VĂN VIỆT
Huyện Di Linh, Lâm Đồng hiện có hơn 400
già làng sinh hoạt trên 74 tổ già làng thôn buôn và 14 ban đại diện già làng ở
xã. Qua 5 năm hoạt động đã nổi bật ngày càng nhiều tấm gương sáng già làng về
phát triển kinh tế gia đình, vận động cộng đồng dân cư thực hiện tốt những chủ
trương của Đảng, chính sánh pháp luật của nhà nước.
Bà
Ka B’Res, Phó chủ tịch Mặt trận huyện Di Linh khái quát : Huyện Di Linh có 20
dân tộc thiểu số với hơn 8.400 hộ, chiếm khoảng 36% dân số toàn huyện. Những
năm gần đây, vai trò của già làng không ngừng được phát huy khá hiệu qua và
thiết thực. Như già làng các xã Gung Ré, Bảo Thuận, Gia Bắc, Sơn Điền, Tam
Bố…đã tham gia hòa giải thành các vụ tranh chấp, xích mích trong cộng đồng dân
cư; đồng thời khuyên bảo gia đình, dòng tộc chấm dứt phát nương làm rẫy, dứt khoát
không nghe lời kẻ xấu xúi giục…Mặt khác, nhiều già làng cũng kiên quyết đấu
tranh phòng chống các hành vi phạm pháp trên địa bàn; đưa ra kiểm điểm trước
dân nhiều thanh thiếu niên hư hỏng, tụ tập băng nhóm quậy phá, đua xe trái
phép…Điển hình già làng ở thôn 5, xã Liên Đầm đã cảm hóa thành công hơn 10
thanh thiếu niên vi phạm pháp luật.
Đến
nay 14 xã có đa số đồng bào thiểu số sinh sống trong huyện Di Linh đã tổ chức
ra mắt gần 60 thôn buôn văn hóa. Tỉ lệ gia đình đồng bào thiểu số đạt gia đình
văn hóa hàng năm trên 75%. Nhiều gia đình đạt gia đình văn hóa cấp huyện liên
tục như gia đình cụ K’Bung ở xã Đinh Trang Hòa, cụ K’Brop ở xã Gung Ré, cụ K’Lía ở xã Tân Châu…Đặc biệt
nhiều gia đình già làng đã cùng với bà con dân làng tích cực áp dụng khoa học
kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp. Ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương hộ
gia đình già làng sản xuất giỏi như: K’Tài, K’Brẻo ( xã Tam Bố); K’Sang, K’Bẻo
( xã Tân Nghĩa), K’Lếu, K’Bê ( xã Tân
Châu), K’Brên, K’Bảy ( xã Tân Thượng), K’Brốp, K’Sen ( xã Gung Ré), K’Bèo,
K’Jệp ( xã Liên Đầm), K’Bung, K’Tôn (xã Đinh Trang Hòa), K’Mẻo ( xã Gia Bắc),
K’Giêng ( xã Sơn Điền)…
Già
làng K’Lếu, Trưởng Ban già làng xã Tân Châu – xã anh hùng lao động trong thời
kỳ đổi mới - cho biết : xã Tân Châu có 45 già làng tiêu biểu được suy tôn trên
5 thôn trong xã. Trong đó hiện có khoảng 10 hộ gia đình già làng trồng cà phê
thu nhập hàng năm thuộc hàng tỉ phú. Đó là hộ gia đình già làng K’Đếp, trồng 10
ha cà phê, đạt tổng sản lượng hàng năm trên dưới 25 tấn cà phê nhân. Hộ K’Đếp đã
xây dựng căn nhà ở của gia đình trị giá hơn 01 tỷ đồng. Và đó là hộ gia đình
già làng K’Lệch, canh tác trên 5 ha cà phê, thu nhập trên dưới mười lăm tấn cà
phê mỗi năm; xây được căn nhà lầu có giá trị hơn 02 tỷ đồng.
Già làng K’Lệch
còn tự nguyện giúp vốn vay cho bà con quanh vùng không lấy lãi. Hàng năm có
trên dưới 10 hộ nông dân vay tiền già làng K’Lệch để đầu tư sản xuất từ 10
triệu đồng đến 20 triệu đồng mỗi hộ. Không phụ tấm lòng thơm thảo của già làng
K’Lệch, những hộ vay tiền đã luôn sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả. Hộ nào cũng
trả tiền gốc vay đúng hạn hàng năm rồi được già làng K’ Lệch cho vay lại theo
nhu cầu.
Phó Bí thư Huyện ủy Di Linh, Lâm Đồng, ông
Nguyễn Khắc Quyển đánh giá cao vai trò, uy tín của già làng trong thời gian
qua. Từ những tấm gương sáng của già làng đã góp phần xây dựng đời sống kinh
tế- xã hội ở địa phương nói chung, đời sống bà con dân tộc thiểu nói riêng ngày
một phát triển đi lên./.
Tháng 7/2008