VĂN VIỆT
Tôi và nhóm người cùng lứa trên “U 40” có trình độ B tiếng
Anh của Việt Nam vào Dalat FLS xin đăng ký học “cho vui”. Qua điện thoại chỉ
nhận được những thông tin chung là cơ sở tiếp nhận tất cả đối tượng vào học. Có
cả những lớp học ban ngày, ban đêm, ngày thứ bảy và chủ nhật. Vài ngày sau tôi
đến trực tiếp văn phòng đặt vấn đề ghi danh nhận lớp học. Nhưng không phải được
vào học “nhanh gọn” như tôi nghĩ. Người hướng dẫn nói rằng tôi phải hoàn thành
một bài thi viết trắc nghiệm nữa. Rồi căn cứ vào kết quả này, cơ sở sẽ bố trí
lớp học cho phù hợp; học viên không những phù hợp về tâm lý lứa tuổi, mà phải
tương đương về trình độ thực tế với nhau nữa. Đến đây tôi nhắc lại mình với
việc học ngoại ngữ, giao tiếp ngoại ngữ phải thường xuyên và liên tục mới nâng
cao được các kỷ năng của mình. Và bởi vậy, Dalat FLS luôn có hình thức chiêu
sinh dựa theo quy chế chung của các trường đại học quốc tế, được UBND tỉnh Lâm
Đồng; Sở Giáo dục Lâm Đồng cấp phép hoạt động gần hai năm qua.
“Cô chủ” trẻ sáng lập Dalat FLS, Nguyễn Thúy Nga tâm sự
rằng khi còn là sinh viên học quản trị kinh doanh Đà Lạt; sinh viên luật khoa
TPHCM đã mơ ước có một trung tâm ngoại ngữ của nước ngoài góp phần đáp ứng nhu
cầu học ngoại ngữ cho mọi tầng lớp học sinh, sinh viên, người dân Đà Lạt. Ước
mơ được lớn dần lên trong ba năm Thúy Nga du học bên nước Pháp. Tốt nghiệp trở
về nước làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh mãi đến 5 năm sau, Thúy Nga mới có
điều kiện trở về Đà Lạt mở cơ sở tại 21/5, đường Trần Phú. Được cấp giấy phép
chính thức thành lập vào tháng 12/2004, đến nay cơ sở duy trì việc dạy và học
ngoại ngữ thường xuyên cho các lớp học giành cho thiếu nhi, thiếu niên và người
lớn. Tất cả 6 phòng học, mỗi phòng học không quá 18 học viên, được sử dụng gần
như liên tục cả ngày lẫn đêm, quanh năm suốt tháng. Về phía cơ quan nhà nước
hiện có học viên đang công tác trong các ngành công an, điện lực, du lịch, ngân
hàng…theo học ở đây. Tiêu chí ở đây là bằng mọi phương pháp tạo hứng khởi cho
người dạy và học. Mỗi phòng bố trí một chiếc bàn tròn lớn. Giáo viên không
thiết kế bục giảng làm chỗ đứng mà chỉ ngồi quây quần quanh chiếc tròn cùng với
học viên dạy và học. Không còn cảm giác cách biệt khoảng cách thầy-trò.
Tháng 11/2006