VĂN VIỆT
Anh Mai Thanh Minh, Phó Giám đốc Sở Tư
pháp Lâm Đồng vừa được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân. Vinh dự này không chỉ riêng đối với anh Mai Thanh Minh mà còn là
vinh dự chung đối với ngành tư pháp Lâm Đồng.
CHIẾN SĨ KIÊN
TRUNG THỜI CHIẾN
Mai
Thanh Minh sinh năm 1955, tại một thôn nghèo ở vùng ven đô thành phố Đà Nẵng. Tuổi
thơ, chú bé Minh phải đi ở đợ, chăn trâu, cắt cỏ, kiếm thêm tiền cơm phụ giúp
gia đình. Nhắc lại, bao ký ức xưa dâng về trong anh: “Cha tôi bị lính Mỹ bắn trọng
thương khi tôi mới lên mười. Tôi căm hờn giặc Mỹ và chỉ muốn sớm được theo cách
mạng để cầm súng diệt thù. Rồi tôi lần tìm đến đơn vị bộ đội đóng quân trong
làng, ngày ngày tha thiết xin được nhập ngũ. Đến tháng 4/1967, tôi mới được quân
đội chính thức tiếp nhận vào làm chú bé liên lạc cho một Trung đội Đặc công
thuộc tỉnh Quảng Đà… ” Lúc này, chú bé Minh đành phải dừng lại việc học lớp 5 ở
trường làng.
Để sau 2 năm đào tạo ở môi trường quân đội mới, từ chú bé Minh liên
lạc đã trở thành chú lính đặc công nhỏ tuổi, trận đầu tham gia là đánh chất nổ
vào kho đạn An Đồn và Chi cảnh sát Sài Gòn ở Quận 3, Đà Nẵng. Đó là vào ngày
21/02/1969, trời vừa sập tối, Minh 14 tuổi cùng với 7 người lính đặc công đàn
anh mười tám, đôi mươi tuổi, chia các mũi đội hình đột nhập vào kho đạn. Tất cả
đều đánh trần, nhuộm cả thân người lẫn vào màu đất. Phải mất gần một tiếng đồng
hồ, cả tổ đặc công mới cắt đứt hơn 10 lớp rào thép gai; gỡ nhiều bẫy lựu đạn
giăng cài trên mặt đất; qua mắt nhiều tay lính gác Sài Gòn…để vào ngay vị trí
đặt chất nổ hẹn giờ phát hỏa. Xong xuôi, Minh cùng 7 người lính đặc công trong
tổ vừa vượt thoát trở lại đường chính thì hàng loạt tiếng nổ xé trời vang lên. Hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ, Minh cùng đồng đội đang dừng chân ở nhà một gia đình
cơ sở cách mạng thì bất ngờ bị cả trăm lính quân cảnh, cảnh sát Sài Gòn đến vây
bắt. Thì ra có một kẻ chiêu hồi đã chỉ điểm. Từ đây, Mai Thanh Minh bắt đầu dấn
thân vào chốn lao tù với “gươm kề tận cổ, súng kề tai…”
Bằng những hình thức tra tấn tàn bạo nhất xen lẫn với những thủ đoạn lừa mị tinh vi nhất, vẫn không thể khuất phục được tinh thần kiên trung của chiến sĩ cách mạng Mai Thanh Minh. Bởi từ những ngày đầu tiên đi theo cách mạng, chú bé Minh đã xác định: Nếu chết cũng phải chiến đấu đến giọt máu cuối cùng. Nếu thắng lợi phải tiếp tục rèn luyện trưởng thành. Nếu sa vào tay giặc thì cương quyết không khai một lời dù phải chịu những nhục hình dã man hoặc những trước những mua chuộc vinh hoa phú quý nào.
Bằng những hình thức tra tấn tàn bạo nhất xen lẫn với những thủ đoạn lừa mị tinh vi nhất, vẫn không thể khuất phục được tinh thần kiên trung của chiến sĩ cách mạng Mai Thanh Minh. Bởi từ những ngày đầu tiên đi theo cách mạng, chú bé Minh đã xác định: Nếu chết cũng phải chiến đấu đến giọt máu cuối cùng. Nếu thắng lợi phải tiếp tục rèn luyện trưởng thành. Nếu sa vào tay giặc thì cương quyết không khai một lời dù phải chịu những nhục hình dã man hoặc những trước những mua chuộc vinh hoa phú quý nào.
