Ký sự VĂN VIỆT
Thêm một ngày nữa, tàu hải quân VH-785
của chúng tôi phải đi chuyển tiếp lên đảo bằng chuyến thuyền máy nhỏ. Đảo dâng đầy
trong tầm mắt là những quả núi tròn căng trên biển. “Đảo Bình Ba đấy. Lên đảo
sẽ thấy những tảng đá tự nhiên rất lạ.; những hàng nhãn, hàng mai vàng phủ kín cả
vạt đồi; và đặc biệt là đến được tận nơi chuyên nuôi loài “vua hải sản” gần bờ -
loài tôm hùm cao cấp…”- một sĩ quan Vùng
4- Hải quân đi trong đoàn khái quát như một hướng dẫn viên du lịch chuyên
nghiệp.
Doanh
trại của bộ đội hải quân Trạm ra dar đảo Bình Ba nằm cách bến cập tàu chỉ vài
chục bước chân. Đường đi từ bến tàu rất rộng lớn, có thể hai chiếc xe loại du
lịch trên dưới năm chục chỗ ngồi đi qua lại ngược chiều vẫn còn thoải mái. “Đường
do kinh phí của Bộ Quốc phòng cấp xây dựng, nối thẳng tuyến đi từ bến tàu vào trong khu dân cư xã đảo Cam Bình…”-
Thiếu tá Đỗ Duy Kiên, Phó Tiểu đoàn trưởng quân sự, Tiểu đoàn 451 ( cơ quan
quân sự cấp trên trực tiếp của Trạm Ra dar Bình Ba ) nói. Mới hay thiếu tá
Kiên, nguyên là Trạm trưởng ra dar Bình Ba và hiện có căn nhà riêng cùng với vợ
con ở mặt tiền con đường vừa có ý nghĩa quốc phòng và thêm ý nghĩa dân sinh của
xã đảo Cam Bình. Bước lên cung đường mới đang xây, chúng tôi thả bộ qua các khu
dân cư và đến được UBND xã Cam Bình sau gần nửa tiếng đồng hồ xuất phát từ
doanh trại ra dar. “Tên đầy đủ của công trình đường mới ở đây là Đường cơ động
và bến cập tàu xã đảo Cam Bình, do nguồn vốn cấp từ dự án phát triển biển đảo
của trung ương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa làm chủ
đầu tư… ”- Ông Nguyễn Văn Thông, Phó Chủ tịch UBND xã Cam Bình nói và cho biết
thêm công trình này được khởi công xây dựng vào tháng 6/2009, dự kiến hoàn
thành vào năm 2011. Với tổng giá trị xây dựng khoảng 100 tỷ đồng, công trình
đường mới kéo dài khoảng 4km, kết cấu bằng bê tông, mặt đường và lề đường rộng
8m. Đến đầu năm 2010, công trình đã chi trả việc đền bù giải tỏa cho 17 hộ dân
với tổng số tiền là 725 triệu đồng. Ngoài ra trong năm 2009 ở xã đảo Cam Bình
đã thực hiện hơn 825triệu đồng nguồn vốn kiên cố hóa giao thông trên 8 tuyến
đường liên thôn trong xã. Riêng 2 tuyến đường liên thôn khác dài hơn 100m, nhân
dân tự vận động đóng góp gần 30 triệu đồng, đã hoàn thành việc xây dựng và đưa
vào sử dụng trng năm 2009..
