Ghi chép VĂN VIỆT
Do thị trường riêng lẻ, mỗi trang trại ở Lâm Đồng hiện vẫn sản xuất theo một
chuỗi giá trị sản phẩm đa dạng các loại rau hữu cơ, mang đặc trưng của từng quy
trình phù hợp với điều kiện nguồn vốn, đất đai và các nguồn vật tư, phân bón, vật
liệu khác nhau.
Bởi vậy một khi hộ gia đình nông dân Lâm Đồng cần tiếp cận mô hình, thực hành các quy trình sản xuất hữu cơ đều lúng túng không biết bắt đầu từ đâu.
Chế biến chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh tại chỗ
Tại Trang trại Florama ở xã Đạ Sar,
huyện Lạc Dương, phóng viên còn được trò chuyện với kỹ sư chuyên ngành hữu cơ
nông nghiệp Đài Loan, anh Lee Ting Wei, 41 tuổi mới vừa nhậm chức giám đốc nghiệp
vụ ở “nhiệm sở” này chỉ hơn tuần lễ. Lee Ting Wei đã trải nghiệm qua nhiều môi
trường làm việc về trồng trọt ở các nước Trung Quốc, Malaysia…nhận thấy rằng mỗi
vùng sinh thái có một lợi thế riêng để nâng cao giá trị các loại hoa lợi hữu cơ
quanh năm, trong đó nghĩa vụ chung tay của cộng đồng đóng vai trò quyết định hết
sức quan trọng. Liên hệ sau một tuần lễ hòa mình vào cây trái hữu cơ ở Trang trại
Florama, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, ghi nhận tích cực của Lee Ting Wei là môi
trường sinh thái khá an toàn và trong lành, những đồi thông xung quanh phủ một
màu ngát xanh vừa cung cấp làm giàu thêm lượng ôxy trong không khí vừa làm chức
năng một mái nhà “ấm êm” của những đàn chim sẻ trú ngụ, hàng ngày bay ra bay vào
trong khu nhà kính “hăng hái” bắt sâu bọ gây hại trên lá rau, ngọn cỏ.
Giám đốc hành chính Chăng Khênh Hìn
và Giám đốc nghiệp vụ Lee Ting Wei đưa tôi vào trong một căn nhà kính trung tâm
của Trang trại Florama giữa lúc “các vị khách chim sẻ quý” đang líu lo hót và
khẩn trương đua nhau nhặt côn trùng trên từng luống đất rau. Trông thấy người,
đàm chim sẻ nhỏ bay qua khu nhà kính kế bên, để lại những luống hoa vàng xen giữa
những luống rau sú, cải xanh, cà chua, cà rốt…vừa được “làm sạch” các loại côn
trùng “không mời mà đến”. Đây là cách trồng cây đối kháng xua đuổi dịch hại thường
thấy ở các trang trại rau hữu cơ trên thế giới, nhưng khác ở Florama là quy
trình chăm sóc bằng công nghệ tưới nhỏ giọt hòa tan với phân dê Phan Rang xứ
cát mua về ủ hoai mục tại trang trại. “Phân dê này được đội ngũ kỹ thuật trang
trại chúng tôi xuống từng hộ chăn nuôi ở Phan Rang mua trực tiếp số lượng từ
800- 1.000 bao/năm (mỗi bao 20kg). Qua kiểm nghiệm đều đạt chuẩn phân hữu cơ vì
được thải ra từ đàn dê nuôi cho ăn thực vật hữu cơ, phòng bệnh bằng hoa lợi hữu
cơ, tuyệt đối không dùng thuốc kháng sinh…. ”, Giám đốc nghiệp vụ Lee Ting Wei
cho biết.
