Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Hội Nông dân với phong trào nuôi bò sữa

VĂN VIỆT
Các tháng cuối cùng của năm 2013, Hội Nông dân xã Hiệp Thạnh (Đức Trọng)  đang hoàn thành một vài chỉ tiêu còn lại để đạt danh hiệu “vững mạnh, toàn diện” năm thứ 8 liên tục, trong đó có thành tích đáng kể ở việc vận động nông dân phát triển quy mô chăn nuôi bò sữa, mang lại thu nhập ngày càng tăng cao cho từng hộ gia đình.

“Tay ngang” nhân giống thú rừng

VĂN VIỆT
 Ông Phạm Xuân Hiển, một người dân “tay ngang” ở xã Lộc Thành, Bảo Lâm đã nhân giống thành công hai loài thú hoang dã là nhím và chồn hương ngay chuồng trại trong nhà. Chỉ sau mấy năm xuất bán nhím giống và chồn hương giống, ông Hiển đã xây dựng được nhà cao cửa rộng và mua sắm cả xe hơi riêng. 

Sẵn lòng với việc làng buôn

VĂN VIỆT
Làm theo lời dạy của Bác Hồ “chí công vô tư” trong làng buôn, hai vợ chồng thương bệnh binh người dân tộc Mạ ở thôn Tố Lan, xã  An Nhơn, Đạ Tẻh, Lâm Đồng đã trở thành “điểm đến” đáng tin cậy của cộng đồng.     
Đó là hai vợ chồng cùng sinh năm 1952, cùng đồng chí với nhau trong chiến khu Lâm Đồng thời chống Mỹ. Chồng tên K’Rèn là bộ đội địa phương, vợ tên Ka Phèn vừa là du kích vừa là y tá kháng chiến.

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Ở một phường văn hóa


VĂN VIỆT
Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở thành phố hoa Đà Lạt đến nay đã chuyển biến rõ nét cả về chất và lượng. Phường 3 là một trong các địa phương dẫn đầu trên địa bàn thành phố Đà Lạt về thành tích xuất sắc trong cuộc vận động này. 

Những đường hoa lên xứ hoa đào

 VŨ VĂN
Năm mới 2010, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Lạt vinh dự đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Đà Lạt là thành phố Festival hoa của Việt Nam. Vinh dự này đã cho Đà Lạt cơ hội mới để rộng mở những đường hoa mới đi lên.
TỪ LÀNG HOA ĐẾN PHỐ HOA
Lịch sử nghề trồng hoa Đà Lạt đi qua hai đoạn đầu của hai thế kỷ. Để bây giờ trên sân khấu lộng lẫy những đêm lễ hội hoa luôn hiện lại những gánh hàng hoa khởi nguyên của người gốc Hà Đông trồng được trên đất cao nguyên Đà Lạt từ những năm ba mươi của thế kỷ trước. 

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Tầm vông lên rừng Đạ Tẻh

VĂN VIỆT
Sau một năm “định cư” ở vùng đồi núi đầu nguồn Đạ Tẻh, cây tầm vông đã chứng tỏ sự thích nghi qua từng ngày khép tán xanh cành. Vài năm nữa, cây tầm vông sẽ thể hiện vai trò lá chắn giữ nước đầu nguồn Đồng Nai và đồng thời sẽ thu hoạch sản phẩm xuất khẩu, đem về nguồn lợi giảm nghèo cho người dân địa phương. 

An Nhơn nghị quyết chuyên đề

VĂN VIỆT
Đảng bộ xã An Nhơn vừa tổ chức thành công đại hội Đảng bộ điểm của huyện Đạ Tẻh. Nhìn lại những thành tựu nổi  trội trong nhiệm kỳ qua cho thấy Đảng bộ xã An Nhơn đã ban hành và tổ chức thực hiện những nghị quyết chuyên đề phát triển kinh tế phù hợp với lợi thế đất đai và đặc điểm dân cư ở địa phương.

