VĂN VIỆT
Lạc Dương đang triển khai 10 mô hình liên kết giữa nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông để sản xuất các loại rau, hoa theo đặt hàng bao tiêu sản phẩm tại xã Đạ Sar. Trong đó, 100% nhà nông được chọn làm mô hình điểm đều là hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước nhân rộng kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất mới trên địa bàn.
Đồng bào dân tộc thiểu số Lạc Dương chiếm 78,25% trên tổng số 22 ngàn người, nhưng đang sản xuất rau, hoa trên diện tích đất với tỷ lệ không đáng kể. Hướng đến mục tiêu sản xuất ổn định và bền vững, từ giữa tháng 4/2013, UBND huyện Lạc Dương đã chính thức triển khai xây dựng 10 mô hình liên kết “4 nhà” tại xã Đạ Sar, mỗi mô hình đưa vào sản xuất với 1.000m2. Nghĩa vụ và trách nhiệm “từng nhà” được xác lập ở đây khá “rõ ràng”. Với nhà nước (UBND huyện Lạc Dương, UBND xã Đạ Sar và các ban, ngành, đoàn thể chính trị địa phương) cấp kinh phí, trực tiếp tổ chức bình xét hộ gia đình tham gia, tổ chức sản xuất, giám sát và điều hành lực lượng khuyến nông viên cơ sở để đúc kết, phổ biến kinh nghiệm, kỹ thuật trên từng mô hình. Nhà khoa học là Trung tâm Nông nghiệp huyện Lạc Dương được phân công “cầm tay chỉ việc” cho từng hộ gia đình thực hiện đúng, đủ quy trình chăm sóc, phòng trừ dịch hại, các phương pháp sơ chế, bảo quản rau, hoa sau thu hoạch. Nhà doanh nghiệp (Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào; Công ty TNHH sản xuất, thương mại, dịch vụ Hoa Đất Việt và Công ty TNHH thương mại, dịch vụ Trung Thái) cùng hỗ trợ giống, phân bón, xây dựng hệ thống tưới, hợp đồng thu mua toàn bộ sản phẩm rau, hoa thu hoạch. Nhà nông với 10 hộ gia đình đồng bào thiểu số đều có đất sản xuất, có vốn đối ứng, có đủ lao động với khả năng tiếp nhận nhanh trình độ khoa học sản xuất mới.
Bước vào xây dựng 10 mô hình liên kết “4 nhà”ở xã Đạ Sar, Lạc Dương gồm 5 mô hình trồng hoa và 5 mô hình trồng rau. Cụ thể, với 2 mô hình trồng 0,2ha hoa hồng ngoài trời, tổng vốn đầu tư hơn 72,5 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 8 triệu đồng, doanh nghiệp đầu tư ứng trước 44,8 triệu đồng, còn lại 2 hộ nông dân góp vốn đối ứng hơn 19,7 triệu đồng. Tương tự với 0,2ha sản xuất hoa cẩm tú cầu, Nhà nước và nhà doanh nghiệp hỗ trợ tổng cộng 29 triệu đồng, 2 hộ nông dân góp vốn đối ứng hơn 19,7 triệu đồng. Còn lại 1 mô hình trồng hoa mắt ngọc trên 0,1ha, Nhà nước và nhà doanh nghiệp cùng hỗ trợ 16 triệu đồng, 1 hộ nông dân đối ứng số vốn gần 9,9 triệu đồng. Với 0,3ha mô hình trồng rau cải thảo Đài Loan, nguồn vốn đầu tư được Nhà nước và nhà doanh nghiệp hỗ trợ hơn 30,1 triệu đồng, vốn đối ứng của 3 hộ nông dân gần 31,8 triệu đồng. Và 0,2ha trồng rau sú tim, ngân sách Nhà nước và vốn nhà doanh nghiệp hỗ trợ hơn 20 triệu đồng; 2 hộ nông dân đối ứng số tiền hơn 21,8 triệu đồng.
