Ghi chép VĂN
VIỆT
Bây giờ ở ngã ba Đường Tình thuộc địa phận xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương,
Lâm Đồng nhộn nhịp ngày đêm. Không chỉ có đường nhựa liên tỉnh 723 chạy qua, mà
đang hối hả công trường đắp đập, chặn dòng suối Đa Khai, dẫn tuyến kênh thủy
năng, lắp đặt các tổ máy phát điện…Nay mai giữa ngập đầy ánh điện nơi đây còn
mở cửa một miền du lịch sinh thái.
Ngã ba Đường Tình chỉ cách
trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 25 cây số đường nhựa, nhưng đến suối Đa Kha
mất thêm 15 cây số đường rừng. Vào đây một ngày đầu tháng Tư năm nay, đường
rừng đã mở rộng với lớp trải đá dăm đỡ bớt gập ghềnh. Anh Phạm Đình Đào, Phó
giám đốc Ban Quản lý dự án thủy điện Đa Khai nói con đường rừng là hạng mục xây
dựng khởi động của dự án. Giá trị kinh phí bao nhiêu hiện chưa kết sổ được vì
sắp tới phải hoàn thành nhiều công đoạn xây dựng nữa. Trước mắt cứ duy tu, bảo
dưỡng hàng ngày, đảm bảo thông tuyến cho cả chục xe cơ giới hạng nặng vào ra
công trường. Đồng thời lắp đặt trụ điện hai bên đường. Ngày thủy điện Đạ Khai
chính thức phát điện thì đoạn đường này phải nâng cấp thành đường nhựa; hàng
trụ điện hai bên đường phải có đèn cao áp thắp sáng đêm đêm. Lúc ấy thủy điện
với tất cả 3 tổ máy phát điện nằm thấp sâu 200m so với tuyến kênh dẫn nước. Từ
đập tràn chặn dòng, nước dẫn theo tuyến kênh xây bằng bê tông dài ngoằn ngoèo
gần 3,4 km đến bể áp lực. Rồi nối với đường ống dài 600m đổ dốc xuống hệ thống phát điện, biến thủy
năng thành điện năng với công suất 8,1MW. Tổng lượng điện sản xuất hàng năm là
37,59 triệu kwh. Điện truyền tải trên hệ thống đường dây dẫn xuyên đường rừng
mới, tiếp giáp đường 723 nhập vào lứới điện quốc gia.
Đi hết đường rừng mới mở
mười lăm cây số nói trên mới đặt chân đến công trường vào giữa trưa nắng đỏ,
màn bụi tung bay dày đặc. Có 6 đơn vị trong và ngoài nước đang đẩy nhanh tiến
độ thi công các gói thầu. Bốn bề án ngữ công trường là những ngọn núi cao ngất,
mát rượi màu xanh của cây rừng tự nhiên. Đứng trên bờ đập chắn dòng vừa đắp cao
khoảng hơn 20 m đã có cảm giác ngờm ngợp, nhưng Phó giám đốc Phạm Đình Đào còn
cho biết con đập phải cao đến 31 m, phải dài đến gần 200 m mới đủ quy chuẩn
thiết kế. Hiện tại dòng chảy Đa Khai tạm thời rẽ ngoặt sát chân núi, chảy nhập
vào phụ lưu suối Đa Nhim. Dự kiến tháng 11/2007 tới suối Đa Khai chảy từ nguồn
núi cao sẽ tích tụ nước thành hồ Đa Khai rộng lớn hơn 200 ha. Hàng năm với sáu
tháng mùa mưa Nam Tây Nguyên, hồ Đa Khai sẽ giữ được khoảng 9,5 triệu mét khối
nước, giảm tải một phần lượng nước hồ thủy điện Đa Nhim phải xả lũ vào những
ngày mưa cao điểm, hạn chế gây ngập úng một số vùng nông nghiệp trong tỉnh.
