồ. Đứng trên đỉnh
khoang thuyền, cảnh vật thời Tam Quốc chắp nối lại theo từng trang tiểu thuyết
đã được đọc. Bao quanh những hệ thống thủy trại là những thửa rừng cây sam in
lên trời thành hình những ngọn long kiếm khổng lồ, nhọn hoắt.
Và bao quanh ven hồ Thái Hồ cũng được thiết kế một không gian bình yên hiếm hoi của thời binh đao Tam Quốc với hàng hàng cây quỳ thụ nghiêng nghiêng trút lá cuối xuân; hàng hàng cây hoa mộc lan trắng ngần trong sương giá; hàng hàng cây hoa anh đào thắm đỏ giữa chiều buông.. Đi thêm một lát nữa theo hướng chếch tây là hiện ra một khu công viên quy mô bên Thái Hồ: Có hàng liễu rũ, có cây cầu bán nguyệt bắc qua làn nước trôi xuôi, ngày mỗi ngày dập dìu tao nhân mặc khách. Giữa công viên im lìm một bức tượng Quân sư Gia Cát Lượng đã ngả màu đồng hun cùng tuế nguyệt. Theo vòng tua vãn cảnh, chúng tôi lại bước lên một chiếc thuyền du lịch cách điệu hình dáng của một con thuyền rồng cổ bơi ra giữa Thái Hồ. Nhìn ngắm qua ô cửa thuyền, một vùng mênh mông con nước vượt xa ngoài tầm mắt rồi bỗng dưng tan loãng vào mây trời, lòng lữ khách chắc sẽ gợi lên nhiều bâng khuâng hoài niệm…
Và bao quanh ven hồ Thái Hồ cũng được thiết kế một không gian bình yên hiếm hoi của thời binh đao Tam Quốc với hàng hàng cây quỳ thụ nghiêng nghiêng trút lá cuối xuân; hàng hàng cây hoa mộc lan trắng ngần trong sương giá; hàng hàng cây hoa anh đào thắm đỏ giữa chiều buông.. Đi thêm một lát nữa theo hướng chếch tây là hiện ra một khu công viên quy mô bên Thái Hồ: Có hàng liễu rũ, có cây cầu bán nguyệt bắc qua làn nước trôi xuôi, ngày mỗi ngày dập dìu tao nhân mặc khách. Giữa công viên im lìm một bức tượng Quân sư Gia Cát Lượng đã ngả màu đồng hun cùng tuế nguyệt. Theo vòng tua vãn cảnh, chúng tôi lại bước lên một chiếc thuyền du lịch cách điệu hình dáng của một con thuyền rồng cổ bơi ra giữa Thái Hồ. Nhìn ngắm qua ô cửa thuyền, một vùng mênh mông con nước vượt xa ngoài tầm mắt rồi bỗng dưng tan loãng vào mây trời, lòng lữ khách chắc sẽ gợi lên nhiều bâng khuâng hoài niệm…
NGHE TIẾNG VÓ
NGỰA NGÀN XƯA
Với du khách quý ông khi vào địa phận phim trường Tam Quốc
diễn nghĩa có thể hóa trang thành những chiến binh oai phong trên lưng ngựa
hồng. Với quý bà có thể hóa trang thành những bà hoàng ngồi trên cung vàng điện
ngọc bên trong dinh cơ của Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền…Dịch vụ này đã xuất hiện
trên nhiều khu du lịch ở nhiều tỉnh thành trong nước Việt Nam nhưng chưa thấy
nơi nào có cách làm quy mô, bài bản trên từng công đoạn trang điểm đến phối
cảnh chụp hình lưu niệm lấy liền như ở khu phim trường Tam Quốc diễn nghĩa.
Xem phim Tam Quốc diễn nghĩa người ta nhắc đến trước tiên ở
cảnh quay tái hiện một phần những cuộc giao tranh ác liệt của trận thủy chiến
Xích Bích giữa 22 vạn quân của Tào Tháo và 5 vạn binh mã của liên quân Tôn
Quyền- Lưu Bị. Theo truyện sử, năm 208, Tào Tháo từ phía Bắc dẫn tinh binh tiến
về phía Nam hòng thống lĩnh đế chế. Vào trận thủy chiến giữa sông Trường Giang,
Tào Tháo ra lệnh từng đoàn chiến thuyền buộc chặt dây xích nối liền nhau, tránh
sự chao đảo của thuyền giữa sóng nước. Liên quân Tôn- Lưu nghĩ kế giả đầu hàng
và được Tào Tháo chấp nhận. Khi đến gần trận địa của thủy quân Tào Tháo để quy
hàng thì bất ngờ hàng chục chiến thuyền của liên minh Tôn – Lưu phóng hỏa theo
hướng gió Đông- Nam. Không kịp trở tay, thủy binh của Tào Tháo bị co cụm lại
chết cháy trên thuyền, số lớn khác kiệt sức chết đuối dưới sông. Còn lại một
phần bại binh, Tào Tháo ra lệnh phá hủy hết chiến chuyền, giục thúc cương ngựa
tháo chạy về hướng Bắc. Liên quân Tôn - Lưu thắng lớn và sau đó hình thành nên
hai vương triều Thục Hán và Đông Ngô…Đến giờ, những chiến thuyền của thừa tướng
Tào Tháo và của liên quân Tôn- Lưu trong cảnh phim vẫn đang neo lại làm cảnh du
lịch trên Thái Hồ này.
Được biết để xây dựng khu phim trường Tam Quốc Diễn Nghĩa,
Đài Truyền hình Trung Hoa đã đầu tư trên 20 triệu USD từ năm 1987 với nhiều khu
vực như cung điện Ngô Vương ( đời Hán),
cung điện Ngự Hoa Viên ( đời Đường), Hoàng cung ( Đời Tống); các công trình
khác theo mẫu kiến trúc đời nhà Minh, nhà Thanh. Đến những năm chín mươi, Đài
Truyền hình Trung Hoa tiếp tục xây mới các khu Đường Thành, Tam Quốc thành,
Thủy Hử thành. Tất cả khu vực phim trường này đều nằm trên nền non xanh nước
biếc của Thái Hồ. Bên cạnh phim Tam Quốc Diễn Nghĩa, phim trường đã quay thành
công và trình chiếu những bộ phim nổi tiếng trên thế giới như: Đường Minh
Hoàng, Dương Quý Phi, Thủy Hử, Tiếu Ngạo Giang Hồ, Anh Hùng Xạ Điêu, Tình Sử
Đại Đường…Ngoài những thời gian quay phim, phim trường Tam Quốc diễn nghĩa mở
cửa làm du lịch, tiếp đón hàng ngày hàng trăm ngàn lượt khách từ trong nước
Trung Hoa rộng lớn cũng như từ khắp nơi trên thế giới đến đây ngoạn cảnh và để
nghe tiếng vó ngựa, tiếng gươm khua từ ngàn xưa vọng về…/. Vô Tích – Đà Lạt tháng 5.2010