VĂN VIỆT
Một tháng qua, lần lượt nhiều con “ bê
Heifer” được sinh ra “tròn trịa” ở xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà, đã dự báo khả quan
về hướng xóa nghèo nhanh, xóa nghèo bền vững ở địa phương này.
Tại
hộ gia đình ông Tạ Đình Hương ở khu vực trung tâm xã Gia Lâm, có một con bò mẹ
đã đẻ ra một con bê con gần một tháng tuổi. Bên con bê con lông mượt óng vàng,
ông Hương ước lượng bê đang lớn nặng trên dưới 10 kg.
Con con bò cái mẹ sinh
con xong vẫn còn nặng hơn 01 năm trước trên dưới 70 kg. Ngày đầu nhận bò vừa
nuôi, hộ ông Hương cũng như những hộ gia đình khác, lo lắng nhất là khí hậu,
môi trường rừng núi Gia Lâm, Lâm Hà có sớm thích nghi được giống bò lai sind
của Heifer hay không. Trong khi quy đổi thành tiền mỗi con bò cái này giá gần
6,5 triệu đồng – một khoản vốn đầu tư không nhỏ đối với mỗi hộ gia đình nghèo.
Cộng thêm nữa là các khoản vay hỗ trợ hàng triệu đồng mỗi hộ để xây dựng chuồng
trại, trồng cỏ và chăn nuôi gà, vịt, giun quế….
Việc
đầu tiên, hộ gia đình ông Hương xây dựng chuồng trại đúng theo quy cách của
Heifer. Bò đưa về được tiêm phòng đủ liều lượng thuốc, đúng định kỳ chỉ
dẫn.Tiếp theo chọn 500 mét vuông bên bờ ao trong vườn để trồng giống cỏ sữa của
Heifer. Bên cạnh nguồn thức ăn từ cỏ trồng, những lúc chăn thả bò ăn cỏ tự
nhiên ngoài đồi rừng, ông Hương lưu ý chọn những nơi “cỏ sạch” hoàn toàn, cách
xa các khu vực sản xuất nông nghiệp có bơm thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả hàng
ngày chăm nuôi, theo dõi từng trạng thái biến đổi của bò, đến nay hộ ông Hương
đã đúc kết kinh nghiệm là phải cho bò ăn cỏ sữa độ già, đủ độ héo nhất định.
Không nên cho bò ăn cỏ còn non hoặc cỏ cắt vào buổi sáng của những ngày mưa
dầm, vì cỏ ẩm ướt như vậy rất dễ phát sinh bệnh “chướng hơi dạ cỏ” của bò.
Với
hộ ông Tạ Hồng Đước thì còn nuôi chung 01 con bò cái Heifer với 02 con bò lai
sind của gia đình mua tự do ở các hộ khác trong xã. Ban ngày chăn thả trên
những bãi cỏ giữa rừng, chiều tối lùa về chuồng và cho bò ăn cỏ sữa cắt từ 1
sào đất trồng trong vườn. “Ngày nào, gia đình tôi cũng quét dọn chuồng trại bò,
đảm bảo vệ sinh môi trường. Những buổi trưa nắng, tôi còn dắt bò xuống suối tắm
thật lâu… ”- ông Đước nói. Kết quả, con bò cái Heifer của ông Đước đang mang
bầu 01 tháng, căng đầy các khối cơ thịt. Hoặc như hộ ông Nguyễn Sỹ Lượng không
chỉ nuôi 01 con bò cái Heifer đang mang bầu 5 tháng, mà còn nuôi 01 con bò đực
Heifer giống khá đạt, nặng từ 2 tạ tăng lên 3 tạ sau gần một năm chăn nuôi. Ông
Lượng cho biết, con bò đực của gia đình ông trước khi cho đi phối giống với bò
cái dự án Heifer trong xã Gia Lâm, đều được “tẩm bổ” thêm hột gà, bột bắp…nên
đã tạo ra các con “bê” đạt yêu cầu đặt ra…
Được
biết, Heifer là tổ chức phi chính phủ ở Mỹ, có chức năng hỗ trợ những “phương
tiện” cho nông dân nghèo khá nhiều nước trên thế giới tự sản xuất và tự cải
thiện đời sống gia đình. Từ tháng 7. 2008, trong chương trình hỗ trợ vật nuôi ở
Việt Nam, xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà là một trong những địa phương được Heifer
chọn cung cấp 63 con bò giống ( gồm 60 con bò cái và 3 con bò đực) cho 60 hộ
nghèo phát triển chăn nuôi. Cùng lúc với 60 hộ dân nghèo thiết lập xong hợp
đồng với tổ chức Heifer, Ban Quản lý dự án Heifer xã Gia Lâm cũng đã chính thức
thành lập và đi vào hoạt động do chủ tịch xã làm trưởng ban.
Theo hợp đồng giữa
tổ chức Heifer với từng hộ chăn nuôi ràng buộc trong vòng 36 tháng, Heifer có
trách nhiệm hỗ trợ con giống cho hộ chăn nuôi không tính giá trị lãi suất. Sau
36 tháng, hộ chăn nuôi phải giao lại con bò cái cho Heifer do chính con bò đầu
tiên đã sinh ra. Bò cái giao mới phải có trọng lượng bằng con bò cái lúc nhận
về chăn nuôi. Sau đó, Heifer sẽ tiếp tục cung cấp con bò cái mới này cho hộ
nghèo khác ở địa phương.
Như
vậy với chiều hướng đang phát triển khả quan như hiện nay, khoảng 02 năm nữa,
đàn bò sinh sản Heifer sẽ tiếp tục nhân đàn lên gấp đôi, gấp ba ở xã Gia Lâm,
Lâm Hà, từ đó mở ra nhiều triển vọng “tăng tốc” phát triển kinh tế chăn nuôi hộ
gia đình ở vùng đất này./.
Tháng
12/2008