Nếu nói sử dụng phân dê hữu cơ trộn với
giá thể xơ dừa, vỏ trấu ở công đoạn đầu tiên của Trang trại Florama thì chính
là khu vực vườn ươm rộng gần 800m2, hàng năm gieo ươm hơn 25 giống
rau và các loại giống cây đối kháng khác để phục vụ cho việc canh tác luân canh
và xen canh tại chỗ. Đến công đoạn tưới nước nhỏ giọt được bơm từ hồ tích nước tự
nhiên (300m2) diện tích mặt nước dẫn về từ khe suối xa, cách trang
trại chừng 500m. Rồi khâu quản lý dịch hại, bên cạnh việc tạo môi trường nhân
đàn thiên địch, Trang trại Florama xây dựng một nhà xưởng 150m2 chế
biến các chế phẩm sinh học để phòng trừ. Ở đây dây chuyền máy móc tự thiết kế,
lắp đặt; vật liệu chế biến gồm mạch đường, cám gạo, giấm…thu mua ở trong nước,
phối trộn với chất men vi sinh đặc biệt đưa về từ Đài Loan.“Để thu hoạch một sản
phẩm rau hữu cơ đưa ra thị trường liên kết đều phải vận hành theo một chuỗi giá
trị gia tăng ngay trong khu vực trang trại của chúng tôi. Nhờ vậy các tổ chức
tư vấn, kiểm nghiệm đến khảo sát, điều tra để cấp Chứng nhận hữu cơ quốc tế đều
đánh giá khá cao về hệ thống dây chuyền khép kín này… ”, Giám đốc hành chính
Chăng Khênh Hìn nhìn lại.
Chuỗi giá trị kéo dài thời gian canh tác hữu cơ
Sản xuất rau hữu cơ so với mặt biển từ
độ cao 1.500m ở Trang trại Florama (Đạ Sar, Lạc Dương) tiến hành quy trình đặc
trưng riêng so với xuống thấp độ cao dưới 1.000m tại Trang trại Tượng Sơn (xã
Hiệp An, Đức Trọng). Phóng viên đến Trang trại Tượng Sơn vào một ngày mưa tháng
8/2018 ấn tượng ngay với khu nhà kính hiện đại theo công nghệ châu Âu, dưới nền
nhà gồm những luống đất mùn đen “nằm kề bên nhau” nuôi dưỡng hơn 140 loại rau hữu
cơ sinh trưởng quanh năm, không khí bên trong khô ráo, mát rượi. Kỹ sư nông
nghiệp trẻ Trương Thị Mỹ Duyên (sinh năm 1995) chỉ đạo kỹ thuật canh tác rau hữu
cơ ở Trang trại Tượng Sơn khái quát: “ Tổng diện tích Trang trại rau hữu cơ Tượng
Sơn khoảng 25.000m2, được cấp Chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ của
châu Âu và Mỹ. Trong đó chia thành 4 khu nhà kính sản xuất khoảng 3.000m2;
khu vực nuôi thiên địch hơn 2.000m2. Diện tích còn lại gồm khu sản
xuất ngoài trời trồng chanh dây, đu đủ, cam, cà rốt, củ hồi, rau thơm…; khu nhà
xưởng bảo quả, chế biến, đóng gói sau thu hoạch, nhà làm việc, sân bãi đậu, đường
giao thông nội bộ ...Mỗi tuần Trang trại xuất bán theo đơn hàng về khu vực thành
phố Hồ Chí Minh 2 lần, khối lượng mỗi lần từ 200- 300kg rau hữu cơ… ”
Khám phá mô hình hữu cơ tại Trang trại
Tượng Sơn nhận biết trước hết là khu nhà kính giá trị đầu tư khá lớn, cao gấp
nhiều lần so với đầu tư xây dựng nhà kính thông thường. Khi vận hành hoàn toàn
tự động điều chỉnh nhiệt độ sản xuất trong nhà kính “tương thích” với sự thay đổi
thất thường của nhiệt độ ngoài trời thông qua hệ thống nhà lưới trắng đóng- mở
bằng thiết bị cảm biến. Đồng thời việc tưới nước phun sương lưu động từ một cỗ
máy Hàn Quốc, bên cạnh vẫn sử dụng tưới thủ công cẩn trọng bằng tay trước khi
thu hoạch. Hấp dẫn nhất đối với phóng viên là được quản lý Trang trại Tượng Sơn
hướng dẫn thưởng thức hoa lợi hữu cơ tại chỗ không chỉ gồm các loại rau cao cấp
đã “định danh” mà còn có nhiều loại rau mới xuất hiện “chỉ một không hai” trên
thế giới. Đó là rau gia vị chocolate, bạc hà, cải xoăn khủng long, ớt siêu cay
“hơi thở của rồng”, cải hoa tuyết, tiểu mạch thảo…Trong đó rau cải hoa tuyết được
tưới bằng nước biển hàng tuần vận chuyển lên từ Phan Rang, nên có vị mằn mặn chuyển
hóa lên từng gân lá khá quyến rũ vị giác.
