Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Cấp “đất Flitch” cho dân

VĂN VIỆT
Ban Quản lý Dự án phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên ( gọi tắt là Flitch) đang phối hợp với chính quyền 3 huyện Di Linh, Đam Rông và Lạc Dương của tỉnh Lâm Đồng triển khai các thủ tục cấp Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho người dân an tâm đầu tư, thâm canh, phát triển sản xuất ổn định, lâu dài.

Để chồng yên tâm công tác ở Trường Sa

VĂN VIỆT
Để người chồng yên tâm công tác tốt ở biển đảo Trường Sa, người vợ trẻ Lê Thị Minh ở khu Đồi Thông tin Đà Lạt, luôn biết cách vượt qua mọi khó khăn, vừa làm tốt vai trò người mẹ và vừa “kiêm thêm” vai trò người ba để nuôi dạy chu đáo đứa con gái đang tuổi lên ba, đang biết ăn ngủ, biết học hành chăm ngoan…

Những cựu chiến binh làm kinh tế giỏi

VĂN VIỆT
Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay và nguồn vốn tích lũy tự có để thâm canh, tăng năng suất rau và hoa theo hướng công nghệ cao, hàng chục hộ gia đình hội viên Hội Cựu chiến binh phường 7, Đà Lạt đã vĩnh viễn xóa nghèo, xây dựng cuộc sống khá giả và giàu có.

Sản xuất “cà rốt đẹp” ở Đà Lạt

VĂN VIỆT
Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng vừa hoàn thiện quy trình sản xuất “cà rốt đẹp”,  chính thức chuyển giao rộng rãi trên vùng nông nghiệp Đà Lạt. Đây là quy trình mới áp dụng khá dễ dàng, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với quy trình sản xuất thông thường.

Vườn bí ngô khổng lồ ở Đà Lạt

VĂN VIỆT
Nhà nông Lê Hữu Phan ở số 50, Hồ Xuân Hương, Đà Lạt, đã trồng đậu trái 6 luống bí ngô khổng lồ, hạt giống nhập từ Mỹ, trong đó có trái đang cân nặng đến 80 ký.

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Thanh Trị “trình làng” máy gieo mạ

VĂN VIỆT
Ngày 25/10/2012, Công ty TNHH Cơ khí nông nghiệp Thanh Trị, số 495, Quốc Lộ 20, thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng, chính thức xuất xưởng 01 chiếc máy gieo mạ trên khay để đưa về thành phố Hồ Chí Minh tham gia Hội chợ Nông nghiệp công nghệ cao và công nghiệp thực phẩm khu vực phía Nam.

Cây lúa Lâm Đồng nhìn ra cánh đồng khu vực

VĂN VIỆT
Thống kê tổng sản lượng lúa Lâm Đồng năm 2012 đạt gần 160 ngàn tấn, chiếm gần 5% tổng sản lượng lúa khu vực 11 tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Tuy tỷ lệ diện tích và tổng sản lượng không nhiều vì địa hình miền núi, nhưng Lâm Đồng đã đóng góp những kinh nghiệm trong khu vực về việc chọn giống, phòng trừ dịch hại, bảo đảm tưới tiêu, chủ động nguồn lương thực…   

Cuốn hút “hoa rồng”


VĂN VIỆT
Những loài “hoa rồng” của xứ lạnh Đà Lạt với muôn ngàn chiếc gai nhọn tua tủa, thân cây thô nhám, đã cuốn hút du khách gần xa khi xuống phố hòa mình vào Festival hoa năm 2012.
Khu chợ triển lãm hoa ven hồ Xuân Hương, Đà Lạt ( trước Nhà hàng Thanh Thủy), “hoa rồng” Đà Lạt níu kéo bước chân du khách bởi nét đẹp lạ của nó. Đứng thật lâu trước một quày “hoa rồng” ở đây, một du khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh nói: “Hoa xương rồng Đà Lạt gai nhọn mà mềm; thân cây thô mà đầy đặn nước; lại phô diễn nhiều kiểu dáng nữa. Thật là thú vị… ” 

Hoa dại phủ kín khu đồi…

VĂN VIỆT
Hàng ngàn bịch hoa dại từ vườn ươm của Vườn hoa Đà Lạt chuẩn bị trồng phủ kín trên khu đồi 01 ha để kịp đón chào Festival hoa Đà Lạt năm 2012. Đây là khu đồi vườn tượng lần đầu tiên hiện lên sắc màu bởi những loài hoa hoang dại bản địa của phố hoa Đà Lạt. 

