VĂN VIỆT
Gần
bảy thập kỷ hình thành và phát triển, nghề trồng hoa Đà Lạt đang được tôn vinh
đúng vị trí của nó. Hoa rực rỡ khắp phố phường, chạm cửa đến mọi nhà. Hoa bước
lên làm giàu cho những nông dân cần mẫn, thủy chung với đất. Và hoa trở thành
biểu tượng xinh đẹp và một thương hiệu “độc tôn” cho thành phố mộng mơ…
Thành
phố rợp trời hoa
Ông Hà Phước Toản, Bí thư Thành uỷ
Đà Lạt phát biểu trong buổi lễ khai mạc Lễ hội Sắc hoa khẳng định Đà Lạt là một
miền thiên nhiên ưu đãi cho hàng ngàn loài hoa, giống hoa xứ sở ôn đới sinh
sôi, nảy nở. Lễ hội này là dịp để tôn vinh giá trị thẩm mỹ, khẳng định vị trí
của hoa và nghề trồng hoa Đà Lạt, tạo động lực thúc đẩy các hoạt động đầu tư
phát triển kinh tế-xã hội nói chung, ngành du lịch nói riêng.
Đi
trong lễ hội sắc hoa Đà Lạt như lạc vào một thế giới ngàn hoa. Hoa rợp trời
khoe sắc hương. Hoa ngập tràn lối đi từ quảng trường trung tâm Hòa Bình dẫn lối
đến các công viên Xuân Hương, Yersin và tụ hội phô diễn muôn sắc vẻ giữa không
gian hàng chục ngàn mét vuông nơi Vườn hoa thành phố. Trên tất cả những tuyến
đường nội ô, hoa trình diễn đủ dáng vẻ, nét đẹp duyên dáng, kiêu sa từng loài.
Mấy tháng qua, chính quyền thành phố Đà Lạt đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để
tôn tạo, nâng cấp đúng nghiã những “con đường hoa”. Trên 7 giao lộ những tháp
hoa tươi xanh, nở rực tạo nên những nét nhấn mềm mại của phố hoa mùa đông. Vào
cửa ngõ thành phố, du khách chạm chân đầu tiên trên con đường mimoza một màu
hoa vàng tươi đón mời.
Rồi đường Hồ Tùng Mậu, gặp gỡ “nàng” marguerite cánh
trắng nhụy vàng. Đường Trần Phú cúc sanssauci sánh bước cùng với sen cạn ánh
lên một gam màu vàng óng. Đường Phạm Ngũ Lão nổi bật mạnh mẽ những hàng hoa
hướng dương, biểu trưng cho khí phách của những chàng hiệp sĩ đời xưa. Quanh
con dốc đường Lê Đại Hành hoa forget me not xanh tim tím như thầm thì, níu lấy
bước chân người. Mỗi loài hoa một điển tích. Khách du lịch và kể cả người địa
phương tha hồ liên tưởng, trở về những góc hoài niệm, ký ức của riêng
mình.
Hoa
từ đường phố nối dài vào từng khoảnh vườn, sân nhà. Thành phố đã trích từ quỹ
cây xanh do các tổ chức, đơn vị và cá nhân đóng góp hàng trăm triệu đồng, đưa về10
ngàn chậu hoa, 40 chủng loại, giảm giá 20% cho người mua trong thành phố gồm:
xác pháo 5 màu, ngọc thảo 5 màu, dạ yến thảo 5 màu, dừa cạn, pensé, phong lữ
thảo…Riêng những cây như mimoza, mai anh đào, phượng tím được cung cấp miễn
phí…
Thức
dậy những tiềm năng
Thống
kê diện tích trồng hoa của nông dân Đà Lạt khoảng 800 ha, số thu hàng năm
khoảng 350 triệu cành/năm. Nghề hoa hình thành trên những “làng mạc” đầu tiên
xứ sương mù là Phát Chi, Sào Nam, mở rộng qua thời gian đến Thái Phiên, Vạn
Thành, An Sơn; các ấp Hà Đông, Nghệ Tĩnh, Trại Hầm, Đa Thành, Đa Thiện …Đến nay
khoảng 2.500/10.000 hộ nông dân thành phố chuyên trồng hoa thương phẩm gồm hoa
nhà lưới và hoa ngoài trời.