Cũng theo kỹ sư trẻ Trương Thị Mỹ Diên, để tạo
thành những dòng sản nông sản hữu cơ theo chuỗi giá trị, có xuất xứ địa lý dưới
chân núi Voi thuộc xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, Trang trại Tượng Sơn đã liên tục
nghiên cứu chọn ra giải pháp canh tác tối ưu nhất. Như với nguồn nước tưới phải
khoan sâu đến tầng mạch khoáng; phân bón cơ nhập khẩu từ Nhật đạt chứng nhận hữu;
đất mùn đen được vạn chuyển về từ các khu mỏ khai thác trên địa Lâm Đồng, ủ với
phân trùn quế và phế phẩm nông nghiệp từ 3- 6 tháng rồi đổ đắp lên luống cao từ
30- 40cm mới đưa cây giống rau xuống trồng; hạt giống rau nhập khẩu về đều “thuần
chủng” hữu cơ; phòng trừ sâu bệnh bằng hoa lợi ớt, tỏi, gừng, riềng, nghệ, cam…thu
hoạch và pha chế tại chỗ. Ngoài ra còn trồng những hàng cây phát xạ mùi hương bên
những tảng đá tự nhiên như cây ngải cứu, hương thảo, xô thơm… để dụ nuôi bọ rùa
làm “chiến binh” tiêu diệt côn trùng xâm hại.
“Quy trình sản xuất hữu cơ nghiêm ngặt
như vậy, nhưng so với sản xuất thông thường thì thời gian canh tác mỗi lứa rau ở
Trang trại Tượng Sơn thường kéo dài hơn từ 15 ngày trở lên; năng suất bằng 30-
40% coi như đạt kế hoạch mục tiêu trước mắt rồi... ”, kỹ sư trẻ Mỹ Diên nói rồi
đưa tôi vào trong khu vực mang ủng chân, đội mũ lưới, đeo găng tay vô trùng đến
bên nhân viên Trang trại Tượng Sơn tham quan dây chuyền rửa rau bằng nước lọc chuẩn
sạch, đóng gói, hút chân không và dán nhãn hiệu chứng nhận rau hữu cơ. Mỗi người
một phần việc lặng lẽ, nhịp nhàng. Chiều hôm đó, lượng hàng rau hữu cơ thu hoạch,
sơ chế đưa về cửa hàng của Trang trại Tượng Sơn ở thành phố Hồ Chí Minh khoảng
vài chục ký. Số lượng rau hữu cơ theo chuỗi ở đây vẫn ít ỏi quá, khiến phóng
viên trực tiếp trải nghiệm không có cơ hội mua về nhà một vài ký, nên khách
hàng là người địa phương vẫn chưa thể nghĩ đến cọng rau hữu cơ trong bàn ăn
hàng ngày của mình là điều luôn trăn trở…/.
BÀI 4/ Vùng nguyên liệu rau không hóa chất-
giấc mơ bao giờ ?
THÁNG 9/2018