VĂN VIỆT
Tiếp xúc với báo chí nhân dịp Đà Lạt
được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I, ông Đoàn Văn Việt, Chủ
tịch UBND thành phố Đà Lạt nói rằng trọng tâm phát triển đô thị trong năm 2009-
2010 là tập trung quy hoạch chi tiết các
khu chức năng trong thành phố, kết hợp với việc đầu tư xây dựng đồng bộ kết cầu
hạ tầng. Đây là cơ sở pháp lý để tăng cường công tác quản lý kiến trúc đô thị
một cách hữu hiệu hơn.
Đến
khu dân cư mới đường Nguyễn Văn Trỗi -
Phan Đình Phùng, Đà Lạt cảm nhận được một trật tự kiến trúc khá hài hòa.
Khu quy hoạch này được phê duyệt trên diện tích 01 ha, ba mặt đông – nam - bắc
giáp khu dân cư đường Nguyễn Văn Trỗi; mặt hướng tây còn lại giáp khu dân cư
Phan Đình Phùng. Hệ thống đường giao thông thảm nhựa cơ bản đã hoàn thành:
Đường giao thông chính từ đường Phan Đình Phùng đi vào khu quy hoạch với lộ
giới rộng 6,50 mét. Đường giao thông nội bộ rộng từ 3m đến 3,5m. Những căn nhà liên kế có sân vườn, diện tích
mỗi lô đất xây dựng từ 80 mét vuông đến 125mét vuông. Tổng số có 21 lô đất đã
và đang xây dựng theo chỉ tiêu kiến trúc với mật độ nhà liên kế có sân vườn
dưới 80%, tầng cao công trình không quá 3 tầng. Bên cạnh đó có dãy nhà chung cư
xây dựng không quá 5 tầng. Mái nhà chung cư và nhà liên kế đều phải lợp ngói
hoặc lợp tôn mạ màu. Với khu vực dành cho xây dựng công viên cây xanh, bãi đậu
xe, hội trường khu phố, tạo không gian khoáng đạt cho khu dân cư. Ngoài ra khu
quy hoạch còn được lắp đặt mới trạm biến áp công suất 200KVA; hệ thống thoát
nước ngầm được xử lý qua bể tự hoại trước khi thoát ra đường mương cống chung
của khu vực.
Từ
công tác xây dựng và quản lý kiến trúc theo quy hoạch, những năm gần đây thành
phố Đà Lạt đã hình thành khá nhiều khu dân cư mới theo các quy hoạch đã được
phê duyệt như khu quy hoạch Nguyễn Văn Trỗi – Phan Đình Phùng nêu trên. Khu nhà
ở tư nhận khu vực đường Trần Phú giáp với đường hẻm Công ty Apex và khu dân cư
đường Bà Triệu là một ví dụ nữa. Đến nay khu dân cư đang ổn định và phát triển
hoạt động thương mại, dịch vụ của người dân. Tùy theo điều kiện của từng hộ gia
đình, khu kiến trúc này cho phép tồn tại nhà song lập bên cạnh nhà biệt lập.
Nhà xây không quá hai tầng cao, lợp mái ngói, trải dài theo triền dốc khá đặc
trưng của phố núi Đà Lạt. Hoặc như các khu dân cư đặc trưng khác đã và đang
hoàn thành theo quy hoạch như : khu dân cư dọc theo hệ thống xử lý nước suối hạ
lưu Hồ Xuân Hương đến thác Cam Ly. Và đó là các khu dân cư Nguyễn Lương Bằng (
giáp giới khu chợ nhỏ đường Phan Đình Phùng); khu dân cư đường Hoàng Văn Thụ - Lê
Hồng Phong; khu dân cư Hải Thượng..Những điểm nhấn kiến trúc cao tầng cũng đã
và đang hoàn thành như khu thương mại Phan Chu Trinh, siêu thị Phan Đình Phùng,
khách sạn Sam My, khách sạn Sài Gòn – Đà Lạt. Và đang khởi động các khu quy
hoạch mới với phạm kiến trúc tập trung ở không gian rộng lớn như công viên Bà
Huyện Thanh Quan, công viên văn hóa và đô thị chạy dọc theo thung lũng giữa
đường phố Bùi Thị Xuân và đường phố Đinh Tiên Hoàng; khu Trung tâm văn hóa thể
thao trên đường xô viết Nghệ Tĩnh; quy hoạc mới quảng trường trung tâm thành
phố…
Với
khoảng 1.500 biệt thự xây dựng theo kiến trúc Pháp từ thế kỷ 19, Đà Lạt đã thu
hút các nhà đầu tư đã và đang đầu tư tôn tạo, phát triển du lịch, tôn lên vẻ
đẹp của bảo tàng kiến trúc Đà Lạt khoảng hơn trăm biệt thự . Nổi bật là các khu
resort Hoàng Anh- Gia Lai; khu biệt thự Lê Lai, khu biệt Trần Hưng Đạo; các khu
dinh thự cũ của Bảo Đại, Trần Lệ Xuân…Đây là những khoảng không gian kiến trúc
bất kiến tạo mới.
Với
những khu dân cư có nhà ở lâu đời vẫn được xây dựng mới nếu phù hợp với quy
hoạch hiện thời. Việc cấp phép xây dựng được đổi mới theo cơ chế một cửa, nhanh
chóng và thuận lợi cho người dân. Bên cạnh đó chính quyền Đà Lạt đã áp dụng các
biện pháp chế tài nghiêm minh đối với những trường hợp xây dựng không phép;
hoặc xây vượt tầng, vượt diện tích cho phép, xây trên đất nông nghiệp…Bởi vậy
không gian đô thị Đà Lạt đã và đang phát triển theo trật tự quy hoạch thông qua
các biện pháp quản lý nhà nước từ thành phố đến cơ sở./. THÁNG 7/2009