An Nhơn được mùa dưa tết

VŨ VĂN
“Chưa có cái tết nào mà nông dân xã An Nhơn, Đạ Tẻh được mùa và được giá dưa hấu như cái tết Canh Dần năm nay. Dưa đạt năng suất cao, thương lái tập trung khá nhiều về An Nhơn để cạnh tranh nâng giá thu mua. Từng chuyến xe tải đến từng thửa ruộng, chất dưa lên xe rồi chở về Nam, đi ngược ra Trung, ra Bắc và tiếp tục xuất bán sang cả Trung Quốc….”-  Ông Lê Công Nguyên, cán bộ nông lâm thủy xã An Nhơn phấn khởi nói với chúng tôi trong những ngày nông dân xã này đã và đang “hưởng lộc” xuân Canh Dần.

“Kỹ sư chân đất” Ha Tang

VĂN VIỆT
Sau gần hai năm được cấp chứng nhận sáng chế chiếc máy tuốt bắp, người “kỹ sư chân đất” K’Sá Ha Tang ở Đạ Sar, Lạc Dương vừa sản xuất thành công những chiếc máy “phiên bản mới” gọn nhẹ hơn, vừa trồng mới một vườn hoa trình diễn cho bà con ở buôn làng.
Năm nay Ha Tang đã 61 tuổi nhưng trông vẫn như người đàn ông trung niên tháo vát từ công việc đồng áng đến công việc “kỹ sư cơ khí” của mình.

Tân Hội nông thôn mới


VĂN VIỆT
Từ xã điểm cấp huyện vươn lên xây dựng xã nông thôn mới cấp quốc gia, xã Tân Hội, Đức Trọng đã đi những bước phù hợp với đặc điểm một vùng đất kinh tế mới của tỉnh Lâm Đồng. 
Ông Trần Trọng Tuyên, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hội kể rằng xuất phát điểm là một xã vùng kinh tế mới, đường sá đi lại trắc trở và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.    

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Chè đen vượt khó xuất khẩu

VĂN VIỆT
Giữa tình hình suy giảm kinh tế chung của thế giới năm 2009, Công ty Cổ phần chè Minh Rồng với thương hiệu chè đen Bảo Lâm, Lâm Đồng đã nỗ lực giữ vững thị trường truyền thống tại các nước vùng Trung Đông, Châu Á đồng thời mở rộng thị trường mới sang các nước như Mỹ, Nga, góp phần giữ vững vùng nguyên liệu chè Bảo Lâm, Lâm Đồng có truyền thống gần trăm năm qua.

Dân hiến đất mở đường

VĂN VIỆT
Thống kê từ năm 2004 đến nay có khoảng 900 hộ dân trên 10 xã, thị trấn trong huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng đã tình nguyện hiến gần 28,8 ha đất để mở đường dân sinh. Cuốn sổ vàng ghi số hộ hiến đất ở Đạ Huoai vẫn đang tiếp tục sang trang theo từng dự án mở đường mới. .

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Cá hồi Lâm Đồng đẻ trứng

VĂN VIỆT
Ông Phạm Văn Đa, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Lâm Đồng cho biết, nếu các điều kiện đều diễn tiến thuận lợi thì trong mùa đông năm 2009 này, khoảng 6.000 con cá hồi thuần loại sinh sản ở Lâm Đồng sẽ đẻ những mẻ trứng đầu tiên để thay thế nguồn trứng nhập từ nước ngoài về; chính thức hoàn tất một quy trình sản xuất, phát triển nguồn giống cá hồi đặc trưng của vùng đất Nam Tây Nguyên.