Kỹ sư Hoàng Xuân Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp huyện Lạc Dương cho biết: Trung tâm phân công 6 cán bộ trực tiếp hàng tuần xuống “trợ giúp” kỹ thuật cho 10 hộ nông dân trồng 10 mô hình rau, hoa nói trên.
Bước vào xây dựng 10 mô hình liên kết “4 nhà”ở xã Đạ Sar, Lạc Dương gồm 5 mô hình trồng hoa và 5 mô hình trồng rau. Cụ thể, với 2 mô hình trồng 0,2ha hoa hồng ngoài trời, tổng vốn đầu tư hơn 72,5 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 8 triệu đồng, doanh nghiệp đầu tư ứng trước 44,8 triệu đồng, còn lại 2 hộ nông dân góp vốn đối ứng hơn 19,7 triệu đồng. Tương tự với 0,2ha sản xuất hoa cẩm tú cầu, Nhà nước và nhà doanh nghiệp hỗ trợ tổng cộng 29 triệu đồng, 2 hộ nông dân góp vốn đối ứng hơn 19,7 triệu đồng. Còn lại 1 mô hình trồng hoa mắt ngọc trên 0,1ha, Nhà nước và nhà doanh nghiệp cùng hỗ trợ 16 triệu đồng, 1 hộ nông dân đối ứng số vốn gần 9,9 triệu đồng. Với 0,3ha mô hình trồng rau cải thảo Đài Loan, nguồn vốn đầu tư được Nhà nước và nhà doanh nghiệp hỗ trợ hơn 30,1 triệu đồng, vốn đối ứng của 3 hộ nông dân gần 31,8 triệu đồng. Và 0,2ha trồng rau sú tim, ngân sách Nhà nước và vốn nhà doanh nghiệp hỗ trợ hơn 20 triệu đồng; 2 hộ nông dân đối ứng số tiền hơn 21,8 triệu đồng.
Kỹ sư Hoàng Xuân Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp huyện Lạc Dương cho biết: Trung tâm phân công 6 cán bộ trực tiếp hàng tuần xuống “trợ giúp” kỹ thuật cho 10 hộ nông dân trồng 10 mô hình rau, hoa nói trên.
Đến cuối tháng 9/2013, Trung tâm đã tiến hành lắp đặt hoàn chỉnh các bộ phận cuối cùng của 10 hệ thống tưới nước tự động, đồng thời hướng dẫn nông dân làm đất, bón phân lót để đồng loạt xuống giống trồng xong trong đầu tháng 10/2013. Trong quy trình mới về sản xuất rau, hoa công nghệ mới thì riêng sản xuất rau được áp dụng phương pháp canh tác đạt tiêu chuẩn sản phẩm rau an toàn ngoài trời. Dự kiến với giá thu mua ổn định hàng năm của nhà doanh nghiệp đã liên kết, số lãi sẽ thu về cho nông dân trồng rau sú tim và cải thảo Đài Loan đạt khoảng 30 - 40 triệu đồng/1.000m2/năm. Và trên các diện tích trồng hoa hồng, hoa cẩm tú cầu và hoa mắt ngọc, ước tính sẽ thu về cho nông dân khoản lãi trên dưới 50 triệu đồng/1.000m2/năm.
Mô hình liên kết “4 nhà” sẽ hoàn chỉnh và chuyển giao từ nay đến năm 2015, mở ra hướng sản xuất mới ổn định, bền vững trong vùng đồng bào thiểu số ở xã Đạ Sar, Lạc Dương.
Mô hình liên kết “4 nhà” sẽ hoàn chỉnh và chuyển giao từ nay đến năm 2015, mở ra hướng sản xuất mới ổn định, bền vững trong vùng đồng bào thiểu số ở xã Đạ Sar, Lạc Dương.
Cập nhật lúc 16:15, Thứ Ba, 01/10/2013 (GMT+7)