ÁI
VY
Dẫu
trông vẫn còn sức khỏe và đầu óc minh mẫn nhưng với tám mươi tám tuổi đâu biết
được ông sẽ qui tiên lúc nào. Oái oăm thay con cháu của ông chẳng một người nào
theo tiếp nghề chế biến trà, cà phê nổi tiếng ở xứ sương mờ Đà Lạt mà ông đã
tạo lập hơn 50 năm qua. Buộc lòng ông phải ra giá bán thương hiệu cho người
ngoài họ hàng kế nghiệp, có thêm tiền để dưỡng già.
NỬA
THẾ KỶ “NUÔI BẠCH TƯỢNG”
Những năm năm
mươi của thế kỷ trước, phố núi Đà Lạt ngày đêm xuất hiện một người thanh niên
tuổi tam thập đẩy chiếc xe bán dạo những gói trà, cà phê mang tên “Lễ Ký”, nhãn
hiệu con voi trắng (Bạch Tượng). Người mua về nhà thưởng thức đã phát hiện ra
một hương vị trà, cà phê được chế biến khá đặc biệt, thoảng ngát cả mùi thơm
của hoa cỏ cao nguyên. Sau này người ta mới biết người thanh niên ấy cũng chính
là người trực tiếp chế biến ra sản phẩm trà, cà phê. Thanh niên ấy là người
Việt gốc Hoa, tên là Trần Văn Kiển.
Trước đó vào
thời điểm cuối những năm bốn mươi của thế kỷ hai mươi, biến động của thời cuộc
lịch sử đã khiến Trần Văn Kiển phiêu dạt từ đất nước Trung Hoa xa xôi đến sinh
sống tại khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn của Việt Nam. Thanh niên Kiển được tiếp nhận
vào làm công nhân của một công ty trà lớn ở đô thành này. Nhờ bản tính cần mẫn,
chịu khó, ham học hỏi của lao động Kiển đã dần thuyết phục người chủ công ty.
Rồi thời gian không lâu sau, lao động Kiển được điều chuyển qua bộ phận kỹ
thuật chế biến; rồi bước lên phụ trách kỹ thuật chính. Từ đây số phận đã mỉm
cười với lao động Kiển khi không chỉ học được nghề mà còn được truyền lại những
bí quyết chế biến trà, cà phê. Lên Đà Lạt hành nghề chế biến trà, cà phê, Trần
Văn Kiển đặt tên “Lễ Ký” hiện “Bạch Tượng” trên sản phẩm, gửi gắm mong ước về
sự phát triển thương hiệu của mình.
Trần Văn Kiển ỡ
thuê trong một căn phòng nhỏ ở đường phố Phan Đình Phùng bây giờ. Hai chữ “Lễ
Ký” và hình “Bạch Tượng” trên sản phẩm trà, cà phê dần khẳng định được uy tín
trên thương trường Đà Lạt và các địa phương trong nước qua con đường du lịch.
Năm 1961, Trần Văn Kiển đăng ký nhãn hiệu trà, cà phê “Lễ Ký”, nhãn hiệu “Bạch
Tượng” trước Tòa án Đà Lạt ( chế độ cũ) để được bảo hộ. Tiếng tăm lan nhanh,
Trần Văn Kiển nhanh chóng trở thành người giàu có; cưới vợ, sinh con, chấm dứt
cảnh ở thuê; xây nhà cửa; mở rộng cơ sở
sản xuất chính ở đường phố Phan Đình Phùng, Đà Lạt. Các mạng lưới phân phối
tiếp tục mở ra ở Sài Gòn, Nha Trang và các tỉnh duyên hải miền Trung khác.
Đất nước thống
nhất, thương hiệu trà, cà phê “Lễ Ký”, nhãn hiệu “Bạch Tượng” gặt hái nhiều
thành công nhất là suốt những năm chín mươi của thế kỷ trước. Chỉ hơn mười sản
phẩm trà chế biến nguyên chất, trà chế biến ướp hương; sản phẩm chế biến cà phê
katimo, robusta…đã đưa thương hiệu này trở thành một thương hiệu lớn của xứ trà
cao nguyên nói riêng; cả nước nói chung.
