VĂN
VIỆT
Sau 2 lần chấp hành nộp phạt 50 triệu
đồng, Trại heo Vạn Kim ở thôn 11, xã Đạm B’ri, Bảo Lộc đã khẩn trương khắc phục
ô nhiễm môi trường từ hệ thống nước thải chăn nuôi.
Tháng
10/2012, Đoàn kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng đã kiểm tra đột
xuất Trại heo Vạn Kim ở thôn 11, xã Đạm B’ri, Bảo Lộc và kết luận: Trại heo này
được xây dựng từ năm 2001 trên diện tích 2,2ha, hoàn thành và đi vào hoạt động
từ năm 2002. Tại thời điểm kiểm tra, Trại đang nuôi 800 con heo nái, 30 con heo
nọc và khoảng 650 con heo con. Trại có 2 hầm biogas để dẫn chứa nước thải nhưng
chỉ đang sử dụng 1 hầm với đường kính 2,5m, chiều sâu 6m. Hệ thống đường dẫn nước
thải từ chuồng heo ra hầm biogas bằng đường mương đất lộ thiên, bốc mùi hôi rất
khó chịu. Phần nước thải còn lại xả trực tiếp ra môi trường theo một đường ống
cống đường kính 40cm, chôn sâu 6m dưới lòng đất. Từ đây qua khỏi khu vực chăn
nuôi, nước thải lên “đoạn mương hở” dài 50m dẫn vào một hố thu gom tạm chứa tại
một vườn trà của người dân. Từ chiếc hố tạm chứa “lắng lọc” này, nước thải dẫn
tiếp theo đường ống dài 800m chảy tự nhiên trên sườn đồi và chảy xuống suối,
trung bình mỗi ngày khoảng 32m3. Kết quả phân tích mẫu nước thải của
Trại heo đã vượt quy chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên.
Từ
kết luận của Đoàn kiểm tra thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng, ngày
21/11/2012, UBND tỉnh Lâm Đồng ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 35 triệu
đồng đối với bà Lê Thị Vạn Kim, chủ Trại heo Vạn Kim vì đã xả nước thải chăn
nuôi không qua hệ thống xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật, gây ô nhiễm môi trường. Đến
ngày 25/3/2013, Công an thành phố Bảo Lộc phối hợp với UBND xã Đạm B’ri tiếp tục
kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại Trại heo Vạn Kim. Kết
quả lần này, Trại heo Vạn Kim đang nuôi 1.150 con nái và heo nọc, xả nước thải
ra 2 chiếc hố đào có tổng diện tích khoảng 200m2 nằm trong
khuôn viên của Trại. Do bề mặt 2 chiếc hố không được che đậy kín, khi gặp mưa
đã chảy nước thải ra môi trường xung quanh, bốc mùi hôi thối. Từ căn cứ này,
ngày 01/4/2013, UBND thành phố Bảo Lộc ra Quyết định xử phạt 15 triệu đồng đối
với Trại heo Vạn Kim về hành vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường lần thứ
2. Đến ngày 09/4/2013, Phòng Tài nguyên và Môi trường Bảo Lộc kiểm tra thì Trại
heo Vạn Kim đã nộp đủ tiền phạt theo 2 Quyết định nói trên. Lúc này, Trại heo Vạn
Kim đã đào thêm các hồ chứa tạm nước thải để chờ xây dựng hoàn thành hệ thống xử
lý biogas công nghệ mới. Các hồ tạm chứa nước thải đã được đổ những lớp trấu
phù dày lên trên và bơm phun các chất khử mùi ô nhiễm môi trường.
Ngày
24/6/2013, qua khảo sát của Công ty Công nghệ môi trường xanh Đà Lạt ( đơn vị
tư vấn lập Đề án chi tiết về bảo vệ môi trường của Trại heo Vạn Kim để trình
UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt ) cho biết: Hiện tại, Trại heo Vạn Kim chăn nuôi
1.200 con heo nái, 30 con heo nọc và 40 con heo cách ly với tổng diện tích chuồng
trại là 22.183m2. Tổng lượng nước thải chăn nuôi mỗi ngày 25,92m3,
được xử lý qua 2 hầm biogas: hầm thứ 1 (đã xây dựng hoàn chỉnh và đi vào hoạt động)
với đường kính 2,5m, chiều sâu 4m; hầm thứ 2 có thể tích 1.000m3
đang tiến hành các công đoạn xây dựng hoàn thiện. Bà Lê Thị Vạn Kim, chủ Trại
heo Vạn Kim cam kết chậm nhất đến giữa tháng 9/2013, Trại sẽ hoàn thành xây dựng
hệ thống lam sạch nước thải chăn nuôi kết nối sau hệ thống biogas trước khi chảy
ra môi trường, đảm bảo đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Hệ thống này được xây dựng, vận hành theo công nghệ mới nhất của Thái Lan, ước
tổng vốn đầu tư khoảng trên dưới 300 triệu đồng.
Dẫu
còn mất không thêm một thời gian nữa để xây dựng hoàn chỉnh hệ thống làm sạch
nước thải chăn nuôi theo tiêu chuẩn của Việt Nam, nhưng trước hết với việc chấp
hành nghiêm các quyết định xử lý từ cấp chính quyền thành phố Bảo Lộc đến cấp
chính quyền tỉnh Lâm Đồng, Trại heo Vạn Kim đã chân thành nhận ra những lỗi chủ
quan của mình và đã có những việc làm khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường khá
tích cực và đầy thiện chí đáng được ghi nhận. Và đây cũng là một học “đáng giá”
cho những ai còn chưa thực sự quan tâm đến sự trong lành của môi trường sống
hàng ngày./. Tháng 7/2013