VĂN
VIỆT
Nông
dân Lâm Đồng đang được Công ty ATDC Đà Lạt chuyển giao kỹ thuật mới về trồng
hoa huyết môn trong chậu với kết quả đã tiết kiệm không ít nguồn vốn đầu tư, tăng
năng suất và chất lượng hoa cắt cành, thu lời nhiều hơn trên từng đơn vị diện
tích đất nông nghiệp…
Điều
tra của Công ty Tư vấn dịch vụ kỹ thuật phát triển nông nghiệp Đà Lạt (ATDC) cho biết: Cây huyết môn ( tropical) có xuất từ Colombia, là một loài cây
thân ngắn, sinh trưởng nhanh thành từng bụi rồi nở ra thành từng cành hoa đơn,
có thể thu hoạch liên tục tục đến 10 năm sau
- kể từ năm ra hoa đầu tiên. Năm 2002, huyết môn nhập về Lâm Đồng và trồng
rải rác trong vườn sinh vật cảnh của hộ gia đình. Qua năm 2005, vài chục hộ nông
dân Lâm Đồng mới bắt đầu lập nhà lưới trồng hoa huyết môn thương phẩm với quy
mô mỗi hộ gia đình vài trăm mét vuông. Từ đó đến nay, do hiệu quả kinh tế mang
lại nhiều lợi thế cạnh tranh so với các loài hoa cắt cành khác, hoa huyết môn
được nông dân các vùng Đà Lạt, Đơn Dương, Lâm Hà, Bảo Lộc..đã dần mở rộng thành
những khu vực chuyên canh hàng năm từ 20- 30ha, trong đó quy mô canh tác của mỗi
hộ gia đình đã tăng lên từ 300 - 500m2 nhà lưới.
Tuy
nhiên do phát triển tự phát, tự bổ sung kinh nghiệm cho nhau từ thực tế sản xuất,
nên nông dân rất cần có một sự tác động khoa học để hoàn chỉnh quy trình sản xuất
hiệu quả nhất. Với yêu cầu bức thiết này, từ tháng 12/2012 đến nay, Công ty
ATDC Đà Lạt đã vào cuộc phối hợp cùng với nhà nông triển khai thực nghiệm quy
trình sản xuất hoa huyết môn bằng các biện pháp sinh học, đạt những kết quả khả
quan trên tất cả 4 khâu gồm chọn giống, phối trộn giá thể, kỹ thuật chăm sóc và
phòng trừ đối tượng gây hại. Cụ thể đến gần cuối tháng 8/2013, trên 3 vùng sinh
thái “đại diện” trong tỉnh Lâm Đồng gồm Đà Lạt, Đơn Dương và Di Linh, Công ty
ATDC Đà Lạt đã tổng hợp các biện pháp kỹ thuật trồng huyết môn để chuyển giao
cho nông dân gồm: tỷ lệ phối trộn giá thể với 20% xơ dừa và 80% vỏ trấu đã hun
đốt, ủ kỹ với chế phẩm sinh học ( loại Tricoderma C883 với 5-6kg/10m3 và
EMZ-USA với 1 lít/10m3) trong 30 ngày trước khi đưa vào chậu; sử dụng 100% phân
bón hữu cơ vi sinh, lượng bón 150kg/1.000m2/lần, định kỳ 3 tháng bón 1 lần; sử
dụng chủ yếu các loại thuốc sinh học để phòng trừ hiệu quả các bệnh gây hại như
thán thư, đốm lá, đốm hoa…
Trong
6 mô hình ở Đà Lạt, Đơn Dương và Di Linh với tổng cộng 1.200m2 áp dụng đầy đủ
trên 4 khâu kỹ thuật nói trên, đặc biệt đã chuyển 100% diện tích trồng theo từng
luống giá thể trên mặt đất sang trồng trong chậu giá thể đặt cách ly trên mặt đất,
vụ thu hoạch hoa huyết môn thực nghiệm đầu tiên của Công ty ATDC Đà Lạt, tất cả
vườn mô hình đều cho thấy những thông số đạt yêu cầu cao hơn vườn đối chứng
như: giảm từ 8-15% tỷ lệ bệnh cháy lá bìa, thán thư và thối rễ; tăng năng suất
thu hoạch hoa cắt cành trên dưới 15%, trong đó hoa loại A tăng lên 65% (vượt 10% so với vườn đối chứng), thời gian bảo
quản và sử dụng hoa đến 30 ngày ( tăng từ 5-7 ngày so với vườn hoa đối chứng)…
Với
giá bán trung bình ở thời điểm tháng 8/2013 là 5.000 đồng/cành hoa huyết môn, hạch
toán sản xuất trên 1.000m2/năm theo kỹ thuật mới sẽ cho “đáp số”: tổng sản lượng 25.000 cành, nhân thành tổng
doanh thu 125 triệu đồng, trừ 20% chi phí vồn đầu tư và công lao động, còn lại
đạt khoản lãi thu về là 100 triệu đồng. Theo thạc sĩ Phan Ngọc Hùng, Giám đốc
công ty ATDC Đà Lạt, dự báo nhu cầu thị trường tiếp tục tăng lên, tính riêng trong vòng 1 năm tới, tại các vùng sinh thái từ
Bảo Lộc đến Đà Lạt có thể phát triển lên 50ha hoa huyết môn canh tác với quy
trình kỹ thuật mới, sẽ góp phần nâng cao giá trị thu nhập đáng kể cho người
nông dân trên từng đơn vị diện tích đất nông nghiệp./.
THÁNG 8/2011