VĂN
VIỆT
Bỗng nhiên một ngày trên dòng sông Đạ Quay, huyện Đa Huoai xuất hiện
một đoàn bè tre lướt sóng. Những chiếc bè tre chở từng nhóm, từng nhóm du khách
xuôi dòng, tìm kiếm cảm giác phiêu lưu mạo hiểm. Lẫn trong tiếng sông nước ào
ào tuôn chảy rộn vang lên tiếng cười đùa thỏa thích. Thoáng chốc không gian tĩnh
lặng một vùng quê Đạ Huoai như sôi động dần lên…
Vâng,
đó là sản phẩm du ngoạn trên sông nước bằng bè tre của Chi nhánh Công ty Du
lịch Hồng Bàng tại Đà Lạt. Sản phẩm đã được Hồng Bàng “chào bán” khoảng ba năm
nay, và ngày càng thu hút khá đông lượt khách du lịch từ các tỉnh, thành phương
Nam“đặt mua” trong lộ trình lên thiên đường du lịch Đà Lạt. Sản phẩm hướng vào
sự mộc mạc, dân dã, nhưng không kém phần độc đáo ấn tượng. Chàng trai trẻ Lê
Mai Nhật Hải, trưởng Chi nhánh Du lịch Hồng Bàng, Đà Lạt nói rằng du lịch bè
tre vẫn đang là sản phẩm đầy tiềm năng của Lâm Đồng. Hơn ba năm trước, khi lên
Đà Lạt đầu tư dịch vụ du lịch lữ hành, điều nghĩ đến đầu tiên của Hồng Bàng
là…vùng nguyên liệu tre lồ ô ở các huyện phía Nam Lâm Đồng - từ Đạ Huoai, Đạ
Tẻh đến Cát Tiên. Cây tre lồ ô đã đan kết thành những làng tiểu thủ công nghiệp
hết sức đặc thù nơi đây. Và cây tre lồ ô
“dệt” nên những chiếc bè đưa người nông dân ngày ngày buông lưới, thả câu ven
sông suối, hiện lên bức tranh của miền quê Lâm Đồng thật đẹp. Ý tưởng mở tour
lữ hành thăm làng tiểu thủ công nghiệp đan mây tre, kết hợp với du thuyền bằng
bè tre trên sông nước phương Nam Lâm Đồng của Du lịch Hồng Bàng đã hình thành
rồi nhanh chóng được triển khai.
Những
ngày đầu “chào hàng”, sản phẩm bè tre đã “bắt mắt” ngay bởi sự mới lạ của nó.
Nhưng nhiều người còn e ngại về sự an toàn của loại hình này. Du lịch Hồng Bàng
đã tuyển chọn được một lực lượng “tài công” chuyên nghiệp với hơn 10 thanh niên
trẻ, khỏe. Du khách lên bè tre đều bắt buộc phải mặc áo phao. Mỗi bè có 2 “tài
công” trực tiếp hoặc hướng dẫn du khách chống sào cho bè “chạy”. Theo sát bè
tre là các ca nô sẵn sàng cứu hộ. Với “dây chuyền hoạt động” khép kín và đồng
bộ, du khách một lần đi bè trên sông đã có được cảm giác thích thú khó quên.
Bên cạnh các đoàn khách đưa trước vào lịch trình, nhiều đoàn khách trước khi
đến Đà Lạt hoặc trở về lại phương Nam, đã “đột xuất” dành thời gian dừng chân
du ngoạn bè tre trên sông nước dân dã này. Để được tham gia trò chơi du thuyền
trên sông bằng bè tre, du khách đặt tour khá dễ dàng. Đặt trực tiếp, đặt qua
email, qua điện thoại…đều được đáp ứng khá nhanh. Du lịch Hồng Bàng có đội ngũ
đóng bè tre thành thạo. Chỉ cần 2 giờ đồng hồ, cả chục chiếc bè tre mới của
Hồng Bàng có thể “hạ thủy”. Kích thước mỗi chiếc bè du lịch có chiều rộng từ
1,5m - 2m; chiều dài từ 3 m - 4m.
Trung bình mỗi chiếc bè tre có “trọng tải” từ 5 - 6 du khách trở lên. Thời gian mỗi chuyến du ngoạn ít nhất là một giờ; cao nhất là hai giờ đồng hồ. Mỗi giờ mỗi phút vụt qua, du khách tha hồ tận hưởng không khí đất trời, mây nước, núi rừng mênh mông, yên ả của vùng cửa ngõ Nam Tây Nguyên. Thời điểm “mùa” du lịch, mỗi ngày có đến 10 chuyến bè tre chở du khách lướt cùng sông nước đi-vế.
Trung bình mỗi chiếc bè tre có “trọng tải” từ 5 - 6 du khách trở lên. Thời gian mỗi chuyến du ngoạn ít nhất là một giờ; cao nhất là hai giờ đồng hồ. Mỗi giờ mỗi phút vụt qua, du khách tha hồ tận hưởng không khí đất trời, mây nước, núi rừng mênh mông, yên ả của vùng cửa ngõ Nam Tây Nguyên. Thời điểm “mùa” du lịch, mỗi ngày có đến 10 chuyến bè tre chở du khách lướt cùng sông nước đi-vế.
Bè
tre là một sản phẩm du lịch đặc thù của vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng;
và là một loại hình du lịch “độc nhất vô
nhị” trong nước và quốc tế. Khi có khách đặt tuor thì phải bắt tay đóng mới bè
tre, và hạn sử dụng chỉ có…ba ngày sau. Nhờ vậy khách du lịch bao giờ cũng được
du thuyền trên những chiếc bè tre vừa “xuất xưởng”. Thân bè bằng những thân cây
tre, được buộc chặt bằng lạt tre. “Động cơ” và là tay lái điều khiển của bè tre
là cây sào cao vút, mềm mại, chắc chắn cũng làm…bằng tre.
Bất
ngờ hơn trong thời gian gần đây, Công ty Du lịch Hồng Bàng đã tổ chức thường
xuyên nhiều đoàn du khách nội địa và quốc tế đi tour du lịch bè tre…trên biển
Mũi Né, Nha Trang và Phú Quốc. Tre lồ ô được khai thác từ vùng phương Nam Lâm
Đồng vận chuyển xuống vùng biển, lắp mới tại chỗ rồi…xé sóng biển. Hiện giá
tour du lịch bè tre cho mỗi người đi trong tỉnh Lâm Đồng là trên dưới 300 ngàn
đồng. Nếu di chuyển xuống các vùng biển này thì giá tăng lên từ 500 ngàn đồng
trở lên. Lượng khách đăng ký đi chuyến “lữ hành bè tre” đến Công ty Du lịch
Hồng Bàng đã và đang “đầy” lên trong nhật ký tuor. Trong nay mai, nhiều công ty
lữ hành khác cùng tham gia “sản xuất” sản phẩm bè tre, sẽ mở ra những cơ hội,
điều kiện mới cho người nông dân vùng đất phương Nam Lâm Đồng tham gia phát
triển du lịch./.
*Tháng 3/2007