Ngày 04/01/2002, thương hiệu trà- cà phê “Lễ Ký”, nhãn hiệu “Bạch Tượng”
của Đà Lạt, đã được Cục Sở hữu công nghiệp ( nay là Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ
Khoa học - Công nghệ và Môi trường) cấp Chứng nhận độc quyền sử dụng thương
hiệu cho ông Trần Văn Kiển.
ỦY
QUYỀN THƯƠNG HIỆU ĐỂ LẤY THÙ LAO
Ông Trần Văn
Kiển và vợ ông sinh ra sáu người con trai, gái, nhưng cả thảy đã chọn nghề
nghiệp riêng, không người nào tiếp nối bí quyết chế biến trà, cà phê của ông để
giữ mãi thương hiệu “Lễ Ký”, nhãn hiệu “Bạch Tượng”. Bởi vậy việc phải làm của
ông là tìm đối tác nào đó để chuyển giao lại thương hiệu; ước muốn số phận
thương hiệu không phải chấp nhận qua đời vĩnh viễn theo ông.
Ông Kiển đặt vấn đề với một người gắn bó nhiều
năm về thu mua cà phê cho ông để lập hợp đồng ủy quyền sử dụng thương hiệu “Lễ
Ký”, nhãn hiệu “Bạch Tượng” để lấy tiền thù lao. Ông Kiển coi đây là bước đi
đầu để tiến đến đối thoại bán hẳn thương hiệu cho người này. Đó là ông Võ Hữu
Văn ( sinh năm 1964, thường trú tại xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt). Ngày 07/10/2004,
ông Trần Văn Kiển ( bên A) lập hợp đồng ủy quyền với ông Võ Hữu Văn (bên B).
Hợp đồng được UBND phường 2, Đà Lạt chứng thực. Theo đó, bên A ủy quyền cho bên
B được sử dụng thương hiệu trà- cà phê “Lễ Ký” cùng toàn bộ kỹ thuật, thiết bị
dụng cụ; đồng thời trực tiếp quản lý và điều hành các cửa hàng hiện có để sản
xuất, kinh doanh tại Đà Lạt và các địa phương trong cả nước. Cùng ngày, hai bên
thỏa thuận ký tiếp một phụ lục hợp đồng có ghi nội dung bên B trả tiền thù lao
sáng lập thương hiệu cho bên A là 170 triệu đồng. Sau đó bên B đã giao ứng
trước tiền cho bên A là 120 triệu đồng.
Sau thời gian
khoảng năm tháng học nghề, ông Võ Hữu Văn đã nắm bắt khá thành thạo kỹ thuật,
bí quyết chế biến trà, cà phê mang thương hiệu “Lễ Ký” nhãn hiệu “Bạch Tượng”.
Đưa sản phẩm trà, cà phê “Lễ Ký” do ông Võ Hữu Văn sản xuất ra tiêu thụ đã được
thị trường chấp nhận, bảo đảm được uy tín truyền thống của thương hiệu. Đến đây
thì ông Trần Văn Kiển nghĩ rằng phải xúc tiến nhanh việc chuyển toàn quyền sở
hữu thương hiệu cho ông Võ Hữu Văn. Ngày 21/5/2006, ông Kiển ra thông báo sẽ
chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp thương hiệu trà- cà phê “Lễ Ký”, nhãn hiệu
“Bạch Tượng” với giá sàn ưu tiên cho ông Văn là 600 triệu đồng. Tuy nhiên ông
Văn viện lẽ với mức giá bán này quá cao nên không đồng ý. Nhiều lần ông Kiển đề
nghị ngồi lại với ông Văn để tìm cách thương lượng nhưng không thành.
Không chờ đợi
thêm thời gian nữa, ngày 23/10/2006, ông Trần Văn Kiển chính thức làm đơn khởi
kiện ông Võ Hữu Văn ra tòa án với các yêu cầu : Chấm dứt hiệu lực hợp đồng ủy
quyền giữa hai bên. Ông Võ Hữu Văn không được quyền tiếp tục sử dụng thương
hiệu trà - cà phê “Lễ Ký”, nhãn hiệu “Bạch Tượng” để sản xuất kinh doanh.
