VĂN VIỆT
Công ty Tư vấn dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp Đà Lạt (
ATDC) vừa hoàn thành quy trình trồng rau pó xôi an toàn cho nông dân với 6 mô
hình điểm tại Đà Lạt và tại Lạc Dương, Lâm Đồng, đạt sản lượng và chất lượng đảm
bảo qua hai mùa mưa nắng trong năm.
Đây là dự án cạnh tranh nông nghiệp do Ngân hàng thế
giới tài trợ, Công ty ATDC trúng thầu triển khai trồng rau pó xôi an toàn hai
mùa mưa nắng trong năm 2011. Theo đó, Công ty ATDC chọn 6 hộ nông dân ( 3 hộ đồng
bào thiểu số và 3 hộ đồng bào người Kinh) ở xã Lát, Lạc Dương và phường 7, Đà Lạt,
mỗi hộ trồng điểm pó xôi trên 1 sào đất. Thạc sĩ Phan Ngọc Hùng, Giám đốc Công
ty ATDC cho biết những tiêu chí để chọn hộ nông dân trồng điểm rau pó xôi ở đây
là: Có khả năng bố trí diện tích 01 sào đất sản xuất ở vị trí thuận tiện cho việc
đi lại tham quan, tổ chức hội thảo tập trung người nông dân tham gia. Người sản
xuất đã có kinh nghiệm nhiều năm trồng rau xanh nói chung, rau pó xôi nói
riêng; hộ có nhiều lao động trực tiếp canh tác, người lao động luôn có tinh thần
chịu khó học hỏi, tiếp thu nhanh các phương pháp kỹ thuật trồng trọt mới. Diện
tích đất sản xuất pó xôi có sẵn nguồn nước tưới an toàn, môi trường không khí
không ảnh hưởng bởi các cơ sở công nghiệp, bệnh viện nhà máy…
Đi vào thực hiện
chuyển giao kỹ thuật trồng rau pó xôi an toàn cho nông dân với hình thức: Công
ty ATDC chịu trách nhiệm cung cấp toàn bộ nguồn giống, kỹ thuật, vật tư phân
bón, thuốc trừ sâu, bao tiêu sản phẩm…Người nông dân đồng ý cải đạo 01 sào đất
vào sản xuất rau pó xôi, bố trí đủ công lao động, và cuối cùng được thu hoạch và
hưởng lợi toàn bộ sản phẩm pó xôi.
Với 4 kỹ sư của Công ty ATDC thường xuyên bám sát đồng
rau pó xôi trong mùa nắng từ tháng 3 đến tháng tháng 5/2011 và mùa mưa từ tháng
5 đến tháng 8/2011 ở vùng rau Đà Lạt và vùng rau Lạc Dương, đã trực tiếp cầm
tay chỉ việc cho nông dân từ khâu vệ sinh đồng ruộng, xử lý đất đến khâu xuống
giống trồng với mật độ trồng mỗi sào đất trồng từ 18 ngàn đến 20 ngàn cây. Đồng
thời hướng dẫn nông dân xử lý sạch đất bằng các dung dịch thuốc sinh học để
phòng ngừa hiệu quả các dịch bệnh, nhất là dịch sưng cổ rễ thường thiệt hại khá
lớn. Tuyệt đối không sử dụng phân chuồng tươi và phân xác mắm mà thay vào đó là
phải bón phân vi sinh với liều lượng thích hợp, gồm các giai đoạn bón lót, bón
thúc, bón trên lá..,
Thời điểm chăm sóc rau pó xôi ở mùa nắng phải tưới mỗi
ngày 2 lần, tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát để giữ được độ ẩm trong đất từ 70%
đến 80%. Ở mùa mùa mưa nên tưới một ngày một lần để rửa sạch tất cả lượng phân bám
dính trên lá; nếu gặp ngày mưa to thì phải tưới rửa sạch bùn đất đọng lại trên
lá xanh, kể cả đọng lại trên đọt lá non, nhằm khống chế mầm bệnh có nguy cơ phát
sinh và lây lan. Vào những buổi sáng sớm, đội ngũ kỹ sư luôn tích cực cùng với
nông dân dùng bẫy cào để bắt ruồi đục lá và các loại côn trùng gây hại. Từ chăm
sóc đến thu hoạch luôn hạn chế thấp
nhất việc sử dụng thuốc
hóa học có độ độc
tố cao để bảo vệ các loài ong
kí sinh của ruồi đục lá, các loại thiên địch bắt các con mồi gây hại như nhện đỏ, bọ đuôi kìm…
Tất cả diến diễn từng ngày tháng chăm sóc, sản xuất
nêu trên đều thể hiện chi tiết trong nhật ký thực hiện dự án trồng pó xôi an
toàn của từng kỹ sư trong công ty ATDC. Sau từng ngày qua, Công ty ATDC đều
giao ban để thông qua từng giải pháp kỹ thuật chăm sóc pó xôi cho ngày mới. Kết
quả thu hoạch từ 35 ngày đến 45 ngày sau khi trồng rau pó xôi an toàn trên 01
sào đất cho thấy: Mùa nắng thu đạt 3,4 tấn; mùa mưa thu đạt 3,1 tấn - cao hơn từ
2 tạ đến 5 tạ so với kỹ thuật trồng theo kinh nghiệm của nông dân từ trước đến
nay. Vì rau pó xôi trồng theo kỹ thuật an toàn nên Công ty ATDC đã liên hệ với
đối tác từ thành phố Hồ Chí Minh, đã tiêu thụ toàn bộ sản phẩm thu hoạch với
giá cao hơn trên dưới 5% so với sản phẩm trồng theo kỹ thuật tự đúc kết kinh
nghiệm của nông dân.
Đúc kết từ các giải pháp kỹ thuật trồng pó xôi an toàn
hai mùa mưa nắng có kết quả ở thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương, Lâm Đồng,
Công ty ATDC đã tổ chức 6 cuộc hội thảo đầu bờ cho hơn 200 hộ nông dân địa
phương tham gia; tập huấn kỹ thuật trực tiếp trên đồng rau pó xôi cho 12 lớp với
360 học viên nông dân; mở 01 lớp đào tạo khuyến nông viên cơ sở phường, xã cho
hơn 30 người tham gia. Đáp số cuối cùng ở
việc trồng rau pó xôi hai mùa mưa nắng ở vùng rau Đà Lạt và vùng rau Lạc Dương
là: 01 năm trồng từ 4- 5 lứa rau pó xôi, mỗi lứa đạt lãi trên dưới 5 triệu đồng/sào
- tính theo giá thị trường ở tháng 02/2012./.
Tháng 02/2012