Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Cả nhà ra tòa

ÁI VY

Vừa mới đây, TAND huyện Đức Trọng đã mở một phiên tòa dân sự mà tất cả bên nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, nhân chứng đều…trong họ hàng, dòng tộc, sống liền kề nhau trong thị trấn Liên Nghĩa. Sự tranh chấp hy hữu này đáng để mọi người trong cuộc tự vấn lại lương tâm mình.

Sự việc nảy sinh khi người quá cố không để lại một dòng di bút, chính thức chọn thừa kế người nào về khối tài sản đã tạo lập được lúc sinh thời. Đó là cụ bà VTC sinh năm 1922, có tài sản gồm nhà và đất với diện tích hơn 202 mét vuông, tọa lạc tại Liên Nghĩa, Đức Trọng. Bà C từ trần vào ngày 08/11/1995, chỉ kịp để lại “áp chỉ vân tay” là “giấy ủy quyền tài sản” lập ngày 09/8/1994. Theo đó, bà C ủy quyền toàn bộ tài sản cho người con trai tên là HNT ( sinh năm 1960) cùng vợ tên là HTH ( sinh năm 1958) được toàn quyền sử dụng để thế chấp vay vốn ngân hàng. Thời gian ủy quyền là đến khi vợ chồng T, H không còn nhu cầu vay vốn. Căn cứ theo giấy ủy quyền này, vợ chồng ông T, bà H tự ý đem bán căn nhà cho người khác. Từ đây tranh chấp gay gắt bùng phát trong nội bộ gia đình.
Trước tòa, quan hệ các bên được xác định lại: Nguyên đơn HNV ( sinh năm 1972) là con của ông HNT (bị tuyên bố đã chết) và bà NTP ( sinh năm 1951). Ông HPH và bà K (đều đã chết) sinh ra ông HNT. Do bà K chết sớm, ông HPH kết hôn với bà VTC sinh được 4 người con trai. Ông HPH chết năm 1975. Hiện 2 trong 4 người con đã chết. 2 người con còn lại đang tranh tụng trước tòa là HNH và HNT.
Như vậy xét về quan hệ huyết thống thì bị đơn HNT là anh ruột của nguyên đơn HNH; và là người chú cùng cha khác mẹ với nguyên đơn HNV. Họ đã từng sinh sống chung một căn nhà. Đến khi ở riêng vẫn quây quần xung quanh thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng. Vậy mà họ phải cùng ra tòa bởi quá nhiều lần không tìm ra được sự đồng thuận chung, dù các cấp hòa giải đã kiên trì đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau.
Lúc bà C còn sống, chú cháu, anh em trong nhà gần như bao giờ cũng trong ấm ngoài êm. Một đời đổ mồi hôi nuớc mắt cùng với chồng-ông HPH, bà C đã tạo lập cơ nghiệp hơn 20, 4 ngàn mét vuông đất ruộng vườn. Người con trai HNH được mẹ chia 8.100 mét vuông đất. Năm 1998, đứa cháu HNV ra ở riêng, có phần được chia là 5.500 mét vuông đất sản xuất. Phần đất còn lại gồm 5.400 mét vuông đất vườn với 1.400 mét vuông đất ruộng là do vợ chồng HNT sử dụng...
Bà C chết. Trong lúc những người trong họ tộc luôn quyết lòng giữ lại đất, nhà, gắng sức làm ăn và thường xuyên nhan khói cho người quá cố đỡ ngậm ngùi nơi chốn vĩnh hằng, thì vợ chồng HNT lại lần lượt…bán cho bằng hết. Trước tòa, vợ chồng ông T, bà H nói rằng, họ đã hết gần 7.000 mét vuông đất vườn và đất sản xuất để…thanh toán nợ nần. Rồi cuối cùng căn nhà số , Liên Nghĩa, diện tích hơn 202 mét vuông cũng bán đứt vào ngày 14/11/2003. Theo tập quán của người Việt Nam thì ngôi nhà còn lại duy nhất của cha hoặc mẹ để lại thuộc diện nhà hương hỏa rất mực thiêng liêng cho con cháu, họ hàng. Ấy vậy mà vợ chồng ông T tự bán cho người khác mà không có một lời đồng thuận nào về phía gia đình người em HNH và người cháu HNV. Chưa nói đến giá bán ngôi nhà rất rẻ, chỉ 30 triệu đồng. Trong khi Hội đồng định giá của huyện Đức Trọng xác định trị giá của căn nhà này là: 105.966.000 đồng !
“Đối điều” qua lại trước tòa, người cháu HNV nhắc lại mình đã được bà C cho về ở chung nhà. Được đứng tên chung trong một sổ hộ khẩu do người chú HNT làm chủ hộ. Vậy yêu cầu tòa xem xét quan hệ thừa kế của mình trước ngôi nhà xưa ấy. Với ông HNH cho rằng sẽ không công bằng nếu như không được hưởng thừa kế cùng với người anh ruột HNT trên căn nhà Liên Nghĩa. Hơn nữa, về mặt lý, cả ông H và ông V đều chung suy nghĩ: Giấy ủy quyền cho HNT thế chấp vay tiền ngân hàng, không có nghĩa là quyền sở hữu nhà, sử dụng đất đã được chuyển dịch từ bà C sang vợ chồng HNT. Bởi vậy, giấy này đã hết hiệu lực sử dụng kể khi bà C chết !
Tuy nhiên, Hội đồng xét xử của TAND huyện Đức Trọng lại có nhận xét trái ngược với bên nguyên đơn. Lập luận ở đây: Giấy ủy quyền nói trên không thể xem là di sản của bà C để lại. Giấy này đã được thể hiện tài sản của bà C khi còn sống đã chuyển sang vợ chồng ông Th, bà H toàn quyền sử dụng. “Vì các lẽ trên”, Tòa quyết định bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là ông HNH và ông HNV về việc chia thừa kế đối với căn nhà và đất tại Liên Nghĩa.
      Bản án trên đã bị kháng cáo. Cả nhà họ “H

” còn phải ra tiếp phiên tòa cấp trên nữa. Tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ gia đình này chưa biết bao giờ hàn gắn lại được ?!./.
Tháng 3/2006