VĂN VIỆT
Tiếp tục kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản theo Thông tư số 14, ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến cuối tháng 10/2012, các cơ quan chức năng của ngành nông nghiệp Lâm Đồng đã cùng vào cuộc với những kết quả đáng kể.
Ông Nguyễn Văn Lục, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản Lâm Đồng cho biết: Gần 10 tháng đầu năm 2012, trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng đã kiểm tra, phân loại gần 680 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản. Trong đó địa bàn huyện Lâm Hà với số cơ sở được kiểm tra, phân loại nhiều nhất là 113, kế theo là địa bàn thành phố Đà Lạt và địa bàn huyện Bảo Lâm với số cơ sở được kiểm tra, phân loại lần lượt là 52 và 50. Còn lại các địa bàn gồm các huyện Đức Trọng, Đạ Huoai, Lạc Dương được kiểm tra, phân loại mỗi huyện từ 12 đến 32 cơ sở. Riêng việc kiểm tra, phân loại lần thứ 2 năm 2012 cũng đã hoàn thành với tất cả 56 cơ sở. Đây là số cơ sở đã kiểm tra, phân loại lần 1 trong năm 2011. Với lần thứ 2 này, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản Lâm Đồng đã trực tiếp kiểm tra, phân loại 29 cơ sở chế biến chè, cà phê và rau; Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng kiểm tra, phân loại 27 cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
Qua kiểm tra đã phát hiện và yêu cầu các chủ cơ sở kịp thời khắc phục các lỗi vi phạm với nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là có gần 30 cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật chưa đủ giấy đăng ký các mặt hàng kinh doanh, có địa điểm kinh doanh cách chợ, trường học dưới 100 mét, chưa bố trí nhà kho tách rời với cửa hàng kinh doanh, không có đầy đủ các kệ kê hàng cách mặt đất 20cm và cách tường 30cm. Lĩnh vực kinh doanh phân bón có 27 cơ sở vi phạm như quảng cáo trên bao bì sản phẩm không đúng sự thật, ghi thành phần, hàm lượng phân bón không đúng với đơn vị tính, hàm lượng phân hữu cơ không đủ tiêu chuẩn lưu thông, bán phân ngoài danh mục, không có nhãn in bằng tiếng Việt… Kinh doanh thuốc thú y với vi phạm là không có khu vực riêng hoặc tủ riêng để thuốc, hoá chất diệt côn trùng. Về kinh doanh giết mổ gia súc ở huyện Lâm Hà không có cán bộ thú y kiểm soát.
Qua kiểm tra đã phát hiện và yêu cầu các chủ cơ sở kịp thời khắc phục các lỗi vi phạm với nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là có gần 30 cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật chưa đủ giấy đăng ký các mặt hàng kinh doanh, có địa điểm kinh doanh cách chợ, trường học dưới 100 mét, chưa bố trí nhà kho tách rời với cửa hàng kinh doanh, không có đầy đủ các kệ kê hàng cách mặt đất 20cm và cách tường 30cm. Lĩnh vực kinh doanh phân bón có 27 cơ sở vi phạm như quảng cáo trên bao bì sản phẩm không đúng sự thật, ghi thành phần, hàm lượng phân bón không đúng với đơn vị tính, hàm lượng phân hữu cơ không đủ tiêu chuẩn lưu thông, bán phân ngoài danh mục, không có nhãn in bằng tiếng Việt… Kinh doanh thuốc thú y với vi phạm là không có khu vực riêng hoặc tủ riêng để thuốc, hoá chất diệt côn trùng. Về kinh doanh giết mổ gia súc ở huyện Lâm Hà không có cán bộ thú y kiểm soát.
