VŨ VĂN
Năm cũ
qua đi bên những thành công và những vấp váp không thể tránh khỏi, song đồng
bào các dân tộc tỉnh Lâm Đồng luôn vững tin chung vào cuộc sống mới. Nhiều lỗi
khiếm khuyết vẫn chưa được giải quyết thõa mãn; những điều bức xúc kéo dài đến
“cùng năm mãn tháng”…có thể tạm khép lại để hy vọng vào năm mới với những biện
pháp đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả hơn.
THÀNH
CÔNG CHƯA TRỌN
Là
vùng đất nam Tây Nguyên giàu tiềm năng để phát triển các loại cây công nghiệp
có giá trị cao, Lâm Đồng tỏ ra khá tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng. Những con số sau đây thật thuyết phục: năm 2001-2003 đã chuyển đổi
16.260 ha, trong đó nhiều nhất là chuyển 10.733ha diện tích cà phê già cỗi sang
trồng giống cà phê chè và các loại cây trồng khác. Còn lại gồm chuyển đổi giống
chè, dâu tằm, điều, ngô lai, cây ăn trái…Tổng kinh phí đầu tư là 17.744 triệu
đồng. Kết quả chung không thể phủ nhận,
song so với yêu cầu thực tế đã tỏ ra không phù hợp thậm chí bất hợp lý ở nhiều
nơi. Giống không đảm bảo đã xuất hiện không ít cơ sở được chọn cung ứng. Ngược
lại ở nơi khác, cây trồng phát triển tốt, năng suất cao, mừng chưa trọn thì nơi
tiêu thụ, chế biến ngoảnh mặt hoặc thị trường giá cả xuống thấp, thu hẹp, có
lúc không đủ bù đắp công lao động bỏ ra.
Dự
án phát triển đàn bò sửa ở Lâm Đồng lại phát sinh nhiều vấn đề xã hội khác. Đến
nay tổng đàn bò sữa của tỉnh ước đạt khoảng 1.750 con nhưng tổng vốn thực hiện
chương trình chỉ mới đạt 8.986 triệu/44.000 triệu đồng. Thật ra dự án này người
nghèo không đủ khả năng để “gõ cửa”. Giống bò sữa thuần giá 22 triệu đồng/ con;
bò lai sind hướng sữa giá 7 triệu đồng/con. Muốn được đầu tư, hộ dân phải có
đất trồng cỏ, có vốn đối ứng từ 30%-50%. Người có tiền sẽ có điều kiện “sinh
sôi” ra tiền nhanh hơn; còn người nghèo chỉ lo đủ đong gạo ngày ba bữa với
những dự án “giảm nghèo” là mừng lắm rồi!
Những
huyện khó khăn trong tỉnh Lâm Đồng như Lâm Hà, Đơn Dương thực tế rất khó tiếp
cận với khuyến nông, chuyển giao khoa học ở thôn, buôn. Con số khá “hoàn cảnh”
được đưa ra: Lâm Đồng có 280 cán bộ kỷ thuật và khuyến nông viên cơ sở. Hàng
năm ở 49 xã đặc biệt khó khăn trong tỉnh đã chi từ 120-135 triệu đồng cho
khuyến nông là quá thấp. Rồi lại đường sá khó khăn, trình độ dân trí thấp
nữa…Au đó cũng một cách đổ lỗi cho khách quan mà thiệt thòi cuối cùng dân nghèo
lại phải gánh chịu. Hoặc như việc đầu tư hỗ trợ cây giống, trợ cước, trợ giá
phân bón vật tư về vùng đặc biệt khó khăn quá muộn, không kịp thời vụ là một
thực tế. Nhưng khi dân “kêu” lên thì phía cung ứng có đủ lý do nói rằng: đầu mùa
mưa đường giao thông khó khăn quá ( xã Rô Men và xã Phi Liêng ở huyện Lâm Hà đã
xảy ra) (?!)…
Tương
tự ở huyện Lâm Hà có 2 công trình thủy lợi lớn ở Cam Ly Thượng thường xảy ra
ngập úng, khô hạn cục bộ nhưng luôn được khẳng định việc xây dựng 2 công trình
này hoàn toàn không trái với quy hoạch. Nguyên nhân ngập lụt và hạn hán hàng
năm ở đây đã “đổ” cho người quản lý, điều tiết nguồn nước, kênh mương nội đồng
và…ý thức sử dụng của người dân. Lỗi này là “lỗi khắc phục” và chỉ biết chờ
sang…năm mới(!)…
NĂM MỚI HY VỌNG GÌ?
Năm
2003 có lẽ nông dân xã Đạ Ròn (Đơn Dương) luôn “để đời” sự cố trồng dâu đại trà
trên 20 ha. Đơn vị công an tỉnh Lâm Đồng đỡ đầu “gom” hom dâu giống cho dân
trồng. Phòng Nông nghiệp huyện xăng xái với thành tích khuyến nông, chỉ dẫn
nông dân nuôi tằm. Oái oăm thay, dâu phát triển ngày càng xanh lá rậm rạp,
trong khi tằm…không ăn được dâu. Mọi hy vọng, công lao của nông dân hóa
thành…công cốc. Chưa hết, có nơi như xã Phi Liêng (Lâm Hà), người nghèo nhận
một ít diện tích rừng chăm sóc để lấy tiền mua gạo thì Ban Quản lý rừng này lại
thanh toán “hiện vật” cho dân cao hơn
giá thị trường để ăn chặn, ăn xén. Bức xúc này, tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ làm rõ
trong năm mới.
Dẫu sao được nhận quản lý, bảo vệ
rừng là một nguồn sống “xóa đói-giảm nghèo” ổn định nhất. Đến nay, toàn tỉnh
Lâm Đồng đã giao khoán gần 240 ngàn ha rừng cho gần 9 ngàn hộ nhận quản lý, bảo
vệ, mức hưởng lợi hàng năm từ 40-50ngàn đồng/1ha. Năm mới 2004, Lâm Đồng sẽ
tăng kinh phí đầu tư bằng nhiều nguồn khác nhau nhằm mở rộng số hộ nhận quản lý
bảo vệ rừng kết hợp với chính sách giải quyết đất sản xuất. Hy vọng này chắc
chắn thành hiện thực, chỉ mong có một cơ chế triển khai đồng bộ, thiết thực và
phát huy hết tinh thần trách nhiệm vì quyền lợi đối với người dân giữ rừng còn
lắm gian nan, vất vả.
Tỉ lệ người nghèo ở nông thôn bao
giờ cũng chiếm số đông “áp đảo” so với thành thị. Một thống kê được đưa ra
rằng, 80% tỉ lệ lao động ở nông thôn mới có việc để làm. Tỉ lệ còn lại vì quá
“nông nhàn” nên dễ đi phá rừng, săn bắt động vật hoang dã, đào đãi sa khoáng,
bỏ xứ đi làm thuê…Rồi các mặt về đời sống tinh thần khác của người nghèo phải
cần quan tâm đặc biệt hơn. Chẳng hạn như các vùng Đạ Hoai có cấp sổ khám bệnh
cho người nghèo nhưng chỉ duy nhất một người chủ hộ mới được hưởng. Điều này không
biết ngành y tế, ngành lao động-xã hội tỉnh đang nghĩ gì và có cách nào để họ
được quyền hy vọng đây?
Vâng, những hy vọng của người
nghèo trong năm mới thật nhỏ nhoi nhưng luôn luôn là điều nhức nhối nhất trong
xã hội trên đà đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hiện
nay./.
Tháng 12/2003