Cây trái đồng bằng đón xuân phố núi Đà Lạt

VĂN VIỆT
Vào 29 tết ( tháng thiếu- tức 30 tết), khi phố núi Đà Lạt bắt đầu lên đèn thì những loài cây trái từ đồng bằng đưa lên cũng đang bán những cây cuối cùng, giá bán hoàn toàn bằng với những ngày đầu bày bán từ sau 20 tháng chạp. Điều này cho thấy cây trái đón xuân Nhâm Thìn vẫn là một trong những lựa chọn gửi gắm sự tốt lành của người Đà Lạt.

Địa lan hoa đẹp, giá cao

VĂN VIỆT
Từ ngày đầu tháng Chạp Tân Mão đến nay, hoa địa lan Đà Lạt đa sắc màu đã bắt đầu lập mặt bằng giá mới khá cao trên thị trường. Địa lan ngập tràn từ vườn nhà ra đường phố Đà Lạt phô diễn dáng đẹp lộng lẫy, quyến rũ khách hàng chọn mua hoa Tết Nhâm Thìn. 

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Tạo dựng thương hiệu từ những cánh hoa hồng môn

VĂN VIỆT
Mạnh dạn bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để mua giống hồng môn từ châu Âu về trồng kinh doanh, ông Nguyễn Văn Đông ở đường Vạn Kiếp, Đà Lạt đã tạo dựng và phát triển thương hiệu “Hoa Đông Nga” của mình.

“Nhà sáng chế” giỏi trồng hoa

VĂN VIỆT
Hơn 3 năm nay, nhà nông trong tỉnh Lâm Đồng không chỉ biết đến Kơ Sa Ha Tang ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương là “nhà sang chế” máy tuốt bắp, mà còn là một nhà nông giỏi trồng hoa, nhiều kinh nghiệm phổ biến cho bà con dân tộc thiểu số địa phương.

Hai nhà trồng hoa cúc trắng

VĂN VIỆT
Nhà doanh nghiệp “Rừng hoa Đà Lạt” và hơn 40 nhà nông phường 8, Tp. Đà Lạt vừa kết thúc 18 tháng liên minh sản xuất hoa cúc trắng, tạo ra bước chuyển giao mới về kỹ thuật canh tác các loài hoa cao cấp đạt yêu cầu cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Ông Nguyễn Đình Sơn, Giám đốc Công ty Cổ phần Rừng hoa Đà Lạt cho biết: Chương trình hợp tác sản xuất hoa cúc trắng giữa Công ty Rừng hoa Đà Lạt với hơn 40 hộ nông dân Đà Lạt bắt đầu triển khai từ tháng 9/2010, do Ngân hàng thế giới tài trợ. 

Bồ câu đưa về tiền triệu

VĂN VIỆT
Gia đình ông Nguyễn Căn ở thôn Trường Sơn, xã Xuân Trường, Đà Lạt đã “tự phát” nhân đàn bồ câu Pháp, hàng tháng đưa về thu nhập nhiều triệu đồng, giúp những nông hộ khác ở quanh vùng chuyển đổi khả quan giống vật nuôi mới này.
Ra thăm chuồng bồ câu Pháp khi trời nắng gần giữa trưa đầu tháng 3/2013, ông Nguyễn Căn kéo tấm bạt lại để che mát bốn bên rồi nói: “ Bồ câu Pháp nuôi nhốt chứ không thả bay tự do kiếm ăn như bồ câu ta. So với bồ câu ta thì bồ câu Pháp sinh sản nhanh hơn, trọng lượng nặng nề hơn nên khi thả ra bay đi bay rất chậm chạp, khó khăn, không thích nghi được với môi trường sinh tồn ngoài trời…”

Bốn mùa cà chua

VĂN VIỆT
Giữa thị trường nhiều biến động, cây cà chua truyền thống của vùng đất Bắc Hội ( xã Hiệp Thạnh, Đức Trọng) vẫn giữ vững là cây chủ lực trong đa dạng cây trồng nông nghiệp ở địa phương. Cà chua bốn mùa cho trái hàng năm đã trở thành nguồn thu tích lũy cho từng hộ gia đình nơi đây vượt nghèo, mở mang cơ nghiệp làm ăn.
Tháng 5 năm nay vùng Bắc Hội của huyện Đức Trọng vào mùa mưa buổi chiều trong ngày, đất càng thêm ẩm ướt, cây trái, rau quả càng thêm xanh hơn.

