VĂN VIỆT
Sau hơn một năm hoạt động, Công ty TNHH La Ba,
Đà Lạt đã xây dựng trang trại và liên kết với nông dân trồng chuối La Ba, thu
hoạch bảo quản theo kỹ thuật mới, đã từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ từ
trong nước đến xuất khẩu.
“Trước
khi đi vào hoạt động, Công ty TNHH La Ba, Đà Lạt đã xây dựng trang trại 6 ha
trồng chuối La Ba theo quy trình mới tại xã Tu Tra, Đơn Dương” - Anh Lê Sĩ
Công, Giám đốc Công ty cho biết. Theo đó, từ năm 2009, những người sáng lập
công ty này đã hợp tác đi tìm chọn những gốc chuối La Ba đầu dòng sinh trưởng
tốt trên địa bàn xã Phú Sơn, Lâm Hà, Lâm Đồng, đưa về một đơn vị thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ở Tp. Hồ Chí Minh để phân tích lấy mô nhân
giống. Trồng, chăm sóc và dần dần hoàn chỉnh quy trình từ đào hố, tưới nước,
bón phân, bơm thuốc sinh học… đến dùng màng kính bao phủ từng nải chuối, ngăn
chặn côn trùng, nấm bệnh xâm nhập. Kết quả sau gần một năm thu hoạch vụ đầu
tiên, công ty đã đạt năng suất từ 60-70 tấn/ha. Đến nay với mức năng suất ổn
định này, công ty đã tiếp tục áp dụng những kỹ thuật, kinh nghiệm đúc kết mới
từ thực tế sản xuất, trồng chăm sóc từng cây chuối cho ra những buồng chuối
trái to đều, căng tròn bắt mắt. Nhờ vậy, khi đưa ra thị trường trong nước được
tiêu thụ khá nhanh và chào hàng ở thị trường xuất khẩu đã “ký ghi nhớ” nhanh
những hợp đồng tiêu thụ với khối lượng khá nhiều.
Những chuyến hàng tiêu thụ chuối La Ba đầu tiên của Công ty TNHH La Ba, Đà Lạt là đưa xuống các khu chợ đầu mối ở Tp. Hồ Chí Minh, sau đó mở rộng dần ra ở các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ và các tỉnh ven biển miền Trung. Số lượng tiêu thụ chuối tươi từ mỗi tháng vài chục tấn vào năm 2011, đến nay đã ổn định trên dưới 100 tấn. Với thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc và các vùng ở Trung Đông, công ty cũng bắt đầu xuất bán chuối tươi trong quý 2/2011 với trên dưới 300 tấn. Đặc biệt trong thời gian này, công ty giới thiệu sang Úc sản phẩm chuối La Ba cấp đông để tìm đối tác. Đến tháng 7/2011, lô hàng 100 tấn chuối cấp đông xuất lần đầu sang nước Úc được đối tác đánh giá cao về chất lượng, chuối được phân phối nhanh, nên tiếp tục đặt hàng thu mua công ty 400 tấn nữa. Đến tháng 11/2011, công ty đã hoàn thành đầy đủ hợp đồng này. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2012, công ty cũng đã tiêu thụ chuối La Ba mỗi ngày trên dưới 3 tấn trên nhiều tỉnh, thành trong nước.
Cũng theo Giám đốc Công ty TNHH La Ba, Đà Lạt - Lê Sĩ Công, toàn bộ sản phẩm chuối tiêu thụ trong và ngoài nước nói trên, chiếm hơn 80% là liên kết trồng, bao tiêu sản phẩm của nông dân; gần 20% là thu hoạch từ 6 ha trang trại của công ty. Nông dân liên kết với công ty được trực tiếp cung cấp giống chuối La Ba cấy mô sạch bệnh, được hướng dẫn toàn bộ quy trình kỹ thuật từ khi xuống giống đến khi thu hoạch; và được bao tiêu toàn bộ sản phẩm theo giá thị trường cạnh tranh ở từng thời điểm cụ thể. Đưa chuối thu mua từ nông dân về, công ty phân loại, số bán tươi, số dùng cho chế biến cấp đông xuất khẩu. Riêng chế biến cấp đông, Công ty TNHH La Ba, Đà Lạt liên kết với một doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh để sản xuất từ nguyên liệu chuối La Ba tươi của Lâm Đồng, đạt tỷ lệ trung bình cứ 1 kg chuối tươi chế biến thành 0,4-0,6 kg chuối cấp đông đã bóc sạch vỏ.
