VŨ VĂN
Mười năm sống trong tâm trạng dằn vặt, đau khổ, rốt cuộc rồi ông K. cũng không thể thoát bản án phạt tù. Chuyện đau lòng trong ngày định mệnh ấy, giờ đây ông K. đang đứng trước vành móng ngựa thú tội, ẩn chứa trong từng lời khai là sự căm phẫn hành động mà chính mình gây ra: Hành động làm chết người con trai ruột thịt của mình.
Phiên
tòa kéo lắng xuống cả ngày, dẫu người dự khán hôm ấy khá đông. Nhân chứng, bị
hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đủ mặt cả. Nhưng không ai xa lạ. Họ
chính là người cùng khu phố, từng san sẻ, qua lại hàng ngày với người đang đứng
giữa vành móng ngựa trên kia. Người ấy nay đã bảy mươi tuổi rồi, suốt mười năm
qua sống chui nhủi trên nhiều khu vực ở vùng núi cao phía bắc. “Sao ông không
đầu thú để hưởng lượng khoan hồng của pháp luật ?” “Thưa tòa, Tôi quá chán cái cảnh như con thú
hoang sợ trông thấy bóng người. Nhiều lần tôi chuẩn bị trở về đồn công an trình
diện thì mấy người con tôi ngăn lại. Chúng nó bảo, cứ trốn tới đâu hay tới đó.
Chuyện gia đình trong này có tay chúng nó xúm lại lo, chuyện xưa cũ sẽ vơi dần
đi. Nghe vậy, tôi lại trốn. Trốn và …đến một ngày bị công an bắt…”
Ông K. đã tự
bạch ra rằng, càng trốn ông càng tự đày đọa mình. Cái giờ phút xảy ra bi kịch
trong gia đình cứ ám ảnh ông trong từng giờ, từng phút, khó mà khoả lấp nó, gạt
nó ra khỏi. Đó là chạng vạng một ngày mười năm về trước, N. người con trai của
ông về nhà ăn cơm trong trạng thái say ngất. Vừa vào nhà, N. cầm cục đá ném vào
một đưá em gái nhưng lại trúng vào người cha-ông K. Tức giận, ông đứng lên mắng
chửi, quát N. không được tiếp tục lối cư xử côn đồ, vô lễ ấy. Không cần biết gì
về cha-con nữa, N. xấn tới đánh ông K, bằng tay không...lực lưỡng. Đang ở bếp,
ăn dở bữa cơm, K. cầm nồi cơm đưa lên đỡ. N. lại quơ chén thức ăn ném trúng vào
mặt ông K. Mấy lần kêu gào, nấc lên từng tiếng: “Sao vậy, con ơi, con ơi…”.
Tiếng kêu lạc lõng, chìm nghỉm giữa hành động điên cuồng của người con. Điên
tiết không kiềm nỗi nữa, thú tính trong người chồm dậy, ông dùng ghế tấn công
về phía N. Không ngờ N. cũng dùng ghế chủ động chống cự ông K. tới tấp. Cha-con
đánh nhau loạn xạ. Máu rơi đổ vung vãi trên giường, dưới đất, ngoài sân. Ông B.
người hàng xóm chạy qua can ngăn, bất ngờ bị những đường ẩu đả “lạc hướng”
trúng vào đầu, đổ gục tại chỗ. Kết cục hai mạng người đã chết: N., con trai ông
K. (hung thủ) và ông B., người hàng xóm.
Bà K. đau khổ kể
lể: Bà vừa về nhà thì thấy cơm-thức ăn đổ tung toé khắp nhà. Hai cha-con lại
gầm ghè nhau, tay lăm le ghế, tay cầm đất đá. Bà nhẹ lời khuyên người con trai:
“N. con ơi, nghe mẹ đi. Chạy ra ngoài đi N. con ơi!” nhưng N. nào đâu nghe. Hàng
xóm kéo đến đông lắm, nhưng khi ông B. vừa vào can ngăn, bị đánh nằm sóng xoài,
người nào thấy cũng khiếp hãi, không giám đến can thiệp nữa.
Ông K. vừa là
hung thủ cũng vừa là nạn nhân bị đánh thương tích nhiều nơi. Tạm thời cầm máu
vết thương, bảy người con còn lại của ông-bà ( ông-bà K. có 8 người con) lại
đưa ông từ Lâm Đồng lên vùng núi cao phiá Bắc lẩn trốn. Sống rúc trong những
nơi hang hốc của chốn rừng thiêng nước độc, sức khỏe ông K. giảm sút đến tận
cùng. Treo lơ lửng bên mình lệnh truy nã, ông K. ghê tởm trước bàn tay nhúng
chàm giết con của mình. Không biết bao lần hoảng loạn hét lên giữa rừng sâu
“con ơi, con ơi…” rồi bất tỉnh-Ông sám hối nhớ lại. Nhưng lưới trời cũng đến
ngày khép chặt đến nơi ông K. ẩn náu. Ông K. bị bắt trong một lần lên cơn đau
toàn thân, nằm vạ vật một chỗ. Ra trước tòa, ông K, xin được phép ngồi, nói
không được nhiều vì hơi thở yếu đuối, phải nấc lên thành tiếng một.
Bị cáo K. thừa
nhận trước tòa là có tội đánh ngườidẫn đến tử vong. Còn bên trong nỗi đau giết
con trỗi dậy trong ông khủng khiếp hơn bội lần mức hình phạt tính được của pháp
luật. Nghe Tòa tuyên phạt ông K. mức án 8 năm tù giam, bà K. lẩm nhẩm : Con ơi,
Con đã chết rồi. Nỗi đau còn đó. Người chồng hết trốn chui nhủi, còn buộc phải
đi tù. Đã bảy mươi tuổi rồi, mình chưa biết còn sống được bao lâu nữa, có còn
đủ sức để đối diện, vượt qua nghịch cảnh tang thương này?!.
Tháng 11/2004