Máy nông nghiệp Hồng Chương rộng đường xuất khẩu

VĂN VIỆT
Một doanh gia từ Malaysia đã tìm đến nhà nông sáng chế Nguyễn Hồng Chương ở xã Lạc Lâm, Đơn Dương để đặt mua hàng loạt máy nông nghiệp như máy gieo hạt, máy đóng đất vào vỉ xốp, máy đóng đất vô chậu, mở ra triển vọng phát triển nghề cơ khí chế tạo máy móc của vùng quê này.

Làm giàu trên quê mới

VĂN VIỆT
Biết nuôi dưỡng và thực hiện ước mơ làm giàu từ cây trái, nông dân Trần Văn Mùi ở xã Đông Thanh, Lâm Hà đã tạo bước đột phá riêng mình, được vinh dự đón Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm.
Tiếp chuyện với tôi vào một ngày lập xuân Quý Tỵ 2013, nông dân Trần Văn Mùi vẫn còn nguyên niềm tự hào khi đón Thủ tướng Phạm Văn Đồng ( lúc đó gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) đến nhà thăm. 
Ông Mùi kể: Đó là vào năm 1987, gia đình anh Mùi thu hoạch trên 7 sào cà phê robusta với 1,4 tấn nhân, đạt năng suất cao nhất so với những hộ gia đình trồng cà phê quanh vùng. 

Nâng cao giá trị hoa cẩm chướng

VĂN VIỆT
Công ty TNHH Báo Đáp (TPHCM) đã cùng với nông dân huyện Lạc Dương và thành phố Đà Lạt hoàn chỉnh quy trình sản xuất hoa cẩm chướng chất lượng cao, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng cho phép ứng dụng rộng rãi trên địa bàn.

“Đà Lạt xưa” nằm chờ triển lãm

VĂN VIỆT
Vì không có mặt bằng triển lãm, hàng ngàn cổ vật của “Đà Lạt xưa” đang nằm im ỉm trong kho nhà riêng của anh Nguyễn Văn Tuấn, 51 tuổi, ở đường hẻm Phan Đình Phùng, Đà Lạt. Chủ nhân Nguyễn Văn Tuấn đang băn khoăn, nếu đem bán thì xem như mất hết, còn giữ lại thì cứ xót xa, chờ đợi…

Sản xuất cà phê chè an toàn ở Lạc Dương

VĂN VIỆT

Trung tâm Nông nghiệp huyện Lạc Dương vừa hoàn thành giai đoạn một về xây dựng mô hình điểm sản xuất cà phê catimor (chè) an toàn, bước đầu đã đúc kết, chuyển giao nhiều giải pháp khoa học kỹ thuật canh tác mới cho hộ gia đình đồng bào thiểu số địa phương.

Năm đầu hoạt động “chợ Lifsap”

VŨ VĂN
“Chợ Lifsap” Lâm Đồng đã và đang trở thành điểm đến ngày càng nhiều của người tiêu dùng bởi môi trường trong lành, sạch dẹp và sự an toàn của những thực phẩm tươi sống có nguồn gốc hợp phap, rõ ràng.

Cầu nối” cho người nuôi bò sữa

VĂN VIỆT
Ông Lê Hồng Duyên ở thôn Bồng Lai (Hiệp Thạnh, Đức Trọng) đang trở thành một “địa chỉ cầu nối ”cho người nông dân quanh vùng đến trao đổi kinh nghiệm nuôi bò sữa, đầu tư trang bị máy vắt sữa, hợp tác tiêu thụ ổn định, lâu dài sản phẩm sữa bò tươi.

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Mắc ca sai quả mùa đầu

VĂN VIỆT
Gần cả tháng qua, vườn mắc ca sai quả mùa đầu của nông dân Lê Đức Ba ở thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương có rất nhiều người đến từ nhiều nơi trong nước để tham quan, tìm hiểu. Đây có thể xem là một tín hiệu mới trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Lâm Đồng.

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Xác định 5 loại bệnh gây hại trên cây mắc ca Lâm Đồng

VŨ VĂN  
Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng vừa phát hiện 05 loại bệnh gây hại trên cây mắc ca Lâm Đồng gồm bọ nẹt, rầy mềm, bệnh xì mủ thân, bệnh khô ngọn và bệnh chổi, nhưng nông dân vẫn chưa có biện pháp xử lý phòng trừ. 