Đến thời điểm 6 tháng đầu năm 2012, giá chuối tươi La Ba Lâm Đồng ở thị trường
trong nước chỉ còn 3-4 ngàn đồng mỗi ký, chỉ bằng hơn một nửa giá so với cùng
kỳ 6 tháng đầu năm 2011. Công ty TNHH La Ba, Đà Lạt vẫn tiêu thụ cho nông dân
Lâm Đồng mỗi ngày từ 2- 3 tấn chuối tươi, giá thu mua đạt ở mức cao nhất của
giá thị trường. Tuy nhiên, cũng ở thời điểm 6 tháng đầu năm 2012, thị trường
xuất khẩu chuối La Ba của công ty lâm cảnh “bế tắc” vì… khối lượng đặt hàng quá
nhiều. Đó là những đơn đặt hàng từ châu Âu, Trung Đông với mỗi tuần 100 tấn
chuối tươi, Công ty TNHH La Ba không thể thu mua đủ, kịp vì diện tích chuối
trồng trong nông dân hầu hết manh mún, phân tán, có nơi chỉ trồng xen canh nhỏ
lẻ bên những cây trồng khác. Giám đốc Lê Sĩ Công phân tích: “Nếu 6 tháng đầu
năm 2012, mỗi tuần công ty thu mua đủ 100 tấn chuối tươi trong nông dân, chắc
chắn giá chuối sẽ nâng lên ở thị trường trong nước bằng hoặc cao hơn thị trường
trong 6 tháng đầu năm 2011. Và nông dân sẽ thu lãi mỗi năm 1ha chuối La Ba đạt
từ 100 triệu đồng trở lên…”.Những chuyến hàng tiêu thụ chuối La Ba đầu tiên của Công ty TNHH La Ba, Đà Lạt là đưa xuống các khu chợ đầu mối ở Tp. Hồ Chí Minh, sau đó mở rộng dần ra ở các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ và các tỉnh ven biển miền Trung. Số lượng tiêu thụ chuối tươi từ mỗi tháng vài chục tấn vào năm 2011, đến nay đã ổn định trên dưới 100 tấn. Với thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc và các vùng ở Trung Đông, công ty cũng bắt đầu xuất bán chuối tươi trong quý 2/2011 với trên dưới 300 tấn. Đặc biệt trong thời gian này, công ty giới thiệu sang Úc sản phẩm chuối La Ba cấp đông để tìm đối tác. Đến tháng 7/2011, lô hàng 100 tấn chuối cấp đông xuất lần đầu sang nước Úc được đối tác đánh giá cao về chất lượng, chuối được phân phối nhanh, nên tiếp tục đặt hàng thu mua công ty 400 tấn nữa. Đến tháng 11/2011, công ty đã hoàn thành đầy đủ hợp đồng này. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2012, công ty cũng đã tiêu thụ chuối La Ba mỗi ngày trên dưới 3 tấn trên nhiều tỉnh, thành trong nước.
Cũng theo Giám đốc Công ty TNHH La Ba, Đà Lạt - Lê Sĩ Công, toàn bộ sản phẩm chuối tiêu thụ trong và ngoài nước nói trên, chiếm hơn 80% là liên kết trồng, bao tiêu sản phẩm của nông dân; gần 20% là thu hoạch từ 6 ha trang trại của công ty. Nông dân liên kết với công ty được trực tiếp cung cấp giống chuối La Ba cấy mô sạch bệnh, được hướng dẫn toàn bộ quy trình kỹ thuật từ khi xuống giống đến khi thu hoạch; và được bao tiêu toàn bộ sản phẩm theo giá thị trường cạnh tranh ở từng thời điểm cụ thể. Đưa chuối thu mua từ nông dân về, công ty phân loại, số bán tươi, số dùng cho chế biến cấp đông xuất khẩu. Riêng chế biến cấp đông, Công ty TNHH La Ba, Đà Lạt liên kết với một doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh để sản xuất từ nguyên liệu chuối La Ba tươi của Lâm Đồng, đạt tỷ lệ trung bình cứ 1 kg chuối tươi chế biến thành 0,4-0,6 kg chuối cấp đông đã bóc sạch vỏ.
Ước tính của Công ty TNHH La Ba, Đà Lạt, vùng nguyên liệu chuối La Ba Lâm Đồng đang tăng lên diện tích đến cuối năm 2012 khoảng 700-800 ha, đạt tổng sản lượng từ 40-50 ngàn tấn/năm. Con số diện tích và sản lượng này nếu được quy hoạch sản xuất tập trung, sản xuất theo quy trình kỹ thuật mới sạch về chất lượng và đẹp về mẫu mã… thì bên cạnh thị trường trong nước, thị trường xuất khẩu sẽ đẩy nhanh tiến độ hơn.
Thứ Năm, 28/06/2012 (GMT+7)