BÁN THƯƠNG HIỆU ĐỂ DƯỠNG GIÀ
Xác định đây là
vụ án tranh chấp về “hợp đồng kinh doanh thương mại chuyển giao quyền sở hữu
công nghiệp; chuyển giao công nghệ và đòi lại tài sản”, TAND tỉnh Lâm Đồng mở
phiên tòa xét xử sơ thẩm vào ngày 11/3/2008.
Bị đơn Võ Hữu
Văn trình bày : Hợp đồng ủy quyền hai bên đã thống nhất định giá trị thương
hiệu trà - cà phê “Lễ Ký”, nhãn hiệu “Bạch Tượng” là 170 triệu đồng. Trong đó
hai bên đã giao nhận ứng trước là 120 triệu đồng. Còn lại 50 triệu đồng, ông
Văn đã thanh toán đủ sau khi được bên ông Kiển chuyển giao tất cả công nghệ chế
biến trà, cà phê vào cuối năm 2004. Ông Văn nghĩ rằng thực chất đây là việc mua
bán thương hiệu bằng hình thức ủy quyền, theo kiểu chìa khóa trao tay. Việc
chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp thương hiệu trà- cà phê “Lễ Ký” từ tên ông
Trần Văn Kiển sang tên ông Võ Hữu Văn chỉ còn là vấn đề thủ tục và vấn đề thời
gian. Tuy nhiên sau đó ông Kiển lại yêu cầu ông Văn đưa thêm 600 triệu đồng mới
hoàn tất thủ tục sang tên nên không thể chấp nhận được.
Theo tòa cấp sơ
thẩm tỉnh Lâm Đồng, hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng thương hiệu trà- cà phê
“Lễ Ký”, nhãn hiệu “Bạch Tượng” không làm thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu công
nghiệp ( Bộ Khoa học- Công nghệ và Môi trường) là không đảm bảo về hình thức
giao kết hợp đồng. Tòa tuyên bố hợp đồng ủy quyền của hai bên là hợp đồng vô hiệu.
Do việc thiếp lập hợp đồng ủy quyền đã thể hiệu lỗi hai bên ngang nhau nên buộc
cả hai phải có nghĩa vũ khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau
những gì đã nhận. Buộc ông Võ Hữu Văn
chấm dứt việc sử dụng kinh doanh thương hiệu trà- cà phê “Lễ Ký”, nhãn hiệu
“Bạch Tượng”, đã được Cục Sở hữu công nghiệp (Bộ Khoa học Công nghệ và Môi
trường ) cấp Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
Tòa còn xử buộc
ông Trần Văn Kiển phải hoàn trả lại cho ông Võ Hữu Văn 120 triệu đồng số tiền
đã nhận theo hợp đồng ủy quyền. Ông Kiển kháng cáo số tiền phải thanh toán này.
Ông Kiển cho rằng đây là khoản tiền thù lao công sáng lập, tạo dựng uy tín
thương hiệu trà- cà phê của ông trong suốt hơn 50 năm qua. Hơn nữa ông Văn đã
được ông Kiển chuyển giao công nghệ sản xuất, kinh doanh thương hiệu liên tục
hơn bốn mươi tháng đã qua nhưng không hề phân chia cho ông Kiển một tỉ lệ lợi
nhuận nào.
Ông Trần Văn
Kiển cho biết hiện tại đã có nhiều doanh nghiệp trong nước đặt vấn đề đấu giá
mua thương hiệu trà- cà phê “Lễ Ký” nhãn hiệu “Bạch Tượng” của ông với giá sàn là 600 triệu đồng. Ông
Kiển đang hy vọng một bản án có hiệu lực sớm được tuyên xử để trả lại thương
hiệu cho ông. Để ông sẽ kịp bán thương hiệu lấy khoản tiền tịnh dưỡng những
ngày tháng tuổi già cuối cùng của đời mình./.
THÁNG
4/2007