Nuôi heo, gà trên mùn cưa

VĂN VIỆT
Sau gần một năm thực hành nuôi heo, gà trên nền mùn cưa, nhiều hộ nông dân ở Lâm Đồng không chỉ tiết kiệm đáng kể nguồn vốn đầu tư chuồng trại, mà còn giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường từ nguồn phân thải, phòng chống hiệu quả các dịch bệnh phát sinh trên từng vật nuôi.

Lai tạo giống dâu năng suất cao

VĂN VIỆT
Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm Đồng đã cho biết từ việc lai tạo thành công các giống dâu năng suất cao, Trung tâm đã góp phần giúp nông dân ngày càng cải thiện thu nhập từ nghề nuôi tằm.
Theo tiến sĩ Lê Quý Tùy, cán bộ Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm Đồng, Trung tâm này đã nhân giống thành công các giống dâu năng suất cao, được lai tạo từ các giống dâu địa phương của Lâm Đồng cùng các giống dâu nhập từ Ấn Độ, Trung Quốc. Quy trình lai tạo được tiến hành từ các cây dâu trồng trong chậu bằng các phương pháp điều chỉnh ra hoa, thu hoạch hạt phấn, bao cách ly tránh thụ phấn tự do, từ đó chọn ra các cá thể đầu dòng mới để trồng và chăm sóc từ vườn thực nghiệm rồi nhân rộng trồng đại trà bằng kỹ thuật giâm hom.

Quyến rũ tiếng hót chào mào

VĂN VIỆT

Cuộc thi chim chào mào hót múa hay vừa diễn ra tại thành phố hoa Đà Lạt, đã phô diễn hàng trăm giọng hót quyến rũ từ người nuôi đến người xem.

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Lâm Đồng phát triển tam nông với tính bền vững cao

Làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng vào chiều ngày 22/8/2013, đồng chí Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế trung ương đánh giá cao chương trình phát triển tam nông với tính bền vững cao trên địa bàn.

Chuyển đổi và chuyển giao để phát triển nông nghiệp công nghệ cao Đà Lạt

VĂN VIỆT
Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt đã và đang triển khai nhiều dự án chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi và chuyển giao khoa học kỹ thuật mới để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, mang lại giá trị thu nhập ngày càng tăng lên trên từng diện tich đất sản xuất cho nông dân Đà Lạt.  

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Hoa độc canh

VĂN VIỆT
Với kỹ thuật độc canh từ hoa cúc đến hoa lily, rồi ổn định với hoa cẩm chướng, nhà nông Lê Minh ở xã Xuân Thọ, Đà Lạt, đã tạo ra những lợi thế so sánh khi đưa hoa cắt cành của mình ra thương trường.  

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

Mô hình mới với 3 giống “cây hoang”

VĂN VIỆT
3 giống “cây hoang” từ những cánh rừng của Lâm Đồng, Gia Lai và Đắk Lắk có tên là cần dại, lỗ bình, và bầu đất, đã được một nhóm nghiên cứu ở Trường Đại học Đà Lạt đưa về triển khai mô hình chuyển giao sản xuất đại trà tại khu vực Nam Ban, Lâm Hà, bước đầu thu những kết quả khá triển vọng.

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Huyết môn vốn ít, lời nhiều

VĂN VIỆT
Nông dân Lâm Đồng đang được Công ty ATDC Đà Lạt chuyển giao kỹ thuật mới về trồng hoa huyết môn trong chậu với kết quả đã tiết kiệm không ít nguồn vốn đầu tư, tăng năng suất và chất lượng hoa cắt cành, thu lời nhiều hơn trên từng đơn vị diện tích đất nông nghiệp…

Nhân đàn thú rừng ở Lâm Hà

VĂN VIỆT
Vài năm trở lại đây, phong trào nuôi thú rừng đang nhân đàn khá nhanh trên phần lớn những địa bàn nông nghiệp thuộc huyện Lâm Hà. Chỉ mới là thị trường tiêu thụ ra đến các huyện, thành lân cận trng tỉnh Lâm Đồng, thú rừng nuôi ở Lâm Hà hiện không có đủ số lượng hàng tháng để xuất chuồng đem bán.