Khánh thành được con đập. Chặn dòng được suối Đa Khai coi như công trình thủy
điện nơi đây cơ bản hoàn thành. Tính ra thời gian thi công cật lực trong hai
năm. Đó là không tính thời gian thỏa thuận giải tỏa đền bù đất sản xuất nông
nghiệp cho người dân; cũng như thời gian rà phá bom mìn, tiếp quản mặt bằng. Và
cũng trong hai năm này những hạng mục liên hoàn khác cũng đồng thời thi công
hoàn thành.
Hiện tính đến đầu tháng 4/2007 – sau gần một năm rưỡi thi công, gói thầu số 1 đã đào đắp đất đê quai gần 58 ngàn mét khối. Gói thầu số 2 đã đào đất nền, nổ phá đá hơn 198 ngàn mét khối. Gói thầu số 3 đã đào gần 50 ngàn mét khối đất để xây dựng 3 tổ máy phát điện. Gói thầu số 4 đã dựng 12 trụ điện để kéo đường dây 22kv... Đây là những con số vượt khá cao chỉ tiêu đặt ra. Dự kiến trong quý I/2008, 3 tổ máy thủy điện Đa Khai sẽ đồng loại phát điện, chính thức hòa vào lưới điện quốc gia, với tổng nguồn vốn đầu tư là 161 tỷ đồng. Các vùng dân cư, vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đặc thù rộng lớn thuộc 3 xã Đạ Sar, Đạ Nhim và Đạ Chais của huyện Lạc Dương sẽ vĩnh viễn không còn tình trạng thiếu điện. Và điện Đa Khai còn có thể cung cấp một phần diện tích nông nghiệp ở vùng rau Thái phiên, Đà Lạt.
Hiện tính đến đầu tháng 4/2007 – sau gần một năm rưỡi thi công, gói thầu số 1 đã đào đắp đất đê quai gần 58 ngàn mét khối. Gói thầu số 2 đã đào đất nền, nổ phá đá hơn 198 ngàn mét khối. Gói thầu số 3 đã đào gần 50 ngàn mét khối đất để xây dựng 3 tổ máy phát điện. Gói thầu số 4 đã dựng 12 trụ điện để kéo đường dây 22kv... Đây là những con số vượt khá cao chỉ tiêu đặt ra. Dự kiến trong quý I/2008, 3 tổ máy thủy điện Đa Khai sẽ đồng loại phát điện, chính thức hòa vào lưới điện quốc gia, với tổng nguồn vốn đầu tư là 161 tỷ đồng. Các vùng dân cư, vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đặc thù rộng lớn thuộc 3 xã Đạ Sar, Đạ Nhim và Đạ Chais của huyện Lạc Dương sẽ vĩnh viễn không còn tình trạng thiếu điện. Và điện Đa Khai còn có thể cung cấp một phần diện tích nông nghiệp ở vùng rau Thái phiên, Đà Lạt.
“…Và thủy điện Đa Khai còn
làm du lịch nữa”- ông Hồ Ngọc An, Giám đốc Ban Quản lý dự án thủy điện Đa Khai
nói thêm. Theo đó, khi thủy điện Đa Khai vận hành thì đồng thời xây dựng Đa
Khai trở thành một vùng du lịch sinh thái đặc thù. Có mênh mông hồ xanh, nước
xanh, gợn sóng giữa rừng xanh trùng điệp. Có con đường du lịch miền Trung-Tây
Nguyên dừng chân. Với nguồn vốn dồi dào, nhà đầu tư thủy điện đang lên những
quy hoạch chi tiết đầu tư các dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí mới lạ, hấp
dẫn ở miền du lịch sinh thái này. Dòng suối Đa Khai ngày nào còn hoang vắng,
ngày nay đã và đang thức dậy, mở ra một lộ trình tăng tốc vào miền văn minh và
giàu có.
THÁNG 4/2007