Xanh lại đồng cỏ Đạ Ròn

VĂN VIỆT
Sau thời gian đối thoại, người chăn nuôi bò sữa và đại lý tiêu thụ sữa ở xã Đạ Ròn, Đơn Dương, Lâm Đồng đã thỏa thuận được phương thức mua- bán sữa ổn định hàng năm. Mối liên kết mới giữa “hai nhà” đã tạo điều kiện cho người nông dân Đạ Ròn khôi phục những đồng cỏ xanh để phát triển đàn bò.

Đà Lạt được mùa atisô

VĂN VIỆT
Nhờ mở rộng diện tích thâm canh trái vụ, mùa atisô ở Đà Lạt năm nay đạt sản lượng và giá bán khá cao so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến trong vụ mùa năm tới, vùng dược liệu atisô Đà Lạt sẽ bắt đầu phát triển đại trà với nguồn giống cấy mô, nguồn giống gieo hạt hoàn toàn sạch bệnh và cho năng suất cao hơn.

Gương sáng già làng

 VĂN VIỆT
Huyện Di Linh, Lâm Đồng hiện có hơn 400 già làng sinh hoạt trên 74 tổ già làng thôn buôn và 14 ban đại diện già làng ở xã. Qua 5 năm hoạt động đã nổi bật ngày càng nhiều tấm gương sáng già làng về phát triển kinh tế gia đình, vận động cộng đồng dân cư thực hiện tốt những chủ trương của Đảng, chính sánh pháp luật của nhà nước.

Đất phố chờ nước sạch

VĂN VIỆT
Hình thành cùng thời với đô thị Đà Lạt, nhưng thị trấn D’Ran, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng hiện vẫn là vùng đất phố sinh hoạt nước giếng nhiễm phèn. Nguy cơ xuất hiện nhiều căn bệnh hiểm nghèo không thể lường trước được.

Đất phố 1.680m2 giá 2,8 tỷ


Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Lâm Đồng tiếp Lãnh sự Hà Lan

VŨ VĂN
Ngày 24/10/2013,  ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã có buổi tiếp xã giao với ông Simon Van Der Burg, Tổng Lãnh sự Hà Lan tại thành phố Hồ Chí Minh.

Đà Lạt quản lý kiến trúc

VĂN VIỆT
Tiếp xúc với báo chí nhân dịp Đà Lạt được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I, ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt nói rằng trọng tâm phát triển đô thị trong năm 2009- 2010  là tập trung quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong thành phố, kết hợp với việc đầu tư xây dựng đồng bộ kết cầu hạ tầng. Đây là cơ sở pháp lý để tăng cường công tác quản lý kiến trúc đô thị một cách hữu hiệu hơn.

Lên Đà Lạt thưởng thức cá hồi

VŨ VĂN
Bây giờ với xứ lạnh Đà Lạt bên cạnh “sản vật” rau xanh đã có thêm “sản vật” cá hồi từ xứ trời Âu “di cư” về. Sự hòa trộn giữa rau xanh với cá hồi Đà Lạt cho ra dòng thực đơn khá hấp dẫn với thực khách gần xa : Lẩu cá hồi Đà Lạt.

Quy hoạch mở rộng Đà Lạt

VŨ VĂN
Theo Bộ Xây dựng, Đà Lạt đạt điểm đánh giá xếp loại đô thị loại I là 84,3/100 điểm. Trong các biện pháp khắc phục các điểm còn lại chưa đạt chuẩn tối đa, Đà Lạt tiếp tục mở rộng các vùng chức năng theo quy hoạch chung của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến năm 2020.

Thị trấn…đường lầy

VŨ VĂN         
Chỉ sau một ngày mưa thì các đường phố trung tâm thị trấn D’Ran, Đơn Dương đã biến thành đường sình lầy. Mặt đường nhựa quốc lộ 27 của thị trấn bị bong tróc nặng nề, đá dăm với nước đọng bắn tung tóe nhiều nơi. Các đường phố chính như đường Bà Triệu, đường Kim Đồng..chỉ toàn bùn đất với nhiều ổ voi, ổ gà. 

