VĂN VIỆT
Hàng năm bình xét công khai trên từng cụm dân cư, thôn
Măng Lin, phường 7, Đà Lạt đã chọn mặt gửi gần 288 ha rừng phòng hộ Tà Nung cho
12-13 hộ gia đình đồng bào thiểu số địa phương nhận quản lý, bảo vệ, đạt kết quả
giữ tỷ lệ phủ xanh của rừng từ 70- 80%.
Ông
Nguyễn Văn Dần, Trưởng Phòng Quản lý và bảo vệ, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tà
Nung, Đà Lạt cho biết, việc giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho đồng bào thiểu số
Măng Lin, phường 7, Đà Lạt được triển khai hơn 5 năm qua.
Theo đó, mỗi năm Ban ký hợp đồng một lần với 12- 13 hộ gia đình nhận quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ với tổng diện tích từ 240 ha đến gần 288 ha, thuộc địa bàn phường 7, Đà Lạt.
Theo đó, mỗi năm Ban ký hợp đồng một lần với 12- 13 hộ gia đình nhận quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ với tổng diện tích từ 240 ha đến gần 288 ha, thuộc địa bàn phường 7, Đà Lạt.
Rừng
giao khoán chiếm tỷ lệ 80% là rừng thông và 20% là rừng lá rộng. Rừng thông chủ
yếu là rừng thông tự nhiên với hơn 70%; còn lại 30% là rừng thông trồng. Để được
nhận khoán giữ rừng, từng hộ gia đình ở đây phải trải qua nhiều vòng bình xét từ
xóm, thôn đến phường và Ban với các cơ quan chức năng của ngành lâm nghiệp địa
phương cùng phối hợp.
Ông
Cil K’Ba, Trưởng thôn Măng Lin kiêm Tổ trưởng Tổ Quản lý và bảo vệ rừng, cho biết
thêm: Những hộ được bình xét ký hợp đồng
nhận quản lý bảo vệ rừng là những hộ nghèo khó nhất, những hộ thực sự đáp ứng
các yêu cầu về lao động giữ rừng, ký cam kết chịu trách nhiệm cao nhất trên diện
tích rừng được giao– nếu để rừng xảy ra những tác động trái phép dù nhỏ nhất. Tính
đến hợp đồng có hiệu lực đến hết năm 2012, toàn thôn Măng Lin có 13 hộ/98 hộ
gia đình đồng bào thiểu số nhận quản lý bảo vệ gần 288 ha rừng phòng hộ Tà
Nung, Đà Lạt, trong đó có 5 hộ thuộc diện thiếu đất nông nghiệp sản xuất. Nhận
rừng ở đây với mỗi hộ nghèo nhất có 3- 4
nhân khẩu, chỉ đang sản xuất từ 01 sào đến 02 sào cà phê; mỗi hộ ít khó khăn nhất
cũng chỉ mới có đất sản xuất cà phê từ 03 sào đến 04 sào. Đặc biệt có 7 hộ được xét giao rừng là 7 hộ có
diện tích cà phê bị giải tỏa vì lấn chiếm rừng đặc dụng Lâm Viên trước đây. Hộ
gia đình lấn chiếm và bị giải tỏa với diện tích nhiều nhất là 3.000mét vuông; lấn
chiếm bị giải tỏa ít nhất là 200 mét vuông; thời gian lấn chiếm từ năm 2008 đến
năm 2010. “ Ban đầu có nhiều ý kiến khác nhau về việc giao rừng cho những hộ
gia đình đã lấn chiếm rừng trước đây. Sau đó cùng nhau mở rộng phân tích, xem
xét hoàn cảnh khó khăn, điều kiện lao động hiện có khả năng giữ rừng hiệu quả của
từng hộ gia đình đã lấn chiếm đất rừng trồng cà phê trước đây, nên kết quả cuối
cùng đã có phần đông ý kiến của người dân thông qua bình xét…. ”- Thôn trưởng
Măng Lin, ông Cil K’Ba kể lại.
Tổ
Quản lý và bảo vệ rừng phòng hộ Tà Nung của ông Cil K’Ba phụ trách, được chia
thành 2 nhóm ( nhóm 6 người và nhóm 7 người), hàng ngày tổ chức tuần tra trên 2
tiểu khu nối liền với nhau. Phương tiện đi giữ rừng chủ yếu bằng xe máy tự
trang bị, khoảng cách khu rừng nhận giữ gần nhất tính từ khu dân cư Măng Lin
khoảng 800mét; xa nhất đến 8 cây số. Ngày bình thường, thời gian tuần tra rừng
từ 8 giờ sáng đến 15-16 giờ chiều, mỗi người mang theo cơm ăn trưa giữa rừng và
điện thoại cầm tay giữ liên lạc. Ngày cao điểm phòng chống cháy rừng, đi tuần
tra từ 6 giờ sáng đến 17- 18 giờ chiều.
Còn đột xuất thì bất kể giờ nào trong
ngày hoặc đêm, khi nhận lệnh thì cấp tốc có mặt ở khu rừng được giao để thực
thi nhiệm vụ. Nhờ bám sát địa bàn rừng nên hơn 01 năm qua, người đồng bào thiểu
số giữ rừng ở Măng Lin, Đà Lạt đã kịp thời lập biên bản ngăn chặn, răn đe 02
trường hợp tái lấn chiếm 03 sào đất rừng để đào hố trồng cà phê. Từ đầu năm
2012 đến nay, trên gần 288 ha rừng phòng hộ đã nhận nói trên, không xảy ra thêm
một trường hợp nào xâm phạm cây rừng, đất rừng.
Trên
diện tích rừng phòng hộ Tà Nung nhận quản lý, bảo vệ, trung bình mỗi hộ đồng
bào thiểu số Măng Lin đảm trách 20 ha rừng, phải được nghiệm thu kết quả giữ rừng
hàng tháng, rồi tổng hợp hàng quý mới được nhận tiền một lần. Hội đồng nghiệm
thu gồm đại diện đơn vị chủ rừng, đơn vị kiểm lâm, cán bộ lâm nghiệp phường, tổ,
nhóm quản lý, bảo vệ rừng. Mỗi hộ được nghiệm thu giữ rừng đạt yêu cầu được nhận
tất cả 300ngàn đồng/ha/năm, gồm tiền giao khoán quản lý, bảo vệ rừng và tiền chi trả
dịch vụ môi trường rừng. “ Nhờ giữ rừng đạt kết quả nghiệm thu tốt, 5 năm qua,
đã có trên dưới 10 hộ gia đình đồng bào thiểu số Măng Lin, Đà Lạt có thêm thu
nhập để thoát nghèo…”- Thôn trưởng kiêm Tổ trưởng Tổ Quản lý và bảo vệ rừng
Măng Lin, ông Cil K’Ba tâm sự./.
*Tháng 4/2012