Địa
lan cymbidium Đà Lạt được mệnh danh là “nữ hoàng” của các loài hoa, đã và đang
thức dậy những tiềm năng. Người dân tộc bản địa Đà Lạt như Lạch,
Ma…từ xa xưa đã đưa các loài lan từ rừng về trồng quanh nhà. Thời Pháp thuộc,
địa lan được đồng bào dùng làm hàng hóa mua bán, trao đổi.
Những người Kinh từ những làng hoa Hà Nội đến đây định cư, mang theo kinh nghiệm trồng các loài cymbidium như Đại Kiều, Tiểu Kiều, Trầm Mộng, Mặc Lan…Cuối những năm ’50 thế kỷ trước, các giống lan nhập từ nước ngoài bắt đầu về Đà Lạt. Có khoảng 10 loài lan bản địa lai tạo với “lan ngoại” tạo ra những giống loài mới thích hợp với điều kiện tự nhiên “ôn đới của xứ sở nhiệt đới” Đà Lạt. Năm 1978, cymbidym Đà Lạt bắt đầu xuất khẩu đầu tiên 3.000 cành, được khách hàng Liên Xô và các nước xã hội chủ nghiã bấy giờ đặc biệt ưa chuộng.
Những người Kinh từ những làng hoa Hà Nội đến đây định cư, mang theo kinh nghiệm trồng các loài cymbidium như Đại Kiều, Tiểu Kiều, Trầm Mộng, Mặc Lan…Cuối những năm ’50 thế kỷ trước, các giống lan nhập từ nước ngoài bắt đầu về Đà Lạt. Có khoảng 10 loài lan bản địa lai tạo với “lan ngoại” tạo ra những giống loài mới thích hợp với điều kiện tự nhiên “ôn đới của xứ sở nhiệt đới” Đà Lạt. Năm 1978, cymbidym Đà Lạt bắt đầu xuất khẩu đầu tiên 3.000 cành, được khách hàng Liên Xô và các nước xã hội chủ nghiã bấy giờ đặc biệt ưa chuộng.
Ông Chế Đặng, Chủ tịch Hội Sinh
vật cảnh Lâm Đồng nhớ lại: Những năm ’90 địa lan Đà Lạt mất hẳn thị trường xuất
khẩu truyền thống sang Liên Xô và Đông Au. Cùng lúc, Đà Lạt đón nhận “làn sóng”
du nhập đủ chủng loại hoa cắt cành dễ trồng, kiếm tiền nhanh, vốn đầu tư không
đáng kể, ít tốn công…Địa lan Đà Lạt đi về phía sau “hậu trường”. Mãi đến những
năm 2000, khi công nghệ cấy mô phát triển mới dần hồi sinh đến nhiều vùng dân
cư. Bên cạnh đó, qua các doanh nghiệp đầu tư trong nước, nhiều “công dân địa
lan” mới xuất hiện như: C.Enzan Spring “In the mood”, C.Lovely Moon “Crescent”,
C.Lady fire “Red Angelica”, C. Enzan Oberon “Gelee”, C.Crystal Cherry…đã làm
“hùng mạnh” thêm tập đoàn cymbidium địa lan Đà Lạt.
Kinh tế phát triển đã kích thích
sự “phục hưng” trở lại của thị trường cymbidium. Số lượng thương lái trong
thành phố Đà Lạt cạnh tranh sôi nổi, giá địa lan tăng khá hơn. Những “ông vua
địa lan” lần lượt “ra mắt” như: Ông Đệ ở xã Đạ Sar, Lạc Dương ( 120 ngàn chậu),
nhà sư Thích Huệ Đăng, Đà Lạt (20 ngàn chậu), nhà xe Phương Thảo, phường 3, Đà
Lạt (20 ngàn chậu)…Có “ông vua” bán một lứa cymbidium thu về tiền tỷ.
Đến
thời điểm này, với trên 400 ngàn đơn vị địa lan các loại, hàng năm đưa ra trên
thị trường 200 ngàn cành hoa.
Tính toán
người trồng hoa lan trên một mét vuông từ năm thứ 4
trở đi có thể thu được 10 đơn vị ngoại tệ mỗi năm. Điều kiện “thiên thời, địa
lợi, nhân hòa” đã hội đủ, mục tiêu 1 triệu cành lan xuất khẩu mỗi năm ở Đà Lạt
chắc chắn thành hiện thực.
Sau địa lan, hoa hồng được xem là
ngôi vị “á hậu”. Một trong những mô hình
tiêu biểu là trang trại hoa hồng ở An Sơn, phường 4, Đà Lạt. Chủ nhân Nguyễn
Minh Trung là một chàng trai Đà Lạt chính gốc.