Nghệ nhân hoa Xuân Thành

VĂN VIỆT
Đồng thời với việc chuyển đổi từ giống hoa lay ơn truyền thống sang giống hoa lay ơn nhập ngoại, làng hoa Xuân Thành, Đà Lạt đang tăng quy mô sản xuất hoa cao cấp trồng trong nhà kinh. Đây là hướng đi mới có phần đóng góp của ông Phạm Tiến, người sinh ra ở làng này và qua 2 kỳ Festival hoa Đà Lạt đã được UBND tỉnh Lâm Đồng tôn vinh là nghệ nhân trồng hoa của phố hoa Đà Lạt. 

Những vòng đơn…chờ đợi

 VŨ VĂN
Mặc dù cơ quan nhà nước đã ban hành các văn bản giải quyết nhưng lại để người dân chờ đợi đến mỏi mòn vẫn chưa thực hiện. Đây là tình trạng “văn bản “bỏ quên” đang phát sinh nhiều trên lĩnh vực nhà đất, cần phải phân cấp trách nhiệm cụ thể hơn để sớm được khắc phục.

Đội xung kích phòng chống tội phạm

VĂN VIỆT
Ba lần báo cáo điển hình toàn quốc, Đội xung kích an ninh xã vùng xa Ninh Gia, Đức Trọng ( Lâm Đồng) đã góp phần lớn trong phong trào quần chúng phòng chống tội phạm trên địa bàn.
Ban đầu là Đội thanh niên tình nguyện xã Ninh Gia, Đức Trọng với khoảng 10 thành viên là đoàn viên thanh niên thành lập vào năm 1993. 
Đội trực thuộc xã đoàn, tham gia tích cực với hoạt động tuyên truyền pháp luật của các ban ngành, đoàn thể địa phương

“Quản” tội phạm từ khu dân cư

VĂN VIỆT
Những năm gần đây, qua xây dựng nhiều mô hình tự quản mới về an ninh trật tự từ xóm, thôn đến các giao lộ, khu vực trung tâm kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, xã Hiệp Thạnh, Đức Trọng, Lâm Đồng đã đưa phong trào đấu tranh phòng chống các loại tội phạm đi vào thực chất hơn.

Không thể im lặng trước cái sai

VŨ VĂN
Gần hai mươi tám năm công tác trong ngành dâu tằm tơ Việt Nam, ông là người thẳng thắn đấu tranh những sai trái do chính thủ trưởng cao nhất trong ngành mình thực hiện. Ông tâm niệm nếu im lặng trước sai trái là đồng nghĩa với sự thiếu trách nhiệm của người cán bộ đảng viên; của người lính quân đội nhân dân.
Ông là Lê Xuân Mậu, hiện giữ chức Trưởng phòng Kế hoạch đầu tư thuộc Tổng Công ty Dâu tằm tơ Việt Nam ( Viseri). 

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Phát triển cơ sở hạ tầng với sản xuất vùng xa

VĂN VIỆT
Quan tâm phát triển cơ sở hạ tầng điện, đường gắn với sản xuất ở vùng sâu, vùng xa, Lâm Đồng đã và đang tạo ra những điều kiện mới để giảm nghèo nhanh và bền vững, tích cực đổi thay cuộc sống mọi mặt của người dân địa phương, trong đó chiếm phần lớn là người đồng bào dân tộc thiểu số.

Nuôi dê ở phố

VĂN VIỆT
Sau 8 năm lập chuồng trại nuôi dê ở vườn nhà số 72, đường Yersin, Đà Lạt, anh Hoàng Nghĩa Thịnh đã từng bước nâng cao cuộc sống kinh tế hộ gia đình. Hiệu quả này đã chứng tỏ xứ lạnh Đà Lạt vẫn có thể nhân đàn dê nhanh chóng nếu biết áp dụng những biện pháp kỹ thuật chăn nuôi thích hợp nhất.   
Năm 2003, hưởng ứng chương trình phát triển đàn dê của ngành nông nghiệp Lâm Đồng, anh Hoàng Nghĩa Thịnh, sinh năm 1957, đã liên hệ mua 05 con dê cái và 01 con dê đực từ một nông trại ở vùng núi Ba Vì, Hà Nội về nuôi ở vườn nhà tại số 72, đường Yersin, Đà Lạt. 

