VĂN VIỆT
Để đạt chuẩn nông thôn mới cấp tỉnh Lâm
Đồng vào năm 2020, mỗi năm xã An Nhơn, huyện Đạ Tẻh sẽ huy động sức dân đóng
góp từ 0,5 tỷ đồng đến 01 tỷ đồng để cùng với nhà nước nâng cấp cơ sở hạ tầng,
phát triển sản xuất. Qua các cuộc họp nhân dân trong xã An Nhơn đều nhận được
sự đồng thuận triển khai đề án này.
An
Nhơn, Đạ Tẻh có nhiều lợi thế về sản xuất nông nghiệp với vùng chuyên canh lúa
chất lượng cao, các cây trồng dài ngày, các cây màu khác cùng với việc phát
triển chăn nuôi gia súc gia cầm. Tổng sản lượng lương thực năm 2009 hơn 7.600
tấn, tăng 6.1% so với năm 2008. Giá trị sản xuất 01 ha hiện đạt trên 40 triệu
đồng/năm. Bước phát triển kinh tế đến năm 2020, trong tổng mức đầu tư phát
triển sản xuất hơn 26,2 tỷ đồng có sức dân đóng góp cùng với các nguồn vốn hỗ
trợ khác gần 24,6 tỷ đồng; còn lại tất cả là nguồn vốn nhà nước. Với tổng nguồn
vốn này, mỗi năm An Nhơn sẽ phát triển 50ha- 60ha lúa chất lượng cao ( sản xuất
3 vụ/năm) trên các cánh đồng thôn 4A, 4B, 6, 7, 8. Ở các thôn 1, 2, 3, 5A, 6 sẽ
chuyển đổi 150 ha diện tích lúa 2 vụ sang trồng thêm 01 vụ bắp hoặc những cây
màu khác. Ở khu vực các thôn Tố Lan, thôn 3, 4B, 5A, 5B, 7, chuyển đổi 20 ha
vườn điều, vườn tạp kém hiệu quả sang trồng cây cao su. Với chăn nuôi gia súc,
gia cầm và thủy sản, bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước hớn 1,25 tỷ đồng,
nhân dân đóng góp gần 1,6 tỷ đồng để sind hóa 1.000 con trâu bò và 4.500 con
heo. Đồng thời phát triển đa dạng mô hình nuôi trồng thủy sản trên 200 ha trên
các thôn 4A, 4B, 5A, 5B, 7, Tố Lan. Đó là các mô hình nuôi cá như :nuôi trong
ao hồ nhỏ, nuôi ở hồ chứa nước các công trình thủy lợi, nuôi ở ruộng trũng xen
với trồng lúa. Với việc chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng rừng kinh tế để
giao cho hộ gia đình quản lý và bảo vệ, nhân dân xã An Nhơn đóng góp cùng với
các nguồn vốn khác hơn 2,5 tỷ đồng ( nhà nước hỗ trợ hơn 1,26 tỷ đồng), đến năm
2020 trồng gần 253 ha rừng sao dầu, tầm vông, tràm, điều; trồng ca cao dưới tán
rừng. Tương tự với việc phát triển ngành nghề nông thôn như đan lát, may thêu,
chế biến nông sản, nhân dân đóng góp khoảng 3 tỷ đồng cùng với nguồn vốn nhà
nước hỗ trợ, sẽ giảm còn 40% lao động trong độ tuổi làm việc trên lĩnh vực
nông, lâm, ngư nghiệp; mua về gần 10 máy gặt đập liên hợp, máy sấy lúa cho nông
dân. Ngoài ra, xã An Nhơn sẽ phát triển từ 3- 5 trang trại sản xuất, chăn nuôi kết
hợp với trồng rừng bằng nguồn vốn nhân dân đầu tư 1,8 tỷ đồng và nhà nước hỗ
trợ là 0,5 tỷ đồng.
UBND
xã An Nhơn, Đạ Tẻh cho biết thêm: hệ thống giao thông nông thôn trong xã An
Nhơn hiện phân bổ chưa hợp lý đối với những đoạn đường đạt tiêu chuẩn nông thôn
mới. Trong khi những đoạn đường lầy lội thường phân bổ ở những khu vực dân cư
nghèo, không thể huy động sự đóng góp tại chỗ. Bởi vậy, để có kinh phí cùng với
nhà nước xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông nông thôn mới, xã An Nhơn sẽ tạo
quỹ đối ứng được đóng góp từ những gia đình có thu nhập trung bình và khá trên
toàn địa bàn. Để xây dựng đạt tiêu chí giao thông nông thôn đến năm 2020, xã sẽ
tranh thủ các nguồn vốn của nhà nước và các chương trình dự án đầu tư khác
khoảng gần 29,7 tỷ đồng; nhân dân tự nguyện đóng góp bằng tiền mặt và hiến đất
thành tiền gần 2,08 tỷ đồng.
Lúc đó, đường giao thông liên thôn 1-3 dài 3,42km
sẽ thành nhựa liên xã. 5 tuyến đường trục chính xã, liên thôn nâng cấp mới
thành đường cấp 5 và cấp 6 miền núi với tổng chiều dài 8,454 km. Đường trục ngõ
xóm sạch dài 3,33km được nhựa hóa hoặc bê tông hóa theo tiêu chuẩn loại A, B
miền núi. Đường trục chính nội đồng dài 14,16km cũng sẽ trở thành đường miền
núi cấp 5, cấp 6…
Với
những mục tiêu huy động sức dân cùng làm với nhà nước đến năm 2020, xã An Nhơn,
Đạ Tẻh sẽ đạt thu nhập bình quân đầu người tăng 1,3 lần so với mức thu nhập
bình quân chung của tỉnh; số hộ nghèo chỉ còn dưới 7%. Với quyết tâm chung của
đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể chính và nhân dân xã An Nhơn sẽ triển khai
những bước đi phù hợp, đạt và vượt chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2020
và định hướng năm 2030./.