Được
mua 3 sào đất, Trung chọn hoa hồng-loài hoa của “sứ giả tình yêu” –để quyết chí
làm giàu. Trồng 1 sào, theo dõi, hồi hộp chờ đợi. Ổn định dần vài năm sau,
Trung “chuyên môn hóa” một loài hoa hồng, ghép được 10 giống mới. Bên cạnh nhà
lưới, là hoa trồng tự nhiên ngoài trời phát triển đến 7 ha, trong đó ở An Sơn 3
ha và Cam Ly 4 ha. Hơn 40 công nhân được nhận vào làm việc thường xuyên. Nguyễn
Minh Trung liên tục đạt bội thu hơn năm năm qua. Hoa hồng mười sắc màu có mặt
khắp nơi trong nước, từ Hà Nội đến Sài Gòn. Quân bình mỗi ngày
Trung thu được trên dưới 15 triệu đồng. Với bà con nông dân quanh vùng An Sơn,
phường 4, Đà Lạt, Nguyễn Minh Trung sẵn lòng giúp vốn, kỷ thuật “nhân bản” hoa
hồng …
Nói
đến hoa cắt cành thì “nông gia” Nguyễn Đăng Hiến, Thái Phiên là một điển hình
làm giàu nhanh. Năm 1997, anh Hiến tiếp cận được công nghệ trồng hoa cúc vàng
xuất khẩu của một công ty của Đài Loan đứng chân Đà Lạt. Mạnh dạn xây dựng 210
mét vuông nhà vòm, mua 2ngàn cây giống hoa mới về trồng. Hơn một tháng rưỡi sau
nhân lên thành 20 ngàn cây. Chăm sóc kỹ lưỡng, đúng quy trình kỷ thuật, lứa hoa
“đầu tay” (kéo dài khoảng bốn tháng rưỡi), anh thu hoạch bán được 65 triệu
đồng. Ba năm liên tục sau đó, cứ sau 7-8 tháng trồng hoa cúc, vợ chồng anh thu
lãi về từ 100 triệu đồng trở lên.
Kế
tiếp anh Hiến mạnh dạn đầu tư khoảng 300 triệu đồng, xây dựng quy trình cấy mô
khép kín gồm: phòng cấy mô (diện tích 75 mét vuông) cung cấp cây giống cho vườn
ươm (diện tích 210 mét vuông) và khu vực sản xuất cây giống thương phẩm (diện
tích 1.400 mét vuông). Vừa làm vừa tự rút kinh nghiệm và chỉ hơn 8 tháng đã
thành công.
Đến
nay anh thu “lãi ròng” trung bình hàng tháng từ 15-20 triệu đồng. Dây chuyền kỷ
thuật cấy mô đã “nâng cấp” hiện đại hơn với trị giá khoảng 400 triệu đồng, công
suất mỗi ngày cho “thành phẩm” từ 2.000 cây cấy mô trở lên, gồm các loại phong
lan, địa lan, hoa cúc nhập ngoại, khoai tây và nhiều giống hoa Đà Lạt khác theo
đặt hàng. Anh Hiến mới đáp ứng được 40% nhu cầu khách hàng.
Triển vọng lớn mở ra
Hiện
mỗi năm xuất khẩu hoa của Đà Lạt tăng 20%, đạt kim ngạch xuất khẩu 8 triệu USD.
Tiếp tục mời gọi đầu tư với cơ chế hợp lý, thông thoáng, thành phố sẽ quy hoạch
diện tích trồng hoa lên đến 10 ngàn ha. Năm 2010, phấn đấu đạt con số 2 tỷ cành
hoa mỗi năm. Những trung tâm sản xuất hoa cao cấp sẽ lần lượt được ra đời như
phường 7, phường 11, Tà Nung, Xuân Thọ, Xuân Trường…Vùng hoa nổi tiếng ở Côn
Minh ( Trung Quốc) chuyển đổi trồng hoa từ ruộng lúa vẫn tạo nhanh những bước
đột phá; trong khi Đà Lạt có hơn bảy thập kỷ kinh nghiệm trồng hoa là một
“nguồn vốn” khổng lồ để được “thăng hoa” cao hơn, xa hơn…Và chính những điều
kiện khả dĩ ấy, Chính phủ đã chỉ đạo lấy Đà Lạt bắt đầu từ năm 2005 tổ chức
Festival hoa định kỳ hai năm một lần. /.
Tháng
12/2004