Ghi chép VĂN VIỆT
Chúng tôi lên được đèo Pha Đin
vào giữa trưa đứng bóng trên một chiếc xe du lịch đi từ xứ sương mù Đà Lạt.
Trong đoàn đều là nhà báo, không bị hối thúc về thời gian nên có nhiều cơ hội
để chiêm nghiệm, ngược dòng lịch sử. Dừng lại trên đỉnh đèo lộng gió, một nhà
báo trong đoàn nhanh nhẩu ngân lên câu thơ “Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ. Đèo
Lũng Lô anh hò, chị hát”.
Tôi bao quát tầm mắt mình và thầm thốt lên: “Thật là vĩ đại. Vượt xa những mường tượng của mình trên từng trang sách!” Gọi là “Dốc Pha Đin” 50 năm về trước nhưng lại dài đến 32 km, đường cua gấp như những khuỷu tay sắc nhọn vươn dài từng thang bậc lên trời cao. Đường đi xẻ dọc bên trên là vách núi dựng đứng, bên dưới là vực thẳm. Ngày kéo pháo ta vượt qua đồi đâu có đường nhựa bóng mượt như bây giờ, vậy mà bằng ý chí và lòng dũng cảm, quân đội, dân công, thanh niên xung phong ta đã băng qua làn mưa bom, bão đạn 48 ngày đêm nơi đây để lên kịp Điện Biên, khai hỏa đúng giờ mở màn chiến dịch. Mới hay câu hát “vực nào sâu bằng chí căm hờn” đã trở thành bất tử!
Tôi bao quát tầm mắt mình và thầm thốt lên: “Thật là vĩ đại. Vượt xa những mường tượng của mình trên từng trang sách!” Gọi là “Dốc Pha Đin” 50 năm về trước nhưng lại dài đến 32 km, đường cua gấp như những khuỷu tay sắc nhọn vươn dài từng thang bậc lên trời cao. Đường đi xẻ dọc bên trên là vách núi dựng đứng, bên dưới là vực thẳm. Ngày kéo pháo ta vượt qua đồi đâu có đường nhựa bóng mượt như bây giờ, vậy mà bằng ý chí và lòng dũng cảm, quân đội, dân công, thanh niên xung phong ta đã băng qua làn mưa bom, bão đạn 48 ngày đêm nơi đây để lên kịp Điện Biên, khai hỏa đúng giờ mở màn chiến dịch. Mới hay câu hát “vực nào sâu bằng chí căm hờn” đã trở thành bất tử!
Qua khỏi đèo Pha Đin là địa phận
tỉnh Điện Biên, chúng tôi rẽ vào Mường Phăng thuộc huyện Điện Biên. Giữa tháng
3 này, công việc đầu tư, tôn tạo di tích đang khẩn trương, tất bật hơn. Đường
vào Mường Phăng vừa được trải nhựa, mở rộng lối đi đến tham quan, tìm hiểu từng
vị trí xây dựng Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đó là một căn hầm xuyên
núi, những căn lán dựng lên giữa rừng già cách trận địa chính khoảng chừng 20
cây số. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ trực
tiếp vào đây chỉ huy từ ngày 21-01-1954, quyết định chuyển từ phương châm “đánh
nhanh thắng nhanh” sang phương châm “đánh chắc thắng chắc” suốt 56 ngày đêm
“mưa dầm cơm vắt”. Đã tròn 50 năm trước khi chọn nơi đây làm “đại bản doanh”
trực tiếp chỉ huy chiến dịch, Bác Hồ đã gặp riêng Đại tướng Võ Nguyên Giáp căn
dặn: “Tổng Tư lệnh ra mặt trận. Tướng quân tại ngoại. Trao cho chú toàn quyền
quyết định. Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh,
không chắc thắng. không đánh.”
