VĂN VIỆT
Ngày
20/12/2006 tại Đà Lạt, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên tổ
chức Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng Tây Nguyên ( Kon Tum, Gia
Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) giai đoạn 2006-2010.
Những kết quả đáng kể được ghi nhận: So với năm học 2000-2001, năm học 2004-2005 số lượng học sinh mẫu giáo tăng 1,22 lần; tuyển sinh dạy nghề tăng 1,26 lần; trung học cơ sở tăng 1,33 lần; trung học phổ thông tăng 1,66 lần; trung học chuyên nghiệp tăng 1,81 lần; sinh viên cao đẳng, đại học tăng 1,08 lần; từng bước hoàn chỉnh và kiên cố hóa hệ thống trường lớp; đội ngũ giáo viên tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng…Tuy nhiên những con số thiếu ở đây cũng được các đại biểu của bộ, ngành, địa phương… “làm rõ”
Những kết quả đáng kể được ghi nhận: So với năm học 2000-2001, năm học 2004-2005 số lượng học sinh mẫu giáo tăng 1,22 lần; tuyển sinh dạy nghề tăng 1,26 lần; trung học cơ sở tăng 1,33 lần; trung học phổ thông tăng 1,66 lần; trung học chuyên nghiệp tăng 1,81 lần; sinh viên cao đẳng, đại học tăng 1,08 lần; từng bước hoàn chỉnh và kiên cố hóa hệ thống trường lớp; đội ngũ giáo viên tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng…Tuy nhiên những con số thiếu ở đây cũng được các đại biểu của bộ, ngành, địa phương… “làm rõ”
Thiếu giáo viên, thiếu
phòng học, thiếu thiết bị…
Bộ
trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân nêu lên số liệu đáng quan tâm: Cả
Tây Nguyên hiện thiếu gần 5.000 giáo viên ! Trong đó thiếu nhiều nhất là giáo
viên cấp trung học cơ sở ( 2.664 người), kế đến là giáo viên cấp trung học phổ
thông (1.780 người); số còn lại là giáo viên cấp tiểu học. Tình trạng sinh viên
sư phạm ra trường “ngại” về công tác các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn ở Tây Nguyên vẫn đang phổ biến. Đại diện lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk đã dẫn
chứng thêm, Đắk Lắk hiện đang thiếu khá nhiều giáo viên dạy các môn tự nhiên
toán, lý, hóa. Địa phương đã xin được chỉ tiêu cử tuyển sinh viên người dân tộc
thiểu số đưa ra các Trường Đại học Huế, Đà Nẵng đào tạo. Tuy nhiên do môi
trường giảng dạy, cùng các chế độ ăn ở, học tập chưa phù hợp nên nhiều học sinh
này đã bỏ ngang giữa chừng về lại đơn vị công tác cũ hoặc về lại bản làng…
Con số thiếu phòng học, lớp
học, trường học ở Tây Nguyên vẫn khá nhiều. Tỉnh Lâm Đồng chưa có trường trung
học cơ sở trên 15 xã; gần 30 trường còn hoạt động chung 2-3 cấp học; có 5/7 trường
dân tộc nội trú huyện “gắn” với trường trung học phổ thông. Tương tự tỉnh Gia
Lai chưa có trường trung học phổ thông chuyên cũng như các trung tâm giáo dục
thường xuyên của huyện, thị xã và trung tâm giáo dục cộng đồng ở cấp xã. Gần 50
xã ở đây chưa có trường mầm non và trường trung học cơ sở. Tỉnh Kon Tum: 56
làng chưa có lớp mầm non; 15 xã chưa có trường trung học cơ sở; 23 xã có lớp
mẫu giáo “chung” với trường tiểu học. Tỉnh Đak Nông đang còn 702 phòng học tạm
hoặc đang xuống cấp nghiêm trọng…
Năm học 2005-2006, cả Tây
Nguyên còn 368 trường tiểu học và 278 trường trung học cơ sở không có kho chứa
thiết bị trường học. Còn chậm xây dựng hệ thống trường chuẩn quốc gia, chậm đưa
công nghệ thông tin vào trường học. Hiện ở tỉnh Đắk Lắk mới đảm bảo khoảng 66%
thiết bị phục vụ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
…Và thiếu hiệu
quả học tập
Một
lãnh đạo tỉnh Kon Tum nêu thực trạng của tỉnh mình: Phần lớn học sinh là người
dân tộc thiểu số học xong cấp trung học cơ sở không muốn học tiếp tục lên cấp
trung học phổ thông. Các lý do chính là phải đi lại địa hình hiểm trở, vực
thẳm, núi cao; đời sống kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn…Tuy nhiên không
loại trừ lý do số học sinh này cảm thấy thỏa mãn khi học hết cấp học này. Bởi
thực tế học sinh dân tộc thiểu số thường gặp những khó khăn về ngôn ngữ, sự
khác biệt về lối sống và chênh lệch không nhỏ về mức sống chung, nên chất lượng
học tập còn nhiều môn rất yếu, đặc biệt là môn Toán và môn tiếng Việt. Thống kê
cho thấy tình trạng bỏ học cả vùng Tây Nguyên đáng lưu ý: Ở cấp trung học phổ
thông năm học 2000 – 2001 có 10,6% học sinh bỏ học thì đến học 2003-2004 lại
tăng lên đến 15,3%. Những con số học sinh bỏ học với cấp trung học cơ sở năm
2000-2001 là 11,44%, đến năm học 2003-2004 có giảm xuống nhưng không đáng kể -
vẫn còn 8,74%. Tương tự ở cấp tiểu học năm 2000 – 2001 số học sinh bỏ học
5,89%, đến năm học 2003-2004 có giảm xuống không đáng kể-còn 4,63%.
Ngoài
ra tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số lưu ban ở 3 cấp học tiểu học, trung học cơ
sở và trung học phổ thông thống kê năm học 2003-2004 lần lượt từng cấp là
3,39%; 1,66% và 2,24%.
Cần giải pháp quy hoạch trường
lớp, giáo viên
Ủy
viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Lê Hồng
Anh một lần nữa khẳng định giáo dục và đào tạo vừa là nền tảng, là nhân tố
quyết định, vừa là khâu đột phá trong quan hệ phát triển kinh tế xã hội chung.
Trên cơ sở này, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đưa ra giải
pháp trong quý 2/2007 phải hoàn thành xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển
mạng lưới trường lớp; đặc biệt lưu ý tới loại hình trường lớp đặc thù Tây
Nguyên. Công khai hóa nguồn ngân sách và các nguồn huy động khác để tiến hành
đầu tư trọng tâm, trọng điểm. Khâu đột phá tiếp theo là nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên. Bằng mọi phương thức đào tạo hiệu quả hơn, trong ba năm tới tất
cả giáo viên từ tiểu học đến trung học cơ sở và trung học phổ thông đều bắt
buộc có trình độ tối thiểu chung là Đại học.
Bộ
trưởng Nuyễn Thiện Nhân kiến nghị các bộ ngành, địa phương, hệ thống trường học
và toàn xã hội cần có sự nhập cuộc một cách đồng bộ, mạnh mẽ hơn, sớm đưa sự
nghiệp giáo dục và đào tạo Tây Nguyên phát triển lên một bước mới, rõ rệt
hơn/.
THÁNG 12/2006