VĂN VIỆT
Lần đầu tiên tại Hội hoa xuân thành phố
Hồ Chí Minh năm 2009, nghệ nhân Mười Lời, Đà Lạt đã giành được cùng lúc 5 giải
thưởng lớn về tác phẩm cây kiểng đơm hoa kết trái. Để đến thành công này, nghệ
nhân Mười Lời đã mất gần mười năm chiết ghép., hình thành mới khu vườn cả trăm
cây cho hoa thơm quả lạ mỗi độ xuân về.
Hai
tác phẩm đạt huy chương vàng là sự chứng nhận tài nghệ chiết ghép của nghệ nhân
Mười Lời. Đó là cây hoa đào ghép nở rực trong dịp xuân với bốn màu hồng đào,
liễu đào, bích đào và nhất chi mai. Gốc cây có tuổi đời chừng 25năm, bàn tay
“phù thủy” của Mười Lời đã “điều khiển” cho bốn
màu hoa nở đều khắp trên cành nhánh bao phủ thân cây cao hơn một mét.
Tính ra nghệ nhân Mười Lời phải mất gần 10 năm “phối ngẫu” từ gốc cây hoa đào
Đà Lạt với các phần thân cây liễu đào, bích đào ( đưa về từ làng hoa Nhật Tân,
Hà Nội) và nhất chi mai ( nhập từ nước ngoài về). Trong đó phải đạt các “chuẩn”
từ giai đoạn tạo cây sinh trưởng khỏe mạnh đến giai đoạn tạo “sinh lý” cho cây
chỉ nở hoa phủ tán, hoa giữ độ tươi suốt tháng từ rằm tháng chạp đến hết rằm
tháng giêng. Cây đạt huy chương vàng tiếp theo là cây thanh yên ghép chung gốc
với cây phật thủ cho ra hoa quả ken dày. Cây này chỉ mất bốn năm chiết ghép
thành một cây mới hoàn chỉnh, đã phát triển khá tốt, trở thành một cây hoa và
quả lạ của Việt Nam.
Hỏi
có bí quyết gì chiết ghép mới ở khu vườn này, nghệ nhân Mười Lời nói rằng cũng
chỉ chiết ghép như cách của người nông dân Đà Lạt ghép hoa hồng, ghép cây ăn
trái… Chỉ có khác là khi vào trong chậu rồi thì phải canh sương, canh gió, canh
nắng, canh mưa và bón phân cho vừa phải thì mới đạt. Để chứng minh, nghệ nhân
dẫn khách đến chậu hoa sim để bên hiên nhà. “Đáng lý cây hoa sim này giành được
huy chương vàng. Rất tiếc trên đường vận chuyển từ Đà Lạt về Sài Gòn, bất cẩn
để gãy mất một nhánh nhỏ nên chỉ giành được huy chương bạc ! ”- nghệ nhân Mười
Lời nói.
Ay
là cây hoa sim có nhiều ân nghĩa với giữa hộ đồng bào thiểu số bản địa Nam Tây
Nguyên – hộ gia đình Cil Ba với nghệ nhân Mười Lời. Biết nghệ nhân Mười Lời là
người yêu quý cây, luôn trăn trổ để làm mới đẹp cho cây, Cil Ba ngỏ lời “bàn
giao” một gốc sim trăm tuổi đang ở trên rẫy vườn huyện Lạc Dương từ chín năm
trước.
Được các nhà thực vật học trong nước xác định đúng là cây sim trăm tuổi,
nghệ nhân Mười Lời bứng giữ đủ bộ rễ về chăm nuôi trong chậu nhỏ. Cắt tỉa bớt
từ độ cao gần năm mét xuống thấp còn hơn một mét. Hơn bốn năm sau mới hiểu được
“ý” của cây, nghệ nhân đã “giúp” sim nở
hoa và cho trái quanh năm suốt tháng. Nghệ nhân Mười Lời nói: “..Bây giờ cứ
hàng ngày ra thăm sim, nhìn hoa màu trắng rồi hoa màu tím, rồi trái sim chúm
chím màu tím…thật là thích mắt ! ” Chính các tiêu chí của sim là cây tiểu mộc
sống thành cây đại mộc, cây có tán sum suê với hoa chen lá, trái chen hoa…nên
đã đứng vào hàng cao nhất của giải thưởng xuân này.
Hai
tác phẩm cây lạ được nghệ nhân Mười Lời cho ra hoa dịp tết này là cây lồng đèn
Hội An ( huy chương đồng), cây hoa mua tím của nước Úc ( giải khuyến khích).
Hiện đây chỉ là 5 cây đạt giải thưởng trong hơn 100 cây đã, đang được nghệ nhân
Mười Lời kích thích cho hoa quả đúng vào dịp tết. Đáng kể trước hết là các loại
cây có nguồn gốc từ Nam Tây Nguyên Lâm Đồng như đỗ quyên Langbian, hoàng liên,
trường sinh, trinh nữ, ổi rừng, đại tướng quân…Và các loại cây đã di thực về
trồng thích nghi ở Đà Lạt như hoa chuông Brasin (đuốc thiêng), hoa sen đá Nam
Mỹ cánh trắng, nhụy đỏ thơm ngát, chanh ngọt của Úc, chanh chua vàng của
Pháp…Đặc biệt trong một dịp đi tìm hiểu về sinh vật cảnh Trung Quốc, nghệ nhân
Mười Lời mang hạt hồng về trồng trong khu vường sau bốn năm, phát triển được 6
cây thì đều ra quả.
Vậy
là thung lũng lũng hoa đào Mười Lời hiện giờ đã có thêm khu vườn hoa quả lạ.
Với người Đà Lạt khu vườn đã, đang trở thành nơi trao đổi kinh nghiệm về nghề
sinh vật cảnh. Đối với du lịch thì khu vườn đã có thêm sản phẩm mới cho nhu cầu
thưởng ngoạn của khách. /.
Tháng 02/2009