VĂN
VIỆT
Từ
năm 2009 đến nay, nông dân Lâm Đồng đã tăng dần diện tích cây trồng sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật “4 đúng” (đúng loại, đúng liều, đúng lúc, đúng cách) để
sản xuất, cung cấp các loại rau quả đạt chất lượng an toàn cho người tiêu dùng.
Qua thu
thập và phân tích 2 ngàn mẫu với hơn 10 chủng loại rau quả, chè búp tươi từ Chi
cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết: Trong 2 năm 2009 và 2010, hơn 10 chủng
loại nông sản trồng trên địa bàn Đà Lạt, Đức Trọng, Đơn Dương luôn tiềm ẩn
những nguy cơ để lại dư lượng hóa chất vượt giới hạn cho phép, các loại nông
sản đó là cà chua, đậu leo, đậu Hà Lan, ớt ngọt, dâu tây, hành lá, hành
poireau, cần tây, hành tây, chè búp tươi chất lượng cao. Số mẫu rau, chè được
lấy phân tích nhiều nhất ở vườn sản xuất của hộ nông dân (600 mẫu), ở các vựa
rau, chợ rau đầu mối (600 mẫu), ở các cơ sở sản xuất, thu mua rau an toàn (600
mẫu), ở các trang trại sản xuất rau, chè (200 mẫu)… Kết quả phân tích đến hết
năm 2012 thấy rằng: Chiếm 54,25% mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
trong giới hạn an toàn; 41,2% mẫu không phát hiện dư lượng hóa chất; còn lại
4,55% mẫu vượt giới hạn an toàn.
So sánh tỷ lệ mẫu rau vượt giới hạn an toàn về hóa chất thì năm 2009-2010 là 7,13%, đến năm 2011 giảm xuống 5,06% và tiếp tục giảm xuống 4,55% vào cuối năm 2012 như vừa nêu trên. Cụ thể, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đưa đi 500 mẫu phân tích của 3 loại rau ăn lá (có nguy cơ tương đối cao trong việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ dịch hại) như hành poireau, hành lá, cần tây với tỷ lệ vượt giới hạn an toàn năm 2011 là 13% và giảm xuống còn 7,6% đến cuối năm 2012; phân tích 400 mẫu đậu Hà Lan, đậu leo, cà chua, ớt ngọt với 400 mẫu đã cho ra “những điều đáng mừng” là số mẫu vượt giới hạn an toàn trong năm 2011 là 4,5%, thấp hơn 4,14% so với giai đoạn 2009 - 2010. Đến năm 2012, tỷ lệ này giảm xuống còn 3,14%. Phân tích ở từng vùng chuyên canh rau cho thấy: Ở huyện Đơn Dương, mẫu rau hành lá có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn an toàn, đã giảm từ 15% năm 2011 xuống còn 7,78% năm 2012. Tỷ lệ này với đậu cove ở huyện Đức Trọng là 8,33% trong năm 2011, giảm xuống còn 2,5% trong năm 2012. Ở Đà Lạt trong năm 2012, tỷ lệ các mẫu rau cao cấp vượt giới hạn an toàn của thuốc bảo vệ thực vật đã giảm bình quân 0,5% so với năm 2011.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, kết quả sản xuất “4 đúng”, giảm đáng kể
tỷ lệ nông sản vượt giới hạn an toàn về thuốc bảo vệ thực vật nêu trên, đã thể
hiện ý thức và trách nhiệm ngày càng cao của nông dân Lâm Đồng trong việc xây
dựng, phát triển vùng chuyên canh nông sản sạch, ổn định và bền vững; đặc biệt,
qua điều tra trực tiếp trên 400 nông hộ (100 nông hộ trồng chè và 300 nông hộ
trồng rau) cho thấy, trên từng thửa vườn sản xuất, nông dân đã từng bước tự chủ
động kiểm soát dư lượng hóa chất của nông sản khi thu hoạch, đồng thời dần dần
chuyển đổi thói quen từ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học sang sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật sinh học.So sánh tỷ lệ mẫu rau vượt giới hạn an toàn về hóa chất thì năm 2009-2010 là 7,13%, đến năm 2011 giảm xuống 5,06% và tiếp tục giảm xuống 4,55% vào cuối năm 2012 như vừa nêu trên. Cụ thể, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đưa đi 500 mẫu phân tích của 3 loại rau ăn lá (có nguy cơ tương đối cao trong việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ dịch hại) như hành poireau, hành lá, cần tây với tỷ lệ vượt giới hạn an toàn năm 2011 là 13% và giảm xuống còn 7,6% đến cuối năm 2012; phân tích 400 mẫu đậu Hà Lan, đậu leo, cà chua, ớt ngọt với 400 mẫu đã cho ra “những điều đáng mừng” là số mẫu vượt giới hạn an toàn trong năm 2011 là 4,5%, thấp hơn 4,14% so với giai đoạn 2009 - 2010. Đến năm 2012, tỷ lệ này giảm xuống còn 3,14%. Phân tích ở từng vùng chuyên canh rau cho thấy: Ở huyện Đơn Dương, mẫu rau hành lá có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn an toàn, đã giảm từ 15% năm 2011 xuống còn 7,78% năm 2012. Tỷ lệ này với đậu cove ở huyện Đức Trọng là 8,33% trong năm 2011, giảm xuống còn 2,5% trong năm 2012. Ở Đà Lạt trong năm 2012, tỷ lệ các mẫu rau cao cấp vượt giới hạn an toàn của thuốc bảo vệ thực vật đã giảm bình quân 0,5% so với năm 2011.
Trong năm 2012, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã phối hợp với các cơ quan trong ngành nông nghiệp tỉnh tổ chức 10 lớp tập huấn và cấp giấy chứng nhận cho 500 đại biểu nông dân học tập các nội dung về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả; về biện pháp phòng trừ sâu bệnh gây hại trên một số cây trồng có nguy cơ cao về tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Chi cục cũng đã tổ chức 5
cuộc hội thảo cho 250 đại biểu nông dân để thông báo kết quả phân tích mẫu nông
sản, xác định nguyên nhân tồn dư hóa chất, đưa ra khuyến cáo các biện pháp giảm
thiểu, khắc phục. Trong những năm tới, Chi cục tiếp tục tăng cường sự phối hợp
này, đưa các nội dung trọng tâm vào các lớp tập huấn, hội thảo cho nông dân như
sản xuất rau, chè an toàn theo hướng VietGap; không sử dụng các hoạt chất thuốc
bảo vệ thực vật có độc tố cao; tăng cao hơn nữa tỷ lệ sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật có nguồn gốc sinh học, thảo mộc; thuốc trong danh mục cho phép sử dụng…
,
Thứ Ba, 22/01/2013 (GMT+7)