VĂN VIỆT
Bên hồ
Xuân Hương của Đà Lạt huyền mơ, với bốn ngày thăng hoa cùng sắc hương chè Việt
( 21-24/12/2006), nhưng dư vị lưu đọng mãi trong lòng người Đà Lạt và du khách
bốn phương.
Gặp gỡ
Cả
không gian văn hóa trà Việt như ngưng đọng giữa Đà Lạt mùa đông. Bốn vùng trà đặc
trưng của Việt Nam là Thái Nguyên, Hà Nội, Sài Gòn, Lâm Đồng, đã thu nhỏ lại
trong những mái lá tranh xưa, ngồi sát kề gối bên nhau nâng chén trà, mỗi không
gian rộng từ 200 mét vuông đến 600 mét vuông. Có 200 bộ ấm chén trà Việt Nam,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản cùng triển lãm. Nối dài với cánh cổng rực rỡ “Lễ
hội văn hóa trà” là dãy đèn lồng hình lăng trụ cao lớn, nổi bật 100 bộ ảnh báo
chí với chủ đề “80 năm cây chè ở cao nguyên” của Câu lạc bộ phóng viên ảnh báo
chí thuộc Hội Nhà báo TP HCM. Đặc biệt tâm điểm của lễ hội là khu vực giới thiệu
và bán sản phẩm trà của 50 thương hiệu trà nổi tiếng trong nước về gặp gỡ, giao
lưu.
Thêm chú thích |
Dừng lại trước khu vực của Tổng
Công ty chè Việt Nam, bắt gặp những sản phẩm khá nổi tiếng: Chè đen, chè xanh,
chè dược thảo, chè hương hoa quả, chè hòa tan…được sản xuất theo dây chuyền
công nghệ hiện đại của Anh, Ý, Trung Quốc, An Độ, Nhật Bản và công nghệ chế biến
truyền thống của Việt Nam. Thương hiệu Vinatea cho biết rằng đã ổn định thị trường
xuất khẩu trên 50 nước và vùng lãnh thổ.
Một “ngôi sao” đang “sáng” của
xứ trà Cầu Đất, Đà Lạt là Công ty TNHH HaiYih với sản phẩm trà ô long. Đến đây
người thưởng lãnh được cuốn hút bởi những thông tin khoa học về tác dụng của
chè ô long. Đó là phương thuốc khá kỳ diệu cho con người. Các vitamin K, C,
B12; nguyên tố mangan chống loãng xương, giảm thiểu tai biến mạch máu não và nhồi
máu cơ tim.
Lâm Đồng có nơi trồng chè
khá sớm ( gần 100 năm ) là Cầu Đất, Đà Lạt. Và Lâm Đồng có “thủ đô chè” là cao
nguyên B’Lao ( Bảo Lộc và Bảo Lâm ngày nay). Sản phảm trà Ô Long Hoàng Đình -
Thanh Uyên ở xứ B’Lao “khoe sắc” ở hội chợ này đã thu hút sự “quan tâm” của
quan khách. Đất đỏ bazan, độ cao 800 m so với mặt biển, cao nguyên B’Lao ngày
nay đã và đang mở rộng một vùng nguyên liệu chè ô long rộng lớn, có giá trị
cao. Nguyên liệu sạch, hệ thống máy móc tân tiến, sản phẩm trà ô long cao cấp
mang thương hiệu Hoàng Đình-Thanh Uyên được cấp chứng thư giám định vào ngày
30/10/2006: “Sản phẩm an toàn không có dư lượng nông dược.”
Ngược về xứ trà miền núi
phía Bắc có trà Tân Cương Hoàng Bình cùng “chen vai’. Mẫu mã đẹp, chất lượng đặc trưng,
Tân Cương Hoàng Bình đã tiêu thụ tại hội chợ khá nhanh các sản phẩm trà: Trúc
lâm trà, Lan đình trà nhài, Lan đình trà sen, Lan đình trà xanh, Tri âm trà,
Trà vu quy…Đi thêm chốc nữa là gặp gỡ được đặc sản chè Tuyết San của thương hiệu
chè Linh Dương, tỉnh Lào Cai. Linh Dương với tiềm năng thị trường của mình, đã đạt
công suất sản ất chè từ 3 tấn–5tấn/ngày. Và đây là Công ty cổ phần chè Phú Thọ
với các sản phẩm Trà nhài, Trà Yên Sơn…xuất khẩu sang thị trường Anh, Pakistan,
Đài Loan…Năm 2006, sản phẩm chè Phú Thọ được Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại nước
ngoài bình chọn trao giải thưởng mặt hàng độc đáo năm 2006 tại thị trường
Pakistan…
Và không quên
Quân quần quanh chiếc ghế
dài bằng tre nứa thưởng thức trà từ những thiếu nữ pha chế trà, dâng trà đến tầm
mức nghệ thuật văn hóa cao, lữ khách như lặng yên, an tĩnh trong tâm hồn mình.
Hay ngồi xếp bằng đôi chân trên chiếc chiếu cói, tận hưởng từng ngụm trà theo
phong cách “Thiền trà” của Công ty Trà đạo Việt Thanh Sơn, TPHCM, sẽ tìm về nơi
sâu lắng hơn những tinh túy chắt lọc của trà. Đó là sự kết tinh từng giọt mồ
hôi, nước mắt của hàng triệu, triệu nông gia trên những nương trà đất Việt
không quản nắng sương. Vâng, tôn vinh cây trà và nghề trồng, chế biến trà, xin
hãy tri ân nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn trước sự cần mẫn, chưa hết vất vả của
người nông dân Việt trên đồng trà của mình…/.
Tháng 12/2006