VĂN VIỆT
Các trung tâm nông nghiệp cấp huyện đang tiếp tục phối hợp với chính quyền cơ sở trong tỉnh tuyển chọn, thay thế mới lực lượng khuyến nông viên cơ sở có năng lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm, gắn bó sâu sát với công việc sản xuất hàng ngày của nông dân trên từng địa bàn dân cư.
Ông Nguyễn Văn Phương, Chánh Văn phòng Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho biết: Đến nay, qua gần nửa thời gian triển khai Đề án “Kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động của lực lượng khuyến nông cơ sở” (thực hiện từ đầu năm 2011 đến hết năm 2015), toàn tỉnh đã củng cố, xây dựng lực lượng khuyến nông viên cơ sở với 1.241 người, tăng hơn cùng kỳ năm ngoái hơn 70 người. Trong đó chiếm hầu hết số lượng khuyến nông viên đang ở độ tuổi lao động, xuất thân từ gia đình nông dân, đang có hộ khẩu thường trú tại địa phương; về trình độ khuyến nông viên cấp xã có 12 đại học, 105 trung cấp và 87 tốt nghiệp phổ thông; ở địa bàn thôn (tổ dân phố) có 1.037 cộng tác viên khuyến nông đều có trình độ từ tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên. Đây là kết quả từ quy trình giới thiệu, xem xét tuyển chọn lực lượng khuyến nông viên mới từ khu vực dân cư ở phạm vi thôn (tổ dân phố) lên đến cấp xã và lên đến cấp huyện để “chuẩn y”, đặc biệt ưu tiên tuyển chọn lực lượng khuyến nông mới đạt chuẩn trình độ, công tác chuyên nghiệp hơn và hội đủ những điều kiện làm việc phù hợp hơn so với lực lượng khuyến nông viên trước đây.
Theo số liệu tổng hợp từ đầu năm 2011 đến nay, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã phối hợp với trung tâm nông nghiệp cấp huyện tổ chức 10 lớp tập huấn về kỹ năng khuyến nông cho 315 học viên là khuyến nông viên và cộng tác viên khuyến nông. Năm 2011, nội dung tập huấn chia thành 3 nhóm là nhóm kỹ năng, nhóm kỹ thuật công nghệ và nhóm chức năng nhiệm vụ. Từ năm 2012 đến nay có thêm một nhóm tập huấn nữa là nhóm nghiên cứu thị trường. Bên cạnh thời gian tập huấn nghiên cứu lý thuyết là thời gian tập huấn hiện trường, đã giúp học viên (khuyến nông viên) được trực tiếp trao đổi, chia sẻ, học hỏi với nhau về những kinh nghiệm chuyên sâu, từ đó tự xác định từng phương thức sản xuất phù hợp với từng điều kiện thổ nhưỡng để chuyển giao đến từng hộ gia đình.
Công việc của từng khuyến nông viên mới được củng cố, kiện toàn đã mang hiệu quả thiết thực hơn. Như lực lượng khuyến nông viên ở Đức Trọng, Di Linh đã bám sát được thực tế phát triển sản xuất, chăn nuôi, thường xuyên trợ giúp kỹ thuật cho bà con nông dân thực hành sản xuất nông nghiệp bền vững theo hướng VietGap; kịp thời đưa ra những dự báo cho nông dân phòng trừ các bệnh phát sinh gây hại cây trồng; phối hợp vận động nông dân tham gia các tổ hợp tác ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của từng mặt hàng nông sản trên thị trường trong và ngoài nước. Với lực lượng khuyến nông viên ở Đà Lạt, Lâm Hà, Đạ Huoai… nổi trội với việc đồng hành cùng bà con nông dân để chuyển đổi những giống cây trồng, những loài vật nuôi mới đạt giá trị kinh tế cao hơn; tích cực và chủ động tham mưu cho cấp ủy, UBND cấp xã thành lập các câu lạc bộ khuyến nông, phối hợp với trung tâm nông nghiệp cấp huyện xây dựng thành công các mô hình điểm về sản xuất, chăn nuôi để nhân rộng trên địa bàn.
