VĂN VIỆT
Tận dụng mọi điều kiện và lợi thế của
từng khoảnh đất vườn, thôn 10C (còn gọi là làng người Mông) ở xã Lộc Thành
huyện Bảo Lâm đã từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc đa canh cây
trồng, từ đó giảm đáng kể số hộ nghèo qua mỗi năm.
Sau
gần mười tám năm lập nghiệp, người Mông gốc di cư từ miền núi phía Bắc đã ổn
định và phát triển cuộc sống no ấm trên thôn 10C, xã Lộc Thành huyện Bảo Lâm
của Lâm Đồng đến ngày nay. Bí thư Chi bộ thôn 10C, Thào Hùng Khải là người Mông
đâu tiên vào đây lập làng và cũng là người tiên phong sản xuất đa canh cây
trồng, kể rằng ở bản quê miền núi phía Bắc, người Mông chỉ trồng tỉa cây bắp
nên đến đất Lâm Đồng thời gian đầu cũng chỉ quen làm độc canh cây bắp. Để đắp
đổi đủ cái ăn hàng ngày, người Mông phải tìm việc làm thuê quanh vùng như hái
trà, hái cà phê, đào hố xuống giống trà, giống cà phê…Lúc đó đâu nghĩ rằng làm
thuê đã có thu nhập hàng tháng, người Mông còn được trực tiếp hàng ngày học
cách thức trồng chè, trồng cà phê của những người chủ đất địa phương hết lòng
chỉ dẫn. Vừa học vừa thực hành, lần lượt những khoảnh vườn của hộ gia đình
Người Mông đã trồng thành những luống trà, luống cà phê bám rễ xanh cành tươi
tốt. Năm 1997, hộ gia đình Thào Hùng Khải là một trong những hộ gia đình có 2,5
ha cà phê thu hoạch sớm nhất của thôn, đạt sản lượng hơn 2,2 tấn nhân/ha. Sau
đó cả thôn nhân rộng kinh nghiệm trồng cây cà phê và kết quả đến nay đã thâm
canh hơn 200 ha với sản lượng bình quân mỗi năm đạt 2,5 tấn nhân/ha. Tương tự
cây chè hạt và chè cành cũng được người Mông học hỏi kỹ thuật từ người dân địa
phương và trồng thành công đến nay khoảng 170 ha, sản lượng chè tươi mỗi năm
đạt khoảng 7,5 tấn/ha.
Bên
cạnh 2,5ha cà phê, Bí thư thôn, Thào Hùng Khải đã xây dựng mô hình nông nghiệp
khép kín trong gia đình đều có thu hoạch hàng năm gồm 7 sào chè, 6 sào trồng cỏ
chăn nuôi bò, 2 sào măng tre, 2 sào ao nuôi cá trắm, rô phi, chép, mè…Tích lũy
từ những nguồn thu đa canh này, gia đình Bí thư Khải vừa xây dựng căn nhà cấp 4
rộng 140 mét vuông, tổng kinh phí khoảng 150 triệu đồng. Nhưng đây chưa phải
căn nhà xây lớn nhất ở làng Mông hiện thời mà đó là căn nhà xây của hộ gia đình
Lý Hữu Thanh trong thôn với tổng kinh phí hơn 200triệu đồng. Gia đình ông Thanh
đa canh gần 3 ha cà phê, chè, sầu riêng và ao cá. Sản xuất đa canh giỏi ở làng
Mông không chỉ có người Mông mà ngày càng có thêm nhiều hộ gia đình các dân tộc
anh em đến định cư sau này. Đó là hộ Hoàng Văn Cấm (người Nùng) sản xuất chè và
cà phê với gần 3 ha; hộ K’Ghíp ( người bản địa
Tây Nguyên) với gần 1 ha chè và cà phê; hộ Hoàng Văn Viếng (người Kinh)
với 3ha cà phê, 5 sào chè, 1 sào ao cá, 2 sào măng tre…
Sản
xuất đa canh có hiệu quả kinh tế, thôn 10C của xã Lộc Thành, Bảo Lâm đã giảm 23
hộ nghèo trong vòng một năm qua. Mới đây bằng nguồn kinh phí nhà nước đã kéo điện lưới quốc gia từ đường lộ
chính về thôn 10C với tổng chiều dài gần
10km. Đã có hơn 95% số hộ dân trong thôn bắc điện về nhà thắp sáng và sản xuất.
Năm nay thôn 10C phấn đấu hoàn thành các
tiêu chí để công nhận là thôn văn hóa cấp xã, từ đó làm điềm xuất phát mời để
đăng ký đạt được danh hiệu thôn văn hóa ở các cấp cao hơn. /.
THÁNG 6/2009