VĂN VIỆT
Việc khai trương đường bay Liên Khương –
Đà Nẵng đã mang đến tin vui lớn cho người dân đất Quảng Nam- Đà Nẵng ở Lâm
Đồng. Từ đây bên cạnh tuyến đường bộ “độc đạo”, họ có thêm một tuyến hàng không
để lựa chọn phù hợp cho những chuyến về thăm quê của mình. Nhân dịp này, Phóng
viên Người Làm báo Lâm Đồng đã tiếp xúc với những công dân Lâm Đồng gốc Quảng
Nam- Đà Nẵng và ghi nhận những “cung bậc” phấn khởi của họ.
*Ông HOÀNG HẬN, PHÓ CHỦ TỊCH KIÊM THƯ KÝ
HỘI ĐỒNG HƯƠNG QUẢNG NAM- ĐÀ NẴNG TẠI LÂM ĐỒNG: “Cầu hàng không
- cây cầu ao ước của người đất Quảng Nam ở Lâm Đồng”
Thống
kê chung trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 15 ngàn hộ gia đình người Quảng
Nam - Đà Nẵng đang định cư, hàng năm thường tập trung cao điểm lượng người về
thăm quê từ tháng chạp đến hết tháng 3 âm lịch để thể hiện tín ngưỡng cúng giỗ
gia tiên bản quán của họ. Đây cũng là thời điểm người dân gốc ở các tỉnh duyên
hải miền Trung về thăm quê khá đông. Lúc ấy những chuyến xe vận tải hành khách
của các doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước và của hộ kinh doanh gia đình ở
Lâm Đồng thường phải đặt vé trước nhiều ngày mới bố trí phù hợp theo từng ngày
giờ xuất bến. Trong kỳ nghỉ hè của sinh viên Đại học Đà Lạt cũng có đến bảy,
tám trăm sinh viên hàng năm về thăm quê đất Quảng Nam – Đà Nẵng sẽ thuận tiện
biết mấy nếu sinh viên được lên trên những chuyến bay giảm giá.
Và cũng được
biết với tuyến đường đi từ Đà Nẵng trở lại Đà Lạt, vào dịp hè có nhiều chuyến
lữ hành thường cộng thêm ít nhất một đêm lưu trú dừng chân lại các tỉnh miền
Trung trước khi lên du lịch Đà Lạt. Đặc biệt hàng năm có những chuyến thăm định
kỳ như chuyến thăm của lãnh đạo huyện Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam lên vùng đất
kinh tế mới của người dân Đại Lộc ở Đinh Lạc, Di Linh từ năm 1992 đến nay luôn
ước ao có một cây cầu hàng không để rút ngắn lộ trình. Nay ước ao này đã thành
hiện thực khi tuyến bay Liên Khương – Đà Nẵng được khánh thành. Và chắc chắn
đường bay sẽ giảm tải lớn cho tuyến đường bộ từ Lâm Đồng về thành phố Đà Nẵng
và các tỉnh lân cận.
*Ông PHẠM NGỌC
AN, GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT-
HỘI NÔNG DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG “Hoa về Đà Nẵng sẽ còn đẫm hơi sương Lâm Đồng…”
Ở
thành phố Đà Nẵng có nhiều vựa tiêu thụ rau, hoa của Đà Lạt được vận chuyển từ
trước đến nay trên những chuyến xe cấp đông từ Lâm Đồng đi về. Xe đi đường bộ
chở rau hoa phải mất ít nhất 12 giờ đồng hồ từ Đà Lạt mới đến được Đà Nẵng. Nay
có tuyến đường bay mở ra sẽ đưa về một lượng rau hoa đáng kể của Đà Lạt về Đà
Nẵng chỉ sau khi thu hoạch hơn một tiếng đồng hồ. Ở các vùng chuyên canh rau,
hoa hàng ngàn ha ở Xuân Trường, Trại Mát của Đà Lạt; ở Ka Đô, Thạnh Mỹ, Lạc
Xuân, Lạc Nghiệp…của huyện Đơn Dương đều có hàng trăm đến hàng ngàn hộ gia đình
người gốc đất Quảng Nam canh tác. Bởi vậy rau, hoa Lâm Đồng hàng ngày về Quảng Nam- Đà Nẵng bên cạnh sản phẩm hàng hóa
còn là sản phẩm quà đặc sản cho người thân ở quê nhà. Thật là ý nghĩa khi tết
đến xuân về; khi hiếu hỷ, khi vào trăng rằm hàng tháng…, qua đường hàng không,
người đất Quảng từ Lâm Đồng được đưa về quê tặng dâng những cành hoa còn đẫm
hơi sương vừa thu hoạch trong vườn trồng.
Ông TRƯƠNG QUANG
QUÝ, SỐ 4B, BÙI THỊ XUÂN, ĐÀ LẠT : “Mỗi năm gia đình tôi sẽ dành dụm ít nhất
một chuyến bay về thăm quê Quảng Nam”
Tôi
định cư ở Đà Lạt đã 30 năm. Cũng như những người con đất Quảng Nam ở Lâm Đồng,
ao ước được có chuyến bay để về kịp cho những việc nghĩa cử thiêng liêng khi
tết đến xuân về của mỗi gia đình. Như bao năm khi vào ngày cận tết muốn về quê
Quảng Nam phải đặt trước vé xe hơn 10 ngày mới có. Hoặc có gia đình gặp việc
gấp gáp muốn có mặt về quê sớm nhất – nếu mua được é xe ngay thì cũng phải mất
hơn một ngày đường bộ. Tôi làm việc trong một cơ quan nhà nước. Vợ tôi làm dịch
vụ buôn bán nhỏ ở Đà Lạt, các con tôi đều đang độ tuổi đi học, kinh tế chưa
được khá giả cho lắm, nhưng tôi sẽ dành dụm tiền hàng năm ít nhất một chuyến
bay đưa cả gia đình tôi về thăm quê đất Quảng Nam trong dịp tết, dịp hè, hoặc
dịp 27/7 về thắp hương cúng giỗ trên các phần mộ liệt sĩ là người thân của gia
đình tôi…/.
THÁNG 8/2009