Khi nước máy về Măng Lin

VĂN VIỆT
Sau một tháng đầu tiên có nước máy đưa về, nhiều thói quen sinh hoạt thường ngày của đồng bào Măng Lin, phường 7, Đà Lạt đã đổi khác. Không còn những cảnh tự lắng lọng nước để nấu ăn; không còn cảnh tắm giặt phải tranh thủ trong lúc làm vườn bên suối xa; đặc biệt đã chấm dứt hẳn các biểu hiện mẩn ngứa ngoài da, biểu hiện các triệu chứng tiêu hóa không bình thường…

“Chiếc cầu nối” giảm nghèo ở Đạ Ròn

VĂN VIỆT
Hội Nông dân xã Đạ Ròn, Đơn Dương với “chiếc cầu nối” tín chấp, chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề…đã giúp một phần đáng kể cho người nông dân địa phương giảm nghèo nhanh và giảm nghèo bền vững.

“Kỹ sư băm cỏ” Đơn Dương

VŨ VĂN
Nông dân nuôi bò trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng đã và đang biết nhiều đến chiếc máy băm cỏ tự sáng chế của anh Nguyễn Văn Xưởng ở xã Đạ Ròn, Đơn Dương. Mới đây người “kỹ sư băm cỏ” này được nguồn vốn khuyến công chấp thuận giải ngân cho vay để mở rộng xưởng cơ khí mới, quy mô đầu tư khoảng nửa tỷ đồng.  
Chủ cơ sở Nguyễn Văn Xưởng cho biết vào cuối năm 2010, dự án xây dựng xưởng cơ khí mới tại thôn 1, xã Đạ Ròn đã được lập dự án theo sự hướng dẫn của Phòng Công thương huyện Đơn Dương, Lâm Đồng. 

Đà Lạt mất dần diện tích atisô

VĂN VIỆT
Lần lượt trên 10 ha trồng cây atisô ở phường 12, Đà Lạt thu hoạch vừa xong, nông dân đã dựng lên nhà kính mới, cải tạo đất trồng hoa cúc để mong có hiệu quả kinh tế hơn. Nhiều giải pháp hỗ trợ vốn đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ của nhà nước, của nhà doanh nghiệp đã, đang triển khai nhằm giữ lại cây atisô đặc hữu của Đà Lạt nhưng hiện tại vẫn chỉ là…những gỉai pháp tình thế.  

Rau VietGap đến buôn làng

VĂN VIỆT
Với môi trường thuận lợi về cơ chế, thủ tục pháp lý, HTX Anh Đào Đà Lạt đã mạnh dạn đầu tư gần 20 tỷ đồng, xây dựng hàng chục héc ta chuyên canh rau xanh theo tiêu chuẩn VietGap ở khu Ấp Lát, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, góp phần chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cho người dân địa phương.

Đa sắc hoa ở An Sơn

VĂN VIỆT
An Sơn, một trong những làng hoa truyền thống của Đà Lạt, được khách hàng hoa trong nước và quốc tế biết đến nhiều năm qua. Tiếng tăm này đã và đang giúp cuộc sống của người nông dân trồng chuyên canh hoa với đa dạng giống loài và đa dạng sắc màu.

Thị trường ô tô Lâm Đồng đang “ấm” lên

VĂN VIỆT
Có lẽ giá cà phê tăng cao, vàng miếng sẽ cấm mua bán trên thị trường tự do là những yếu tố chính đang đưa thị trường ô tô Lâm Đồng kích cầu “ấm” dần lên. Thời điểm trước và sau Tết Tân Mão đến nay, người bán và người mua ô tô ở Lâm Đồng đã “khớp lệnh” với số lượng nhiều hơn so với cùng kỳ năm trước.

