VŨ VĂN
Được
nhà nước định hướng khuyến khích phát triển, cymbidium Đà Lạt đang choàng tỉnh sau những giấc ngủ dài hơn
hai thập kỷ. Tuy nhiên, muốn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, vấn đề bức bách
đặt ra của xứ sở ôn đới Đà Lạt là cần
nghiên cứu những “phương pháp mẫu”, có giá trị khoa học để áp dụng rộng rãi
trên những tập đoàn địa lan trước mắt và lâu dài.
Ở
đất nước nhiệt đới Việt Nam không có vùng đất nào có lợi thế nuôi trồng địa lan
đạt năng suất, chất lượng hoa cao cấp như thành phố du lịch Đà Lạt. Thành phố
qua lịch sử 110 năm hình thành và phát triển, người ta khảo sát có khoảng 250
loài địa lan nhập cư từ nước ngoài; cùng “đồng hành” với 12 loài lan tự nhiên
của bản địa, đã “phối cảnh” nên những vườn lan đa sắc màu. Những giống hoa quý
nhập nội chứng tỏ sự thích nghi có thể kể đến: Xanh chiểu (C.Madrid Forest King),
Vàng Ba râu ( C.Sayonara Raritan ), Tím hột (C.Label Anna Ben), Tím Nghĩa (C.
Suva Royal Velvet), Vàng BGH (C.Bengan Bay Golden Hue)…Rồi từ năm 2000 đến nay,
hàng loạt giống cymbidium mới tiếp tục nhập nội vào Đà Lạt phát triển tốt như:
C.Enzan Spring “In the moood”, C.Lovely Mooon “Crescent”, C. Lady Fire “Red
Angelica”, C. Enzan Oberon “Gelee”, C.Crystal Cherry…
Nhưng
cymbidium Đà Lạt mãi đến những năm ’80 mới manh nha lần bước vào thương trường.
Thời kỳ trước đó, người trồng hoa chủ yếu dành cho nhu cầu tinh thần, chưa hề
nghĩ rằng sẽ mang về lợi ích vật nhất lớn như vậy. Đầu tiên là thị trường Đông
Au và Liên Xô. Những chuyến hàng hoa địa lan cắt cành rực rỡ nối nhau xuất khẩu
đã kích thích sự phát triển, mở rộng quy mô của những vườn lan sản xuất mang
dáng dấp công nghiệp. Nhiều kinh nghiệm hay đúc kết trong quá trình nuôi trồng
địa lan được trao đổi, bổ sung giữa những người sản xuất với nhau. Năm 1988,
người sản xuất được tìm thấy một số kỷ thuật nuôi trồng qua tài liệu vừa xuất
bản mang tên “Đà Lạt cymbidium”…Những kiến thức, tích lũy hiểu biết từ thực
tiễn, người trồng cymbidium Đà Lạt đến nay đã xây dựng thành “vùng nguyên liệu”
với 400.000 đơn vị, hàng năm sản xuất, cung cấp cho thị trường 200.000 cành hoa
các loại. Người ta gọi cymbidium Đà Lạt bây giờ là một tập đoàn đa chủng loại,
khả năng phát triển đang tiềm tàng rất lớn. Dẫu vậy mong muốn phía trước đối
với người sản xuất là các nhà khoa học sớm nghiên cứu, đưa ra những những “kỷ
thuật mẫu” để yên tâm phòng bệnh cymbidium từ xa, tránh những thiệt hại như đã
xảy ra trên diện rộng.
Theo
Hội sinh vật cảnh thành phố Đà Lạt, có 5 “vấn đề” nuôi trồng địa lan cymbidium
mà người sản xuất quan tâm nhất là điều kiện môi trường, kỷ thuật canh tác,
dịch hại và công nghệ sau thu hoạch.
Hiện tại công nghệ nuôi trồng cymbidium Đà Lạt chưa có mô hình chuẩn hóa
nào; người trồng chỉ áp dụng theo cách riêng của mình từ giàn che, nước tưới,
phân bón đến…cây đỡ hoa. Trong nuôi trồng mang tính công nghiệp, “vấn đề” giá
thể cho địa lan lại quan trọng hơn bao giờ hết. Lâu nay giá thể “truyền thống”
là sử dụng thân cây dương xỉ xay nhuyễn trộn với phân dê.
Thêm một giá thể khác
mà người sản xuất đang “đột phá” thử nghiệm là dùng vỏ cà phê đốt thành than,
nhưng những kết quả ban đầu trong phạm vi hẹp chưa thể khẳng định điều gì.
Trong khi bệnh thối rễ, củ và đọt cymbidium từ năm 2001 đến nay thường phát
dịch vào mùa mưa, có nhà vườn bất lực nhìn hư hại hàng ngàn chậu lan đến kỳ ra
hoa. Rồi dịch bệnh được xác định do nấm ( Fusarium, Alternaria,
Colletotrichum..), do vi khuẩn (Erwinia, Pseudomonas…), các loại côn trùng
khác, chưa được cơ quan chuyên môn lên “danh mục” các loại thuốc “chuyên dùng”,
người sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Cuối cùng là công nghệ bảo quản, xử lý
hoa sau thu hoạch. Khâu đóng gói, vận xuất như thế nào cho nhanh chóng, giữ độ
tươi của hoa lâu hơn…đang mong muốn có những lớp tập huấn từ các đơn vị khoa
học trong và ngoài nước…
Là một “loài hoa của các loài hoa” đặc biệt
thích nghi với đất trời Đà Lạt, địa lan cymbidium hy vọng với sự tác động của
khoa học kỷ thuật mới sẽ thu về những nguồn lợi kinh tế đáng kể hơn./.
Tháng 6/2004