Ở các địa bàn khác nổi lên các lỗi vi phạm về hệ thống thoát nước thải không đủ công suất, không có quy trình tiêu độc, khử trùng hàng ngày, không có biện pháp phòng chống côn trùng và động vật gây hại, không có phòng thay quần áo bảo hộ lao động…
Với các cơ sở chế biến nông sản, thuỷ sản, những vi phạm phổ biến đã phát hiện như: nhà xưởng không xây dựng tường ngăn cách giữa các khu vực sản xuất, không có rèm chắn côn trùng và động vật gây hại, thiết bị công nghệ chế biến chưa đồng bộ hoặc đã cũ kỹ, công nhân chưa được khám sức khoẻ và ít được tập huấn về an toàn thực phẩm, hệ thống thu gom rác thải không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật… Vi phạm ở các cơ sở kinh doanh giống cây trồng phổ biến không có cán bộ kỹ thuật chuyên trách, không công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm…
Căn cứ vi phạm đáng kể ở lĩnh vực kinh doanh phân bón, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đã xử phạt gần 40 triệu đồng với 4 trường hợp bán phân không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Đồng thời yêu cầu nhiều cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp khác phải truy xuất nguồn gốc những sản phẩm kém chất lượng. Đối với cơ sở sản xuất, chế biến chè đang phân loại thấp nhất, phải cam kết khắc phục các lỗi vi phạm, báo cáo về Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản Lâm Đồng để sớm xem xét, đánh giá để nâng mức phân loại lên cao hơn (chẳng hạn từ loại C lên loại B; hoặc từ loại B lên loại A)…
Thống kê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 3.413 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông, lâm, thuỷ sản đang hoạt động tập trung, nhưng gần 10 tháng đầu năm 2012, các cơ quan chức năng của ngành nông nghiệp Lâm Đồng mới chỉ kiểm tra, phân loại đạt tỷ lệ gần 19% số cơ sở. Nguyên nhân là do Thông tư 14 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn còn mới mẻ, vừa triển khai, vừa rút kinh nghiệm, có địa phương còn lúng túng, chưa thực sự chủ động lên kế hoạch thực hiện, đội ngũ cán bộ chuyên trách còn thiếu và yếu…Hơn 2 tháng còn lại của năm 2012, các cơ quan chức năng của ngành nông nghiệp Lâm Đồng tiếp tục kiểm tra, phân loại để đạt tỷ lệ 26% trên tổng số cơ sở nêu trên. Tỷ lệ 74% số cơ sở còn lại, nếu hoàn thành việc kiểm tra, phân loại, đòi hỏi phải có thêm nhiều thời gian nữa và có thêm nhiều cơ quan chức năng vào cuộc một cách tích cực và đồng bộ hơn nữa.
Với các cơ sở chế biến nông sản, thuỷ sản, những vi phạm phổ biến đã phát hiện như: nhà xưởng không xây dựng tường ngăn cách giữa các khu vực sản xuất, không có rèm chắn côn trùng và động vật gây hại, thiết bị công nghệ chế biến chưa đồng bộ hoặc đã cũ kỹ, công nhân chưa được khám sức khoẻ và ít được tập huấn về an toàn thực phẩm, hệ thống thu gom rác thải không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật… Vi phạm ở các cơ sở kinh doanh giống cây trồng phổ biến không có cán bộ kỹ thuật chuyên trách, không công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm…
Căn cứ vi phạm đáng kể ở lĩnh vực kinh doanh phân bón, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đã xử phạt gần 40 triệu đồng với 4 trường hợp bán phân không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Đồng thời yêu cầu nhiều cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp khác phải truy xuất nguồn gốc những sản phẩm kém chất lượng. Đối với cơ sở sản xuất, chế biến chè đang phân loại thấp nhất, phải cam kết khắc phục các lỗi vi phạm, báo cáo về Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản Lâm Đồng để sớm xem xét, đánh giá để nâng mức phân loại lên cao hơn (chẳng hạn từ loại C lên loại B; hoặc từ loại B lên loại A)…
Thống kê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 3.413 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông, lâm, thuỷ sản đang hoạt động tập trung, nhưng gần 10 tháng đầu năm 2012, các cơ quan chức năng của ngành nông nghiệp Lâm Đồng mới chỉ kiểm tra, phân loại đạt tỷ lệ gần 19% số cơ sở. Nguyên nhân là do Thông tư 14 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn còn mới mẻ, vừa triển khai, vừa rút kinh nghiệm, có địa phương còn lúng túng, chưa thực sự chủ động lên kế hoạch thực hiện, đội ngũ cán bộ chuyên trách còn thiếu và yếu…Hơn 2 tháng còn lại của năm 2012, các cơ quan chức năng của ngành nông nghiệp Lâm Đồng tiếp tục kiểm tra, phân loại để đạt tỷ lệ 26% trên tổng số cơ sở nêu trên. Tỷ lệ 74% số cơ sở còn lại, nếu hoàn thành việc kiểm tra, phân loại, đòi hỏi phải có thêm nhiều thời gian nữa và có thêm nhiều cơ quan chức năng vào cuộc một cách tích cực và đồng bộ hơn nữa.
Chủ Nhật, 11/11/2012 (GMT+7)