Đức Trọng tăng đàn thú rừng nuôi

VĂN VIỆT
Hơn 3 năm qua, huyện Đức Trọng đã phát triển khá nhanh nghề chăn nuôi động vật hoang dã thông thường, ban đầu từ vài cơ sở nhỏ lẻ, đến nay đã nhân rộng gần 40 hộ gia đình đang nuôi trong vườn nhà với cả chục loài thú khác nhau.
Ở thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng có vườn nuôi chim rừng, gà rừng khá hiệu quả của hộ gia đình ông Nguyễn Tuấn Thỏa, được nhiều gia đình quanh vùng tìm đến tham quan, học hỏi. Ước tính cả một khu vườn nhà rộng gần cả sào đất, gia đình ông Thỏa rào chắn kín bao quanh rồi trồng cây che bóng mát, tạo không gian hoang dã thu nhỏ cho chim rừng, gà rừng sinh sản. 

Khoai tây Đà Lạt lập đỉnh giá mới

VĂN VIỆT
Trong vòng 3 tháng vừa qua, vụ khoai tây đông xuân 2010- 2011 ở Đà Lạt được thương lái thu mua với giá tại nhà vườn mỗi ký từ 10 ngàn đến 15 ngàn đồng, lập đỉnh giá mới cao nhất kể từ mười năm trở lại đây.

Nông nghiệp công nghệ cao Đức Trọng

VĂN VIỆT
Liên tục chuyển đổi sản xuất từ những cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả sang sản xuất những cây trồng, vật nuôi công nghệ cao, huyện Đức Trọng đã tạo nên bước tiến mới nâng cao giá trị của ngành nông nghiệp địa phương.

Vùng xa thu nhập 13 triệu đồng/người/năm

VĂN VIỆT
Trong chuyến trải nghiệm cùng 19 đoàn nhà báo miền Trung và Tây Nguyên về xã Ia Vê, một xã vùng xa với phần lớn dân số là người đồng bào thiểu số địa phương của tỉnh Gia Lai, chúng tôi khá ấn tượng với con số thu nhập trung bình 13 triệu đồng mỗi người trong năm 2011. Để đạt được chỉ tiêu đáng mừng này, chính quyền xã không chỉ tập trung với những giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng. 

Cà phê “tăng bất ổn”

VĂN VIỆT
Thống kê mới đây của ngành nông nghiệp Lâm Đồng cho biết: Diện tích cà phê trên địa bàn Lâm Đồng hiện có hơn 145.734ha, trong đó chiếm nhiều nhất là diện tích cà phê vối với tỷ lệ 87,3%; các tỷ lệ còn lại là diện tích cà phê chè chiếm 10,82% và diện tích cà phê mít chiếm 1,88%. Nếu tính từ năm 2007 đến nay với số diện tích mỗi năm tăng gần 3.580 ha, cây cà phê ở Lâm Đồng đã ngày càng bộc lộ nhiều bất ổn trên đường phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Gốc dâu “thiên cổ”

VĂN VIỆT
Từ gốc dâu “thiên cổ” nặng hàng tấn mua về ở vùng Loan, Đức Trọng, người thợ điêu khắc trẻ, Lê Trọng Nghĩa ngụ tại thôn Tân Lập, xã Tân Văn ( Lâm Hà) đang chạm trổ hoàn thành tác phẩm “Phật Di Lặc và Thập bát La Hán” để kịp tham gia triển lãm Festival hoa Đà Lạt lần thứ 5 - năm 2014.
Tính “tròn số” đến giữa tháng 10/2013 là 150 ngày, nam điêu khắc Lê Trọng Nghĩa cùng 5 người thợ “cộng sự” đã gác lại mọi mẫu mã đặt hàng của “khách lẻ” để tập trung công sức, trí tuệ và sự khéo léo cho tác phẩm “Phật Di Lặc và Thập bát La Hán” từ gốc dâu “thiên cổ” hiếm có ở Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng. 

