VĂN VIỆT
Sau
mấy năm vượt lên thách thức khó khăn, gần 110 hộ đồng bào thiểu số bản địa Tây
Nguyên ở xã Phúc Thọ, Lâm Hà đã hoàn toàn xóa được đói nhờ chăm chỉ trên khoảnh
vườn của mình. Trên đường quê Phúc Thọ vào đầu tháng 6 năm nay, những căn nhà
mới xây của đồng bào đã và đang nối dài làng buôn
..
Ông Nguyễn Phú Lý, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phúc Thọ, dẫn
đường tôi vào sâu khu núi đồi cà phê đất mới Lâm Bô, cách trung tâm xã trên
dưới mười cây số. Những đoạn đường rộng mở, nền đường nén chặt đá cấp phối nên
vừa đổ cơn mưa trong ngày vẫn không bị trơn trợt lầy lội. Gọi là đất mới nhưng
cây cà phê, cây màu đã phủ kín xanh từ đỉnh núi xuống thung sâu, nối tiếp bao
bọc bản làng. Nhiều diện tích cà phê katimor đang đón tuổi thứ tư, chi chít quả
trên cành. Đây là số diện tích cà phê mùa trước còn thu “bói”; còn bốn tháng
nữa sẽ đến thời điểm mùa thu hoạch chính. Ông Lý cho biết, năm 2004 vùng này cỏ cây, bụi rậm um tùm, chính quyền
xã Phúc Thọ đã tổ chức khai hoang, vỡ hóa khoảng 40 ha cấp cho 53 hộ bà con
thiểu số của xã. Ngành nông nghiệp huyện Lâm Hà hỗ trợ bà con 115 ngàn cây
giống cà phê Katimor, hướng dẫn kỷ thuật trồng và chăm sóc phát triển trên 23
ha đến nay. Khoảng 20 ha diện tích đất tiếp theo, bà con còn được Hội Nông dân
xã đứng ra bảo đảm để mua cây giống, phân bón trả chậm từ các doanh nghiệp và
thương lái ở xã. Một phần nhỏ diện tích ven khe suối, bà con trồng lúa, trồng
màu, cơ bản tự túc phần lương thực cho cuộc sống gia đình quanh năm. Cây lúa,
cây màu đang hứa hẹn những cánh đồng năng suất cao, bởi công trình thủy lợi Lâm
Bô đang khởi công xây dựng nơi đây. Dựa vào địa hình núi non thích hợp, được
biết ngành thủy lợi của địa phương Lâm Đồng và của trung ương đã đầu tư kinh
phí hàng tỷ đồng, ngăn dòng nước các dòng suối “hợp lưu” thành hồ đập với năng
lực tưới tiêu cả trăm ha cây công nghiệp và cây lúa, màu nơi này. Dự kiến công
trình sẽ hoàn thành vào cuối năm 2007. Và cũng từ đây đến cuối năm 2007, ngành
nông nghiệp huyện Lâm Hà tiếp tục khảo sát, chọn 6 hộ đồng bào thiểu số để đầu
tư vốn vật tư phân bón, giống, kỷ thuật…trình diễn với diện tích khoảng 12 ha
cà phê Katimor trong vòng 2 năm.
Để tạo dựng được màu xanh của đất mới Lâm Bô, bà con thiểu
số Phúc Thọ đã trải qua những thời gian khó khăn, chật vật. Ông Nguyễn Đăng
Sinh, Bí thư xã Phúc Thọ nhớ lại: Khi quy hoạch cấp diện tích đất mới nói trên,
đã chấm dứt tình trạng diện tích đất sản xuất dưới 1ha/hộ đồng bào thiểu số
trong xã. Những ngày đầu nhận đất nhà nước cấp, từ sự bỡ ngỡ trong canh tác, lo
lắng cho nguồn vốn đầu tư, bà con đã cho thuê số diện tích đất cho người Kinh
khá nhiều. Người kinh thuê mỗi ha đất này với giá chừng năm, sáu triệu đồng mỗi
năm để trồng khoai lang, các loại cây màu khác. Trước thực tế này, Đảng bộ,
chính quyền và các ban ngành xã Phúc Thọ đã chức họp dân để lắng nghe mọi tâm
tư, nguyện vọng cả về phía chủ đất và phía người thuê đất. Kết quả, xã tạm thời
chấp nhận cho người Kinh tiếp tục sử dụng đất đã thuê, nhưng vận động họ chỉ
giới hạn tối đa thời gian là sáu tháng - sau khi thu hoạch hoa màu lứau tiên,
phải hoàn trả lại đất cho bà con thiểu số. Hợp tình và hợp lý, hai bên ( người
cho thuê và người đuợc thuê đất) cam kết thực hiện đúng chủ trương của xã. Nay
thì đồng bào đã thực sự gắn bó trên từng luống đất, hàng cây cà phê tươi tốt
hàng ngày nơi đây như đã nêu trên.
Tháng 6/2007