“Qua công tác giao ban, báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất, lực lượng khuuyến nông viên cơ sở ngày càng được chuyên nghiệp hoá, đã góp phần tích cực vào sự phát triển chung của ngành nông nghiệp tại các địa phương trong tỉnh Lâm Đồng, trong đó đáng kể nhất là đã chuyển giao kỹ thuật mới về sản xuất, chăn nuôi đến giúp từng hộ gia đình nông dân…” - Chánh Văn phòng Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, ông Nguyễn Văn Phương nói.
Tiếp tục phát huy những kết quả vừa nêu, các mục tiêu đặt ra đến năm 2015 đối với việc nâng cao năng lực hoạt động của lực lượng khuyến nông viên trên địa bàn Lâm Đồng là: đạt 100% khuyến nông viên không kiêm nhiệm các công việc khác ở thôn (tổ dân phố), xã (phường, thị trấn); hạn chế thấp nhất việc luân chuyển công tác đối với khuyến nông viên đã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn và đã thể hiện năng lực từ thực tế; phấn đấu mỗi khuyến nông viên ở cơ sở thực sự là một địa chỉ đồng hành của nhà nông trong việc tư vấn, hướng dẫn, dự báo, chuyển giao khoa học kỹ thuật mới về sản xuất, chăn nuôi để đạt thu nhập ngày một tăng lên.
Công việc của từng khuyến nông viên mới được củng cố, kiện toàn đã mang hiệu quả thiết thực hơn. Như lực lượng khuyến nông viên ở Đức Trọng, Di Linh đã bám sát được thực tế phát triển sản xuất, chăn nuôi, thường xuyên trợ giúp kỹ thuật cho bà con nông dân thực hành sản xuất nông nghiệp bền vững theo hướng VietGap; kịp thời đưa ra những dự báo cho nông dân phòng trừ các bệnh phát sinh gây hại cây trồng; phối hợp vận động nông dân tham gia các tổ hợp tác ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của từng mặt hàng nông sản trên thị trường trong và ngoài nước. Với lực lượng khuyến nông viên ở Đà Lạt, Lâm Hà, Đạ Huoai… nổi trội với việc đồng hành cùng bà con nông dân để chuyển đổi những giống cây trồng, những loài vật nuôi mới đạt giá trị kinh tế cao hơn; tích cực và chủ động tham mưu cho cấp ủy, UBND cấp xã thành lập các câu lạc bộ khuyến nông, phối hợp với trung tâm nông nghiệp cấp huyện xây dựng thành công các mô hình điểm về sản xuất, chăn nuôi để nhân rộng trên địa bàn.
“Qua công tác giao ban, báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất, lực lượng khuuyến nông viên cơ sở ngày càng được chuyên nghiệp hoá, đã góp phần tích cực vào sự phát triển chung của ngành nông nghiệp tại các địa phương trong tỉnh Lâm Đồng, trong đó đáng kể nhất là đã chuyển giao kỹ thuật mới về sản xuất, chăn nuôi đến giúp từng hộ gia đình nông dân…” - Chánh Văn phòng Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, ông Nguyễn Văn Phương nói.
Tiếp tục phát huy những kết quả vừa nêu, các mục tiêu đặt ra đến năm 2015 đối với việc nâng cao năng lực hoạt động của lực lượng khuyến nông viên trên địa bàn Lâm Đồng là: đạt 100% khuyến nông viên không kiêm nhiệm các công việc khác ở thôn (tổ dân phố), xã (phường, thị trấn); hạn chế thấp nhất việc luân chuyển công tác đối với khuyến nông viên đã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn và đã thể hiện năng lực từ thực tế; phấn đấu mỗi khuyến nông viên ở cơ sở thực sự là một địa chỉ đồng hành của nhà nông trong việc tư vấn, hướng dẫn, dự báo, chuyển giao khoa học kỹ thuật mới về sản xuất, chăn nuôi để đạt thu nhập ngày một tăng lên.
, Thứ Năm, 04/04/2013 (GMT+7)