Măng Lin chọn mặt gửi rừng

VĂN VIỆT
Hàng năm bình xét công khai trên từng cụm dân cư, thôn Măng Lin, phường 7, Đà Lạt đã chọn mặt gửi gần 288 ha rừng phòng hộ Tà Nung cho 12-13 hộ gia đình đồng bào thiểu số địa phương nhận quản lý, bảo vệ, đạt kết quả giữ tỷ lệ phủ xanh của rừng từ 70- 80%.
Ông Nguyễn Văn Dần, Trưởng Phòng Quản lý và bảo vệ, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tà Nung, Đà Lạt cho biết, việc giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho đồng bào thiểu số Măng Lin, phường 7, Đà Lạt được triển khai hơn 5 năm qua. 

Để nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác

VĂN VIỆT
Kinh tế tập thể ở Lâm Đồng đang cần có những chiến lược vừa trước mắt, vừa lâu dài để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế trên cả 3 loại hình là Liên hiệp Hợp tác xã, Hợp tác xã và Tổ Hợp tác.

Hoa cúc nhân rộng ra đồng

VĂN VIỆT
Trung tâm Nghiên cứu khoai tây, rau và hoa Lâm Đồng đã chọn lai tạo, trồng mới thành công nhiều giống hoa cúc từ vườn khảo nghiệm ra đồng, góp phần làm đa dạng thêm các giống loài hoa thương mại trên vùng chuyên canh hoa Đà Lạt.

Đà Lạt có gần 383 ha đất ở mới

VĂN VIỆT
Trong phạm vi quy hoạch 39.329 ha đến năm 2020, thành phố Đà Lạt vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt điều chỉnh gần 383 ha đất ở mới chuyển từ các loại đất lâm nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp, dự án du lịch…

Trăm năm mơ phố

Anh ngồi lại giữa chiều thu mơ phố

Trăm năm trôi một lối ta chờ

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Nguyễn Cảnh Bá giúp đỡ hội viên

 VĂN VIỆT
Với vai trò là ­Phó Chủ tịch Hội Chiến sĩ Trường Sơn thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng, cựu chiến binh Nguyễn Cảnh Bá đã và đang có những việc làm thiết thực trong công tác Hội, thể hiện nghĩa tình với đồng đội của mình ở địa phương.
Gần một năm qua, bên cạnh công việc vườn tược, kinh doanh của gia đình, cựu chiến binh Nguyễn Cảnh Bá còn thêm công việc của lãnh đạo Hội Chiến sĩ Trường Sơn thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng. 

Cải tạo mới cà phê ở Lâm Hà

 VĂN VIỆT
Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng vừa hoàn thành năm đầu tiên triển khai mô hình cải tạo mới cà phê theo hướng sản xuất bền vững ở Lâm Hà. Với 70 hộ tham gia mô hình sản xuất trên 30 ha cà phê catimor (chè) trong thời kỳ kinh doanh từ 4- 10 năm tuổi, đã tăng thêm năng suất cà phê nhân trung bình mỗi ha trên dưới 2 tạ.

Hoa Đà Lạt xác lập bản quyền

VĂN VIỆT
Chính quyền thành phố Đà Lạt đang hoàn chỉnh quy trình đánh giá, xác lập bản quyền “Nhãn hiệu Hoa Đà Lạt”, tiếp tục nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế cho 5 loài hoa là hoa cúc, hoa hồng, cẩm chướng, lay ơn, cát tường được sản xuất tại Đà Lạt và các vùng phụ cận gồm các huyện Lạc Dương, Đức Trọng và Đơn Dương,