Mặc
dù chế độ Sài Gòn đã chuyển Mai Thanh Minh qua nhiều nhà lao với nhiều nhục
hình và cám dỗ khác nhau nhưng rốt cuộc vẫn không khai thác được gì. Vả lại chúng
còn vấp phải tinh thần đấu tranh quyết liệt của Mai Thanh Minh theo sự lãnh đạo
của những tổ chức cách mạng ngay trong ngục tù. Cụ thể là những mốc thời gian
chiến đấu tại nhà lao Kho Đạn ( từ tháng 4/1969 - 01/1970); tại nhà tù Côn Đảo ( tháng 01/1970
– 4/1971); nhà lao Chí Hòa ( tháng 4/1971 – 10/1971); nhà lao Thiếu nhi Đà Lạt và
nhà lao Tuyên Đức (10/1971 - ngày Đà Lạt giải phóng). Trong đó ở Nhà lao Thiếu
nhi Đà Lạt, Mai Thanh Minh đã thể hiện khí phách anh hùng của người chiến sĩ
cách mạng khi tự mổ bụng mình để tố cáo chế độ ngục tù Sài Gòn. Đó là lúc 17
giờ, ngày 20/11/1971, Mai Thanh Minh là một trong 5 chiến sĩ cách mạng trong
nhà lao Đà Lạt được bố trí để tự mổ bụng khi bị dẫn giải ra bên ngoài xà lim. Cả
5 chiến sĩ bị còng tay dính liền đứng theo hàng ngang. Khi vừa nhận lệnh tuyên
bố mổ bụng, cùng với 4 chiến sĩ trong hàng ngang, Mai Thanh Minh đĩnh đạc cầm
lưỡi dao lam bằng tay phải, rạch mạnh một nhát thứ nhất vào bên phải bụng mình,
vết thương mở to, máu đầm đìa chảy. Rạch tiếp nhát thứ hai, một nửa lưỡi dao
lam bị gãy nằm lại trong bụng. Lấy hết can đảm của mình, chiến sĩ Mai Thanh
Minh cầm chắc nửa lưỡi dao còn lại, rạch tiếp bụng mình một lần nữa, bung ra ngoài
một đoạn ruột dài cả gang tay…Cả bọn cai ngục mặt mày hoảng hốt. Một tay cảnh
sát dã chiến Sài Gòn vội mang chiếc tô nhựa úp lên đoạn ruột của Mai Thanh Minh
và đưa đi bệnh viện cấp cứu…
LÃNH ĐẠO TƯ PHÁP
THỜI BÌNH
Đất
nước giải phóng, anh Mai Thanh Minh tiếp tục làm người lính Tỉnh đội Tuyên Đức
truy quét Fulro. Từ năm 1979 đến năm 1995, anh chuyển ngành, giữ chức Chánh án
Tòa án nhân dân huyện Đức Trọng, Lâm Đồng. Từ năm 1995 đến nay, anh là Phó Giám
đốc Sở Tư pháp Lâm Đồng, phụ trách các lĩnh vực xây dựng và kiểm tra văn bản
quy phạm pháp luật; quản lý hộ tịch và bổ trợ tư pháp. Ngoài ra anh còn triển
khai các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Sở Tư pháp Lâm Đồng. Anh chân
thành: “Với cấp trên, tôi luôn thực thi đầy đủ sự lãnh-chỉ đạo, hoàn thành từng
nhiệm vụ được giao. Làm người lãnh đạo, tôi thường xuyên bám sát hoạt động tư
pháp cơ sở để đưa ra những quyết định kịp thời nhất. Với đội ngũ cán bộ thuộc
quyền, bao giờ tôi cũng tạo sự thân mật cùng với họ chia sẻ kinh nghiệm, trao
đổi nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, góp phần đưa công tác tư pháp thời bình ở
Lâm Đồng ngày càng thêm nhiều kết quả… ”
Nếu
nói riêng lĩnh vực tư pháp Lâm Đồng do anh Minh phụ trách đến nay đã tiến những
bước tiến đáng kể. Đã từng bước nâng cao chất lượng xây dựng, thẩm định và ban
hành văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Lâm Đồng theo đúng trình tự, thủ tục,
rút ngắn được thời gian, phù hợp với thực tiễn quản lý nhà nước ở từng địa
phương…
Đội ngũ cộng tác viên ở lĩnh vực này đã được xây dựng và phát huy vai trò, hiệu quả công việc trên đều khắp trong các ban ngành trong tỉnh. Với lĩnh vực quản lý hộ tịch đã triển khai đồng bộ qui trình ứng dụng Iso 9001: 2000. Và đã tham mưu UBND tỉnh Lâm Đồng ra quyết định bổ nhiệm 09 giám định viên tư pháp trên các lĩnh vực pháp y, môi trường, xây dựng. Toàn tỉnh đã cấp phép hoạt động cho 30 tổ chức hành nghề luật sư…
Nếu nhìn chung mọi hoạt động của Sở Tư pháp Lâm Đồng thì những năm vừa qua luôn được nhận cờ thi đua của Chính phủ, Bộ Tư pháp và UBND tỉnh Lâm Đồng. Đặc biệt Sở Tư pháp Lâm Đồng đã được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng ba, hạng nhì; và đang đề nghị trao tặng hạng nhất trong năm 2010. Trong thành tích chung ấy không thể không nhắc đến công sức đóng góp của Mai Thanh Minh, người anh hùng lực lượng vũ trang- người Phó Giám đốc Sở Tư pháp Lâm Đồng, luôn làm việc tận tụy, có trách nhiệm, sống gần gũi, thủy chung với mọi người./.
Đội ngũ cộng tác viên ở lĩnh vực này đã được xây dựng và phát huy vai trò, hiệu quả công việc trên đều khắp trong các ban ngành trong tỉnh. Với lĩnh vực quản lý hộ tịch đã triển khai đồng bộ qui trình ứng dụng Iso 9001: 2000. Và đã tham mưu UBND tỉnh Lâm Đồng ra quyết định bổ nhiệm 09 giám định viên tư pháp trên các lĩnh vực pháp y, môi trường, xây dựng. Toàn tỉnh đã cấp phép hoạt động cho 30 tổ chức hành nghề luật sư…
Nếu nhìn chung mọi hoạt động của Sở Tư pháp Lâm Đồng thì những năm vừa qua luôn được nhận cờ thi đua của Chính phủ, Bộ Tư pháp và UBND tỉnh Lâm Đồng. Đặc biệt Sở Tư pháp Lâm Đồng đã được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng ba, hạng nhì; và đang đề nghị trao tặng hạng nhất trong năm 2010. Trong thành tích chung ấy không thể không nhắc đến công sức đóng góp của Mai Thanh Minh, người anh hùng lực lượng vũ trang- người Phó Giám đốc Sở Tư pháp Lâm Đồng, luôn làm việc tận tụy, có trách nhiệm, sống gần gũi, thủy chung với mọi người./.
THÁNG 4/2009