Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Chủ nhiệm đi bán rau

Ghi chép VĂN VIỆT
Khi lập đông, thời tiết hanh khô là Đà Lạt bắt đầu giai đoạn thu hoạch rau xanh với số lượng hàng ngày tăng đều, tăng liên tục cho đến đầu mùa hạ năm sau. Trên đồng rau mang thương hiệu “Xuân Hương Đà Lạt”, ông Chủ nhiệm đã qua nhiều năm tuổi lục tuần, vẫn nhanh nhẹn mỗi tuần tổ chức thu hoạch, sơ chế cả chục tấn rau an toàn của mình và của xã viên để chất lên xe lạnh chạy ra Bắc, vào Nam, xuống duyên hải miền Trung rồi ngang qua các tỉnh Bắc Tây Nguyên để bán cho hệ thống siêu thị và các chợ đầu mối ngoài trời. Đã mười năm đi bán rau mà điểm lại thấy như mới ngày nào đây thôi, ông Chủ nhiệm một mình đến các siêu thị ở Sài Gòn tìm những người không quen, không biết…

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Tiên cảnh Từ Hy


VĂN VIỆT 
Đi mười lăm cây số từ trung tâm Bắc Kinh theo hướng Bắc, chúng tôi thỏa sức chiêm ngưỡng Cung điện mùa hè với không gian mở của nữ vương quyền Từ Hy Thái Hậu. Cung điện rộng hơn 290 ha, được Từ  Hy chi kinh phí 5 triệu lạng bạc xây dựng từ cuối thế kỷ thứ mười chín, để lại ngày nay là một trong những khu du lịch khám phá lịch sử một triều đại phong kiến nhiều biến cố của Trung Hoa.

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Một năm với “ông nghị nói nhiều”

VĂN VIỆT

Gần hết năm 2012, “ông nghị” Nguyễn Bá Thuyền của Lâm Đồng vừa họp phiên toàn thể Quốc hội về liền đi tiếp xúc cử tri. Xong lại bay ra Hà Nội dự họp với tư cách là Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Rồi sáng sớm hôm sau ở Đà Lạt lại chuẩn bị đi bàn giao căn nhà tình nghĩa…Tôi rất khó khăn nhiều lần mới “chặn” hẹn được “ông nghị” Thuyền ngồi tiếp chuyện gần hết một buổi chiều Đà Lạt lập xuân.

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Người dĩ vãng

VĂN VIỆT

Bảy mươi lăm năm định cư ở đường Phan Đình Phùng, Đà Lạt, ông trở thành người “xưa nay hiếm” với tuổi cửu thập vẫn minh mẫn khi nhắc về thời dĩ vãng. Ông là Hồ Út, vừa là người chủ vừa là người thợ của tiệm giày Hồ Út- tiệm giày kỳ cựu nhất còn lại của Đà Lạt một trăm mười lăm năm.

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

7 ngày tết quê

Võ Văn Việt
Ngày 26 Tết Quý Tỵ ( ngày 06/02/2013), tôi về quê tôi ở xóm Thái Thạnh, thôn Chánh Thạnh, xã Nhơn Hưng, huyện An nhơn, tỉnh Bình Định ( nay là Tổ Dân phố, Khu Phố, Phường, Thị xã...). Trở lại Đà Lạt vào ngày Mùng 4 Tết ( ngày 13/02/2013), lòng vẫn dâng dâng những bồi hồi...

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

Người đàn ông “giam mình” với chiếc máy gieo hạt

VĂN VIỆT
Đầu năm 2012, khách hàng nhà nông hết sức ngạc nhiên khi biết được nhiều sản phẩm máy gieo hạt tự chế tạo của một người đàn ông “giam mình” ở thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng, được bình chọn là sản phẩm “công  nghiệp nông thôn tiêu biểu” từ cấp huyện đến cấp tỉnh Lâm Đồng.

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

“Xanh và tươi” ở Trường Sa

Kỳ 2/ Nâng cao chất lượng cuộc sống 
VĂN VIỆT
 Việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất xây dựng mô hình “xanh và tươi ” ở quần đảo Trường Sa còn căn cứ vào nguồn Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình và kỹ thuật trồng rau năng suất cao cho quần đảo Trường Sa” được triển khai từ tháng 11/2006, hoàn thành vào tháng 8/2008, cũng do Tiến sĩ Ngô Quang Vinh là đồng Chủ nhiệm với một nhà khoa học thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt- Nga, Chi nhánh phía Nam thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân. Kết quả Đề tài đã nghiên cứu và hướng dẫn bộ đội, nhân dân trồng thành công hơn 10 giống rau trong nhà lưới, nhà kính, trồng trên giá thể, đạt năng suất thu hoạch mỗi tháng từ 2-3kg/mét vuông. Ngày 03/11/2008, Đề tài được Hội đồng Khoa học Công nghệ, Quân chủng Hải quân nghiệm thu xếp loại Giỏi. Đến năm 2010, Đề tài đoạt giải Nhất Hội thi sáng tạo thành phố Hồ Chí Minh và giải Khuyến Khích Hội thi sáng tạo toàn quốc.

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

“Xanh và tươi” ở Trường Sa


Kỳ 1, Những chuyến khảo sát


VĂN VIỆT
Liên tục gần 6 năm với 6 chuyến hải trình nghiên cứu, khảo nghiệm về khí hậu, thổ nhưỡng trên quần đảo Trường Sa, Tiến sĩ Ngô Quang Vinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khoai tây, rau và hoa Đà Lạt, đã cùng với nhiều nhà khoa học trong nước trồng thành công hàng loạt giống rau xanh và nuôi sinh sản nhiều giống vật nuôi trên 7 đảo lớn, nhỏ, mở ra hy vọng về khả năng tự túc tại chỗ nhu cầu thực phẩm “xanh và tươi” hàng ngày của quân và dân giữa vùng biển biên cương của Tổ Quốc.

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

Xanh xanh bồ công anh

Bút ký VĂN VIỆT
Ở Lâm Đồng có hai loài bồ công anh “đặc hữu”: Hoa bồ công hoang dại quanh năm nở hai màu hoa vàng rực và trắng xám; rau bồ công anh xanh xanh quanh năm làm thực phẩm và làm trà thảo dược “canh giữ” sức khỏe cho con người. Hoa bồ công anh đã quen biết nhiều người phương xa vì hoa định cư ở phố núi Đà Lạt nổi tiếng; còn rau bồ công anh phải xuống đèo Prenn khoảng 35 cây số nữa mới gặp các thửa vườn xanh xanh giữa cánh đồng xanh, bên hồ thủy điện xanh ở thôn R’Chai 2, xã Phú Hội, Đức Trọng đã luân canh hơn bốn năm trời.

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Đào Nhật Tân phủ hồng Nam Ban

VĂN VIỆT
Tết Quý Tỵ này, “cánh đồng” hoa đào Nhật Tân của nông dân Chu Đức Lợi tiếp tục “phủ hồng” 3,5 sào đất giữa thị trấn Nam Ban, Lâm Hà. Nhìn lại đã mười mấy năm, ông Chu Đức Lợi vẫn lặng lẽ một ước vọng mở rộng vùng chuyên canh giống hoa đào Nhật Tân, Hà Nội trên nhiều vùng đất của cao nguyên Lâm Đồng.