VĂN VIỆT
“Vùng Ba”- Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên ( Lâm Đồng) hàng tháng phải mua lượng máu trữ lạnh từ các ơ sở y tế trong và ngoài tỉnh, cách xa cả trăm cây số trở lên đưa về dự phòng khi gặp những bệnh nhân hiểm nghèo. Để từng bước chủ động lượng máu cứu người, Trung tâm Y tế Đạ Tẻh đã bắt tay huy động 20 cán bộ, thầy thuốc tình nguyện hình thành ngân hàng máu sống nơi trung tâm “Vùng Ba” này.
Một
đêm khuya cách đây chưa lâu, tiếng còi xe cứu thương vang động rồi dừng lại
trước cửa phòng cấp cứu Trung tâm Y tế Đạ Tẻh. Chiếc băng ca đưa vào là một
người đàn ông trung niên rũ rượi vì đã nôn ói ra máu quá nhiều. Bệnh nhân bị
xuất huyết dạ dày từ vùng Phước Cát, huyện Cát Tiên chạy quãng đường khoảng 50
cây số đến đây trong tình trạng thập tử nhất sinh. Cấp báo lúc này là phải lấy
máu đủ “lượng” và “chất” từ ngân hàng máu sống của Trung tâm Y tế Đạ Tẻh để
truyền cho bệnh nhân. Các số điện thoại cho máu khẩn cấp ở quanh thị trấn Đạ
Tẻh dồn dập rung chuông. Chốc lát sau đã có gần 10 cán bộ, thầy thuốc thường
trực cho máu của trung tâm có mặt, hiến tặng tất cả 3 đơn vị máu cùng nhóm cứu
sống được bệnh nhân và chuyển lên tuyến viện trên.
Tương
tự cũng vào đêm khuya khác, một thanh niên ở địa bàn huyện Đạ Huoai bị các tay
côn đồ dùng dao chặt bàn tay gần như đứt lìa. Ngân hàng máu sống Đạ Tẻh sơ cứu
và “xuất kho” truyền đủ “cơ số” máu kịp thời, chuyển bệnh nhân về tuyến viện ở
TP HCM nối lại các mạch máu thành công, tránh được hậu quả hoại tử của vết
thương.
Bác
sĩ chuyên khoa I, Vũ Thanh Chương, Phó giám đốc Trung tâm Y tế Đạ Tẻh kể rằng
Ban giám đốc trung tâm với 03 bác sĩ đã đồng thuận tình nguyện tiên phong hiến
máu cứu bệnh nhân. Chương trình kế tiếp là tổ chức “ôn lại” những thông tin
hiến máu trong cơ quan với 90 cán bộ, thầy thuốc, nhân viên. Theo đó cứ sau 3
tháng mỗi người có thể hiến máu 01 lần từ 250ml đến 500ml (còn gọi là 01 đến 02
đơn vị máu). Sau 03 đến 05 ngày, lượng máu hiến sẽ được tái tạo mới, khiến cơ
thể khỏe mạnh hơn. Việc lấy máu trữ lạnh từ nơi khác về bảo quản chỉ có tác
dụng trong vòng 30 ngày. Trong khi việc truyền máu cứu người là bất thường, nên
có tháng lượng máu trữ lạnh quá hạn phải bỏ đi rất uổng phí; có tháng lại thiếu
máu vì nhiều ca bệnh cần cứu chưã cùng lúc.
Với
cơ sở vật chất của Trung tâm Y tế Đạ Tẻh vừa nâng cấp khá quy mô vào tháng
12/2004 và đồng thời được đầu tư mới về trang bị y tế hiện đại, hình thành mới
phòng mổ cấp cứu của trung tâm. Trong thực lực của đội ngũ y, bác sĩ hiện có,
phòng mổ trung tâm đủ khả năng thực hiện hiệu quả các ca mổ về chấn thương kín
ổ bụng; thủng ruột, dạ dày; vỡ lách; thai nhi ngoài tử cung…Nhưng thực tế khi
đến trung tâm không phải bệnh nhân nào cũng có đủ người thân mang cùng nhóm máu
để lấy ra truyền lại cho mình khi mổ. Bởi vậy việc xây dựng ngân hàng máu sống
của trung tâm còn nhằm duy trì hoạt động phòng mổ, giảm bớt áp lực phải chuyển
lên các tuyến viện ở trên. Xác định được ý nghĩa, mục tiêu đó, gần như tất cả thầy thuốc, cán bộ, nhân viên
trung tâm đều đăng ký làm “thành viên” của ngân hàng máu sống. Dựa theo tiêu
chuẩn sức khỏe, điều kiện cư trú, trung tâm đã “kết nạp” đợt đầu tiên 20 “thành
viên” trong số này.
Kết quả tính riêng từ đầu năm 2006 đến nay, 20 “thành viên”
ngân hàng máu sống đã hiến 30 đơn vị máu cho bệnh nhân. “Năng lực” hiện nay của
ngân hàng có thể cung cấp 20 đơn vị máu một lần cho các ca mổ, ca cấp cứu của
trung tâm.
Hoạt
động của ngân hàng máu sống Trung tâm Y tế Đạ Tẻh bước đầu đã tác động tích cực
đến phong trào hiến máu nhân đạo ở cộng đồng dân cư. Đáng kể đã có một công dân
thị trấn Đạ Tẻh tên là Mai Thế Hùng, hơn 50 tuổi, đã tự nguyện “xin gia nhập”
làm “thành viên” ngân hàng máu sống của trung tâm. Trong năm qua, ông Hùng đã
02 lần “được xét duyệt” vào trung tâm hiến máu. Hiện tại tổ chức Đoàn Thanh
niên của huyện Đạ Tẻh đang tăng cường các chiến dịch vận động trong đoàn viên
thanh niên tham gia ngân hàng máu sống của trung tâm Y tế Đạ Tẻh một cách sâu
rộng và thiết thực hơn./.
CUỐI NĂM 2006