Giao
thông ngày một phát triển đã mở ra nhiều cơ hội để người dân xã đảo Cam Bình phát
triển kinh tế, đặc biệt là phát triển nghề nuôi loài “vua hải sản” tôm hùm đã hình
thành trên mười năm qua. Đặc điểm xã đảo Cam Bình ( thuộc địa phận thị xã Cam
Ranh, Khánh Hòa) có 3 thôn là Bình Ba, Bình An và Bình Hưng, với gần 1.100 hộ
gia đình, sống dựa vào nghề đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Năm 2009, sản lượng
đánh bắt hải sản toàn xã là 4.500 tấn, đạt 100% kế hoạch. Trong khi đó, hơn 90%
số hộ dân trong xã đã xây dựng 4.200 lồng nuôi tôm hùm, thu bán 180 tấn tôm
thịt, đạt 120% kế hoạch đề ra. Đây là những con số dự báo về khả năng có thể
nhân rộng nhiều hơn nữa mô hình nuôi tôm hùm trên biển đảo xã Cam Bình. Bởi
thực tế mùa tôm hùm ở xã Cam Bình năm qua, giá bán từ 700 ngàn đồng đến 1,2
triệu đồng/kg, hộ nuôi trồng kiếm lãi ít nhất cũng đạt vài chục triệu đồng; hộ kiếm
lãi trung bình đạt đến năm, bảy chục triệu đồng; đáng kể khá nhiều hộ đã thu
lãi từ trăm triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng. Hai loài “vua hải sản” chính
nuôi ở đây là tôm hùm xanh và tôm hùm sao với thời vụ nuôi từ 12 tháng đến 18
tháng, đạt trọng lượng trung bình mỗi con từ 1,5 kg đến 2 kg. Nuôi quanh năm và
xuất bán chuyển tiếp từ lứa tôm này đến lứa tôm khác. “Nuôi tôm hùm đạt hiệu
quả ở Cam Bình là nhờ nuôi môi trường, dòng chảy của vịnh biển thích hợp. Người
nuôi ngày càng có thêm kinh nghiệm chọn giống tôm vừa tăng trọng nhanh vừa có
khả năng kháng bệnh cao. Và hơn nữa, nguồn thức ăn tại chỗ cho tôm hùm cũng khá dồi dào để khai thác và chế biến
như cua, sò, ốc… ”- Phó Chủ tịch UBND xã Cam Bình, ông Nguyễn Văn Thông phân
tích. Cũng chính nhờ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa ” như vậy nên ở xã đảo Cam
Bình nhìn từ năm 2000 bắt đầu chỉ có 400 lồng tôm thì sau gần mười năm sau đã
tăng lên con số nhân gần 11 lần.
Bây
giờ số hộ có mức sống khá giả trở lên ở xã đảo Cam Bình đã đạt tỉ lệ từ 30% đến 40% .
Con số này đã minh chứng bằng những khối nhà xây mới to đẹp của người dân mọc lên rất nhanh; bằng việc mua sắm hàng ngày với những phương tiện sinh hoạt đắt tiền; bằng việc cải thiện chi tiêu trong từng bữa ăn gia đình ở địa phương. Và đây cũng là con số minh chứng của câu truyền miệng về những sản vật nổi tiếng ở tỉnh Khánh Hòa : “Yến sào Hòn Nội, vịt lộn Ninh Hòa, tôm hùm Bình Ba, nai khô Diên Khánh ”. Với thiếu tá Đỗ Duy Kiên, Phó Tiểu đoàn trưởng quân sự, Tiểu đoàn 451, Vùng 4- Hải quân cho biết sẽ đưa loài “vua hải sản” này về nuôi thực hành tại đơn vị ra dar đảo Bình Ba (thuộc địa giới hành chính xã đảo Cam Bình) theo hướng phát triển mô hình tăng gia mới trong năm 2010 cho bộ đội hải quân trong Vùng./..
Con số này đã minh chứng bằng những khối nhà xây mới to đẹp của người dân mọc lên rất nhanh; bằng việc mua sắm hàng ngày với những phương tiện sinh hoạt đắt tiền; bằng việc cải thiện chi tiêu trong từng bữa ăn gia đình ở địa phương. Và đây cũng là con số minh chứng của câu truyền miệng về những sản vật nổi tiếng ở tỉnh Khánh Hòa : “Yến sào Hòn Nội, vịt lộn Ninh Hòa, tôm hùm Bình Ba, nai khô Diên Khánh ”. Với thiếu tá Đỗ Duy Kiên, Phó Tiểu đoàn trưởng quân sự, Tiểu đoàn 451, Vùng 4- Hải quân cho biết sẽ đưa loài “vua hải sản” này về nuôi thực hành tại đơn vị ra dar đảo Bình Ba (thuộc địa giới hành chính xã đảo Cam Bình) theo hướng phát triển mô hình tăng gia mới trong năm 2010 cho bộ đội hải quân trong Vùng./..
Tháng 3/2010