VĂN VIỆT
Bí
thư xã Hoài Đức ( Lâm Hà ) cho biết, khoảng 100 hộ nông dân xã này đã, đang duy
trì có hiệu quả làng nghề nấu rượu Cát Quế. Hộ sản xuất nhiều nhất mỗi ngày “ra
lò” từ 70 lít đến 80 lít rượu.
Hộ sản xuất
ít nhất từ 40 lít đến 50 lít rượu mỗi ngày. Sản phẩm rượu gồm nhiều loại với
giá bán mỗi lít từ 10 ngàn đồng đến 20 ngàn đồng. Việc chế biến rượu Cát Quế ở đây
chủ yếu theo sự đặt hàng trước của người tiêu dùng, của các thương lái buôn bán
nhỏ ở huyện Lâm Hà. Đã có nhiều thương lái trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng đặt mua
rượu Cát Quế thường xuyên, với số lượng lớn, nhưng người sản xuất chưa nhận lời.
Mặc dù mỗi lít rượu bán ra tại chỗ kiếm lời ít nhất 01 ngàn đồng, nhưng người sản xuất rượu xã Hoài Đức chưa thể ký những hợp đồng lớn. Họ tập trung vào cây dâu con tằm và cây chè, cây cà phê…I thu nhập lớn hơn gấp nhiều lần. Việc sản xuất số lượng rượu nói trên cốt yếu để giữ nghề không bị mai một.
Mặc dù mỗi lít rượu bán ra tại chỗ kiếm lời ít nhất 01 ngàn đồng, nhưng người sản xuất rượu xã Hoài Đức chưa thể ký những hợp đồng lớn. Họ tập trung vào cây dâu con tằm và cây chè, cây cà phê…I thu nhập lớn hơn gấp nhiều lần. Việc sản xuất số lượng rượu nói trên cốt yếu để giữ nghề không bị mai một.
Rượu
Cát Quế có xuất xứ từ xã Quế Dương, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Người Hoài Đức,
Hà Tây vào Lâm Đồng lập nghiệp vào những năm “tám mươi” của thế kỷ trước, tập
trung khai hoang, vỡ đất đông nhất ở xã Hoài Đức, Lâm Hà bây giờ. Họ đến đây và
mang theo “bí truyền” về kỷ thuật chưng cất rượu, tạo men rượu đặc trưng … mang
“thương hiệu” rượu Cát Quế, Lâm Hà khá hấp dẫn người tiêu dùng trong và ngoài địa
phương Lâm Đồng.