VĂN VIỆT
Rừng và đất rừng
ở Đạ Tẻh là một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng,
chiếm hơn 73% diện tích đất tự nhiên. Những năm qua với chính sách ưu đãi của
nhà nước giao đất giao rừng về vùng sâu xa; với cơ chế thu hút đầu tư thông
thoáng đã xây dựng cho rừng Đạ Tẻh thay
da đổi thịt từng ngày, hứa hẹn phía trước những “mùa rừng” bội thu.
Đến
những địa bàn của xã Mỹ Đức, Đạ Tẻh bây giờ dễ gặp những khu đồi rừng cao su
bạt ngàn. Bên này một khu đồi là cả trăm ha cao su chiều cao lên đến sáu, bảy
mét. Bên kia nữa là khu đồi hơn 300 ha với nhiều vạt đồi cao su có độ tuổi từ
mới bén rễ cho đến hơn một năm khép tán. Ông Vũ Thành Long, Phó giám đốc Công
ty Cổ phần cao su Đạ Tẻh nói :”Đất Đạ Tẻh là đất đầu nguồn của miền đông đất
đỏ. Lượng gió, lượng nắng và lượng mưa trong năm của thiên nhiên luôn ưu đãi là
nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cây cao su Đạ Tẻh xanh tốt…” Trước khi cao su phủ
xanh thì đây là những khu đồi rừng nghèo kiệt, chỉ thưa thớt vài đám cây bụi,
cây tạp. Đến nay với Công ty Cổ phần cao su Đạ Tẻh là một trong mười hai doanh
nghiệp được cấp phép đầu tư phát triển vốn rừng với gần 6.000 ha trên địa bàn
Đạ Tẻh. Trong đó tổng diện tích rừng nghèo kiệt được phê duyệt để trồng rừng
kinh tế từ năm 2008 đến nay là gần 1.800 ha, phần lớn gồm trồng cây cao su và
trồng cây keo lai. Bên cạnh đó còn có những địa bàn đã giao quyền sử dụng đất
cho nhân dân trồng rừng kinh tế ở huyện Đạ Tẻh tập trung phổ biến ở các xã Quốc Oai (hơn 40 ha/18 hộ); An
Nhơn (gần 100ha/26 hộ); Đạ Kho (gần 86,5ha/27hộ); Đạ Lây (gần 93 ha/32 hộ);
Hương Lâm (gần 36,3ha/10 hộ). Với vùng đồng bào dân tộc thiểu số địa phương,
Công ty Lâm nghiệp Đạ Tẻh đã tiến hành
giao khoán gần 14 ngàn ha rừng cho gần 590 hộ gia đình tại các buôn làng của
huyện Đạ Tẻh như buôn Con Ó, buôn Tố Lan, buôn Đạ Nha, buôn Tôn K’Long. Tiền
công nhận khoán quản lý bảo vệ rừng mỗi đơn vị ha mỗi năm từ 100 ngàn đồng đến
200 ngàn đồng. Theo thống kê trên toàn huyện Đạ Tẻh năm 2009, tổng số diện tích
trồng rừng kinh tế đạt 1.476 ha. Trong
đó các dự án trồng hơn 500 ha; Công ty Lâm nghiệp Đạ Tẻh giao khoán cho
408 hộ gia đình trồng 618 ha; các hộ dân trồng 356 ha bao gồm chủ yếu trồng cây
điều thuộc dự án bảo vệ rừng và phát triển nông thôn. Đến 6 tháng đầu năm 2010,
các doanh nghiệp, các đơn vị lâm nghiệp, nhân dân và các tổ chức chức năng khác
ở huyện Đạ Tẻh đã trồng mới hơn 1.000ha rừng. Riêng việc tận thu lâm sản để
trồng mới rừng trong hai năm qua, các doanh nghiệp đầu tư đã tận thu gần 5.600
mét khối gỗ, đạt 18% kế hoạch được duyệt.
Số
liệu đánh giá ban đầu của Hội đồng nhân dân huyện Đạ Tẻh cho biết, tổng diện
tích rừng diện nghèo kiệt được giao cho nhân dân trồng rừng kinh tế trong giai đoạn
2007 – 2010, thuộc các chương trình 135, dự án quản lý bảo vệ rừng là 1.242 ha.
Cụ thể tại xã Quốc Oai, việc triển khai các bước để giao đất rừng nghèo kiệt
cho nhân dân trồng rừng kinh tế đã thể hiện sự bình chọn dân chủ, phù hợp với
tình hình thực tế tại địa phương, thực hiện đúng tinh thần nghị quyết của Huyện
ủy Đạ Tẻh. Hiện những hộ dân được giao đất rừng ở Quốc Oai đã tiến hành trồng
cây keo lai đang sinh trưởng khá tốt trên gần 70 ha. Tương tự trên các xã Đạ
Lây, An Nhơn, Đạ Pal, Triệu Hải, các cây trồng đã và đang phủ xanh đất rừng như
bời lời, điều, các cây ăn trái khác…Đây là những kết quả bước đầu đáp ứng nhu
cầu, nguyện vọng của người dân, đặc biệt là những hộ dân sống gần rừng, những
hộ đồng bào dân tộc thiểu số bản địa Tây Nguyên-những đối tượng đã và đang được
thụ hưởng những chương trình, dự án phát triển nghề rừng, luôn nỗ lực quản lý,
bảo vệ và thâm canh trên đất rừng để đem lại thu nhập ngày càng nhiều hơn cho
kinh tế hộ gia đình, góp phần làm giàu thêm vốn tài nguyên rừng ở địa phương./.
THÁNG
5/2009