Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Trăm triệu đồng cây đào thất thốn Đà Lạt

VĂN VIỆT
Thung lũng hoa đào Mười Lời vừa xuất bán 2 cây đào thất thốn Đà Lạt, mỗi cây giá 100 triệu đồng trong sự bất ngờ của nhiều người chơi sinh vật cảnh. Tết Ất Mùi tới, khách xuân có dịp chiêm ngưỡng cận cảnh những hàng cây đào thất thốn Đà Lạt nở hoa sau 3 năm chiết ghép, chăm sóc trưởng thành tại Thung lũng này.   

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Hiệu quả đầu tư mới ở Lạc Dương

VĂN VIỆT
Còn đúng một năm nữa, huyện Lạc Dương sẽ hoàn thành kế hoạch 5 năm (2011- 2015) đầu tư công trên địa bàn. Dù còn nhiều giải pháp tích cực triển khai đồng bộ, chặt chẽ và nhiều công trình cần bổ sung nguồn vốn phù hợp hơn với nhu cầu thực tế, song mục đích chung nhất là trên từng hạng mục hoàn thành đều phải đạt hiệu quả sử dụng cao, góp phần phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Rổ cá ở phố trà

Phóng sự VĂN VIỆT
Lẩn khuất đằng sau những dãy phố trà nhộn nhịp, thơm lừng là đôi ba nhánh rẽ con đường làng len lỏi qua từng ngôi nhà xây xi măng đan xen với từng ngôi nhà gỗ thâm thấp, đã chuyển màu cũ kỹ. Ở bên trong đó, hết đợt rổ cá này đến đợt rổ cá khác cứ nối tiếp “ra lò” rồi úp chồng lên nhau thành tầng, thành lớp để nuôi hy vọng cho cuộc sống vươn lên phía trước… 

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

Rau tốt, hoa tươi từ bàn tay thương tật

VĂN VIỆT
Mang thương tật trên bàn tay vì một mảnh đạn trong chiến tranh, anh Nguyễn Đình Chì, thương binh 4/4 ở thung lũng Nam Thiên, Đà Lạt vẫn cần mẫn ngày ngày cuốc cỏ, cắt cành, tỉa tán cho rau tốt, hoa tươi, đem lại cuộc sống khá giả cho gia đình.

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

“Rau kỷ luật” ở Suối Thông B

VĂN VIỆT
Hơn 20 hộ nông dân ở thôn Suối Thông B, xã Đạ Ròn ( Đơn Dương) tự phân công sản xuất từng loại rau theo thỏa thuận tiêu thụ từ hệ thống siêu thị Sài Gòn. Quy trình sản xuất được kiểm tra nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn VietGAP, nếu hộ nào không tuân thủ sẽ chịu các hình thức “kỷ luật” tương xứng như cảnh cáo, khai trừ…

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Gọi lộc bên nhà

Bút ký VĂN VIỆT
Cầm trên tay một khay bắp hạt, bà Trần Thị Sạ bước ra bên hiên nhà dưới gọi “lộc, lộc, lộc...”, cả chục chú hươu mới trưởng thành chạy ùa ra trước sân chuồng đón mừng một bữa trưa thường nhật. Bỗng có khách lạ vào tham quan, chúng ngơ ngác chạy lùi ra xa. Bà Sạ kể: “ Hồi mới đưa về xã Tân Hà, huyện Lâm Hà này, nuôi nhốt hai chục con hươu (còn gọi là con lộc) trong chuồng nhà mãi đến mấy tháng sau, chúng mới quen dần tiếng gọi, tiếng chân đi của chủ nhà… ”