Sau này, theo hồi ức của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết : “Trong ngày hôm đó, tôi đã thực hiện một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình.” Vâng, đó là một quyết định sáng suốt, tài tình và táo bạo để mở màn chiến dịch vào ngày 13/3/1954 và kết thúc thắng lợi “chấn động địa cầu” vào ngày 7/5/1954, thể hiện tinh thần, ý chí và sức mạnh Việt Nam!
Sau này, theo hồi ức của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết : “Trong ngày hôm đó, tôi đã thực hiện một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình.” Vâng, đó là một quyết định sáng suốt, tài tình và táo bạo để mở màn chiến dịch vào ngày 13/3/1954 và kết thúc thắng lợi “chấn động địa cầu” vào ngày 7/5/1954, thể hiện tinh thần, ý chí và sức mạnh Việt Nam!
Rời Mường Phăng, chúng tôi về đến
thành phố Điện Biên Phủ trong ánh chiều thắm đỏ. Khu lòng chảo Điện Biên khốc
liệt năm xưa, nay vươn mình bởi một thành phố kiêu hãnh, thịnh vượng cho cả
vùng Tây Bắc. Cánh đồng Mường Thanh lại một mùa lúa mơn mởn xanh, kéo dài tít
tắp về phía chân trời. Đây Hồng Cúm, đây Him Lam…-những cái tên đi vào lịch
sử - giờ đã “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Từ thị xã được Chính phủ công nhận lên
“cấp” thành phố vào tháng 9/2003 thì vào ngày 01/3/2004, trên đồi D1 giữa khu
trung tâm bắt đầu dựng lên tượng đài “Chiến thắng Điện Biên”. Đây là tượng đài
được đúc bằng đồng lớn nhất Việt Nam, do Công ty Mỹ thuật trung ương tại xã Yên
Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định thực hiện thành 12 phần tượng, chở về đây sau
hơn một tuần vận chuyển bằng cả đường thủy và đường bộ. Tượng đài nặng 220 tấn,
cao 12m, hoàn thành sau 150 ngày đêm lao động miệt mài của 50 công nhân đúc
đồng của Việt Nam. Hôm tôi đến vào giữa tháng 3 này, phần chân của tượng đài
vừa lắp đặt xong. Dự kiến đến khoảng giữa tháng 4 tới sẽ chính thức khánh
thành.
Đứng trên đồi D1 lồng lộng, xanh
cao, cả thành phố Điện Biên Phủ hiện đại, khang trang trong tầm mắt. Nửa thế kỷ
trước, nơi này là 1 trong 49 cứ điểm mạnh của quân đội viễn chinh Pháp, phong
tỏa thành tập đoàn Điện Biên Phủ do tướng Đờ-Cát chỉ huy, thực hiện mưu đồ xâm
chiếm lâu dài đất nước ta. Chứng tích oai hùng của quân và dân ta vẫn còn đây,
tươi nguyên và lấp lánh những hào quang chiến thắng. Đó còn là cụm cứ điểm A1
với hệ thống giao thông hào của địch dài 460m; đường hầm ngầm dài 46m nhằm bảo
vệ 5 quả đồi phía đông và khu trung tâm Mường Thanh. Suốt 36 ngày đêm, ta tổ
chức 5 đợt tấn công oanh liệt, đồng thời đánh lui 30 đợt phản kích của địch,
làm chủ hoàn toàn vào lúc 4 giờ 30 phút sáng ngày 7/5/1954. Tại đây đang trưng
bày chiếc xe tăng Bazeille của địch bị súng Badôka của ta bắn cháy vào lúc 7
giờ 30 phút ngày 01/4/1954. Hệ thống lô cốt địch đang được phục chế lại nguyên
trạng như minh chứng sinh động thêm sự thất bại thảm hại của đội quân xâm lược.