Vườn thú rừng ở thị trấn Đồng Nai

VĂN VIỆT
Chủ vườn thú rừng vào chiếc ao ba ba là ông Nguyễn Văn Rao, 61 tuổi, một cựu chiến binh ở Khu phố 3, thị trấn Đồng Nai, Cát Tiên, Lâm Đồng. Trong phần đất thổ cư của mình, mấy năm gần đây, ông đã rào chắn thành khu vườn thú rừng rộng hơn 1 sào đất để thả nuôi những con heo rừng, nhím rừng bên cạnh với một chiếc ao nuôi ba ba luôn có hàng ngàn con. 

Tạo nghề ở Nhân Ái

VĂN VIỆT
Gần hai năm nương tựa vào nhau, những người khuyết tật ở HTX Nhân Ai, Đà Lạt đã bước đầu ổn định việc làm, đóng góp những sản phẩm ở thị trường địa phương như may mặc, đan len, hộp giấy đựng dâu tây… 

Đặc sản mang nhãn hiệu người mua

VĂN VIỆT
Vì không tự tìm được khách hàng tiêu thụ trực tiếp, từ bao nhiêu năm nay, những cơ sở sản xuất đặc sản mức gừng, hồng sấy khô, khoai lang mật...ở khu Trại Hầm, phường 10, Đà Lạt đành chấp nhận hàng hóa của mình gắn tên nhãn hiệu theo yêu cầu của người mua.

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Ngày mới còn xa


Tháng bảy người phố trăng rằm

Tròn vuông con dốc mưa thầm lối qua

Du lịch sinh thái ở vùng sâu

VĂN VIỆT
Từ thị trấn Liên Nghĩa, Công ty TNHH Phương Vinh vào vùng sâu Tà Hine của huyện Đức Trọng ( Lâm Đồng) mạnh dạn đầu tư bạc tỷ để xây dựng khu du lịch sinh thái Thác Bảo Đại (còn gọi là Thác Đá Cao) đã hơn 4 năm nay. Dự kiến đến cuối năm 2010, thác sẽ mở cửa đón khách, mở ra hy vọng hình thành nhiều dịch vụ mới cho cư dân nơi này.

Mười năm đòi lại đất công

 VĂN VIỆT
Sau mười năm trực diện đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực ngay tại nơi mình cư trú, bốn đảng viên hưu trí ở  thị trấn  Liên Nghĩa, Đức Trọng đã giúp cơ quan thẩm quyền tỉnh Lâm Đồng tâp hợp đủ căn cứ thu hồi hơn sáu ngàn mét vuông đất công đã giao trả trái phép cho hộ gia đình ông Thi Siêu Bô tại địa phương. Qua đấu tranh, bốn đảng viên công bộc nơi đây được nêu gương toàn quốc về thành tích phòng chống tham nhũng năm 2010. 

Những bộ sách chữ Nùng ở Lâm Đồng

VŨ VĂN  
Lưu giữ cả trăm cuốn sách chữ Nùng sao chép lại từ thập niên hai mươi của thế kỷ trước, ông Vy Văn Dèn ( 68 tuổi, dân tộc Nùng, ngụ tại 203, Hoàng Văn Thụ, Liên Nghĩa, Lâm Đồng) đang trở thành địa chỉ cho những người tìm hiểu, sưu tầm, nghiên cứu về đời sống tín ngưỡng, phong tục tập quán, văn hóa dân gian của người Nùng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Sản phẩm mới của “kỹ sư chân đất” Ha Tang

VĂN VIỆT
Sau gần hai năm được cấp chứng nhận sáng chế chiếc máy tuốt bắp, người “kỹ sư chân đất” K’Sá Ha Tang ở Đạ Sar, Lạc Dương vừa sản xuất thành công những chiếc máy “phiên bản mới” gọn nhẹ hơn, vừa trồng mới một vườn hoa trình diễn cho bà con ở buôn làng.

“Nhạc trưởng” nhạc nước Cam Ly

VŨ VĂN
Thác Cam Ly đang đẩy nhanh tiến độ thi công từng ngày để sớm đưa công trình nhạc nước lần đầu tiên ở Đà Lạt đi vào hoạt động. Đây là sản phẩm công nghệ phần mềm do những kỹ sư của Việt Nam lập trình, trong đó “người nhạc trưởng” là con rể của thành phố hoa này.

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Nuôi “vua hải sản” trên đảo Bình Ba

Ký sự VĂN VIỆT
Thêm một ngày nữa, tàu hải quân VH-785 của chúng tôi phải đi chuyển tiếp lên đảo bằng chuyến thuyền máy nhỏ. Đảo dâng đầy trong tầm mắt là những quả núi tròn căng trên biển. “Đảo Bình Ba đấy. Lên đảo sẽ thấy những tảng đá tự nhiên rất lạ.; những hàng nhãn, hàng mai vàng phủ kín cả vạt đồi; và đặc biệt là đến được tận nơi chuyên nuôi loài “vua hải sản” gần bờ -  loài tôm hùm cao cấp…”- một sĩ quan Vùng 4- Hải quân đi trong đoàn khái quát như một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp.

Việc hội, việc nhà đều giỏi

VĂN VIỆT
Ông K’Kras ( 52 tuổi), người dân tộc Châu Mạ ở thị trấn Lộc Thắng, Bảo Lâm, Lâm Đồng được vinh danh tại Hội nghị biểu dương điển hình nông dân tiên tiến toàn quốc tổ chức tại Hà Nội vào ngày 15/9/2010. Thành tích nổi bật của K’Kras trong những năm gần đây là làm tốt vai trò Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Lộc Thắng và vai trò chủ hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi.

“Quán quân” hòa giải viên toàn quốc

VŨ VĂN
Sau 5 năm bước lên bục “quán quân” hòa giải viên toàn quốc, chị Nguyễn Thị Hường tiếp tục gặt hái những thành công mới trong từng phần việc hòa giải ở thôn Bắc Hội, xã Hiệp Thạnh, Đức Trọng.
Trong tháng 8 năm nay, chị Nguyễn Thị Hường tập trung nhiều nhất ở công tác hòa giải là truyền kiến thức, kinh nghiệm và tâm lý bình tĩnh, tự tin cho nữ hòa giải viên trẻ Ka Liên bước vào cuộc thi hòa giải viên toàn tỉnh Lâm Đồng dự kiến tổ chức trong vòng vài tháng tới. 

Khu vườn hoa quả lạ

VĂN VIỆT
Lần đầu tiên tại Hội hoa xuân thành phố Hồ Chí Minh năm 2009, nghệ nhân Mười Lời, Đà Lạt đã giành được cùng lúc 5 giải thưởng lớn về tác phẩm cây kiểng đơm hoa kết trái. Để đến thành công này, nghệ nhân Mười Lời đã mất gần mười năm chiết ghép., hình thành mới khu vườn cả trăm cây cho hoa thơm quả lạ mỗi độ xuân về.

Nuôi ong mật ở Đà Lạt

VĂN VIỆT
Ở thôn 4, xã Tà Nung, Đà Lạt có hộ gia đình anh Bùi Đình Tuấn nuôi ong lấy mật với những kết quả khả quan. Anh Tuấn cho biết, gia đình anh bắt đầu nuôi 3 thùng ong mật từ hơn hai năm về trước. Nguồn giống ong này được một người quen ở Đà Lạt “sang nhượng” lại. Chịu khó mất một khoảng thời gian đôi, ba tháng để anh Tuấn học nghề nuôi ông từ người nuôi trước; rồi tự mua tài liệu về nghiên cứu; và tự đúc rút kinh nghiệm trong thực tế nuôi hàng ngày. Đến nay anh Tuấn đã phát triển 25 thùng ong, diện tích mỗi thùng ong rộng khoảng hơn một mét vuông. Đầu năm nuôi, cuối năm anh Tuấn mạnh dạn cho đàn tỏa bay đi lấy mật.

Tìm nơi tiêu thụ thổ cẩm Lộc Châu

VĂN VIỆT
Hàng thổ cẩm Lộc Châu, Bảo Lộc mấy năm nay chìm khuất giữa thị trường cạnh tranh ồ ạt của hàng may mặc công nghiệp. Mong muốn tìm kiếm thu nhập để bám giữ lấy nghề dệt thổ cẩm, những người Châu Mạ ở buôn Đạ Nghịch, Lộc Châu đã rong ruổi khắp những buôn làng trong tỉnh Lâm Đồng để tìm kiếm bạn hàng tiêu thụ.

Giữ xanh cho cung đường xanh Tây Nguyên

VĂN VIỆT
Đến nay tròn một năm tăng tiền giao khoán quản lý bảo vệ rừng và đa dạng nhiều hình thức nâng cao ý thức pháp luật về rừng cho đồng bào thiểu số tại chỗ, những cánh rừng trải dài ven cung đường xanh Tây Nguyên thuộc tỉnh lộ 723 của Lâm Đồng nối với Khánh Hòa đã hạn chế thấp nhất tình trạng phá rừng làm rẫy.