Đặc biệt nhất, 4 căn hầm ngầm liên hoàn, bên trên lắp đặt kiên cố bởi dãy mái
vòm bằng tôn kẽm của tướng chỉ huy Đờ-Cát; cùng cách đó về phía nam không xa là
cầu Mường Thanh đều gần như còn nguyên trạng. Tấm bia trên cầu Mường Thanh ghi
đậm dòng chữ: “14 giờ ngày 7/5/1954, Đại Đội 3 - Đại Đoàn 312 vượt cầu diệt ổ
trọng liên 4 nòng của địch.” Và cuối cùng tấm bia trên hầm Đờ-Cát khắc đậm :
“17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, tổ xung kích do Tạ Quốc Luật, Đại đội 360, Trung
đoàn 209, Đại đoàn 312 đã dẫn đầu xông lên bắt sống tướng Đờ Cát cùng toàn thể
bộ tham mưu”.
Lịch sử đất Điện Biên có một sự
trùng hợp diệu kỳ. Tròn 200 năm trước - tháng 5/năm 1754, nghĩa quân Hoàng Công
Chất từ miền xuôi hành quân lên miền Tây Bắc cùng với 2 thủ lĩnh nghĩa quân
người Thái tại chỗ, lãnh đạo nhân dân đánh tan bọn giặc Phẻ giày xéo biên cương
Đại Việt, giải phóng Mường Thanh. Xưa, ông cha ta chọn phong thổ này để xây
Hoàng Thành vì có “long chầu, hổ phục; phượng hoàng hội tụ, bạch tượng hướng
về”, biểu tượng của khí thiêng sông núi, tụ nghĩa hào kiệt khắp nơi, trấn giữ
vững chắc lãnh thổ trời Nam. Tròn 200 năm sau - tháng 5/1954, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, Bác Hồ, chiến dịch Điện Biên Phủ lại viết tiếp một “thiên sử vàng”,
buộc Pháp phải vào bàn hội nghị Giơ-ne-vơ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng,
trở thành hậu phương lớn cho cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam, giành lại
thống nhất đất nước vào tháng 4/1975. Qua bao thế hệ, đền thờ người anh hùng
dân tộc Hoàng Công Chất được xây dựng, tôn tạo trên nền quần thể của Hoàng
Thành Bản Phủ Điện Biên thuở ấy; để hậu thế đời đời được về đây thắp nén tâm
hương, thành kính ngưỡng vọng.
Và theo kiến trúc cổ đi vào cổng Hoàng Thành bao
bọc trọn một khuôn viên rộng lớn nằm về phía nam thành phố, Nghĩa trang liệt sĩ
Điện Biên được xây dựng trang trọng, quy tập 600 hài cốt liệt sĩ Điện Biên về
đây an nghỉ yên bình. Tên của các anh được tạc vào bia đá phía trong dãy Hoàng
Thành, sống mãi với non sông Đất Việt. Những anh hùng Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn,
Phan Đình Giót, Trần Can cùng với hàng hàng liệt sĩ nằm đây giữa hoa thắm cùng
khói hương quyện tỏa, hòa lẫn vào đất trời trong xanh, vời vợi.
Vâng, 50 năm sau ngày chiến
thắng, từ trong máu và nước mắt, thành phố Điện Biên Phủ đã “vùng dậy sáng
lòa”. Cả nước đang hướng về Điện Biên Phủ với những thành tích, những hoạt động
chào mừng thiết thực. Quảng trường lớn ngay trung tâm thành phố (từng là cứ
điểm C1 của địch) hàng đêm đông đúc dòng người khắp nơi đổ về ôn lại truyền
thống Điện Biên qua những hoạt động văn hóa của địa phương và các tỉnh, thành
trong nước về tổ chức. Ngày đi thăm các di tích lịch sử oai hùng, đêm được đắm
mình trong lễ hội, trong không khí tự hào kỷ niệm ngày chiến thắng lịch sử,
bỗng như thấy mình- công dân đất Việt được tiếp thêm sức mạnh tinh thần rắn rỏi
hơn, bản lĩnh hơn trong hành trình đi cùng cộng đồng tiến về phía trước, chinh phục
những tầm cao mới!
Điện Biên Phủ-Đà Lạt tháng 3/2004