VĂN
VIỆT
Hơn hai mươi năm làm “người tiều phu”
dưới chân núi Quảng Thừa, Đà Lạt, anh Phạm Văn Đa (sinh năm 1959) mới biết mình
đang sinh sống bên con suối nước lạnh nuôi được con cá hồi. Nhờ con cá hồi đã
mở toang cánh cửa để anh bước vào đời tỷ phú.
LẬP VƯỜN NƠI HEO
HÚT
Bây giờ khu vực
dân cư Quảng Thừa là tổ dân phố 93, khu phố 7, phường 4, thành phố Đà Lạt; cách
khu trung tâm thành phố này chưa đầy mười cây số nhưng đường nhựa vẫn chưa đến
nơi. Nếu ngược về hai mươi năm trước thì Quảng Thừa là khoảng không gian heo
hút với lác đác vài hộ nông dân xâm canh làm vườn ven thung lũng sâu của núi.
Sáng đi chiều tối về, người lao động xâm canh phải băng qua bùng nhùng cỏ tranh
và um tùm cây bụi tạp. Với anh Phạm Văn Đa thì chỉ sau vài lần đi tiền trạm đã
quyết định cùng vợ và hai con nhỏ ở lại định cư lâu dài. Anh chọn nơi đầu nguồn
con suối để thưng lên vách tre nứa làm nhà ở. Dẫu không điện có thắp sáng,
không có nước máy sinh hoạt, không có đường giao thông dân sinh… nhưng Quảng
Thừa với gia đình anh Đa là địa hình khá lý tưởng. Đất mới Quảng Thừa nguyên sơ
với những quả đồi, con suối, rừng cây ngày càng trở nên gắn bó mật thiết trong
cuộc sống lao động gia đình anh Phạm Văn Đa lúc nào không hay.
Nơi thiên đường
du lịch mộng mơ Đà Lạt là rừng trong phố và phố trong rừng với phần lớn thảm
thực vật phủ xanh bởi các loài cây thông ba lá đặc hữu, sinh trưởng ở độ cao
trung bình 1.500 m so với mặt biển. Riêng đỉnh núi Quảng Thừa có độ cao lên đến
từ 1.600 m đến 1.700m, bên cạnh cây thông là một quần thể cây lá rộng còn lại
khá nhiều. Dưới chân núi Quảng Thừa trải dài cả một khu vực thung lũng tương
đối bằng phẳng chạy uốn lượn đến lòng hồ của khu du lịch sinh thái Tuyền Lâm.
Trong thung lũng này, gia đình anh Đa sang nhượng lại một thửa đất rộng khoảng
3 ha nhưng bấy giờ gần như hoang hóa hoàn toàn. Vợ chồng anh phải quần quật
ngày đêm để cải tạo đất mới.
Mồ hôi mặn chát đổ xuống sau nhiều năm đã dần hình
thành từng luống đất ngay hàng thẳng lối. Trên đất mỗi gốc cây hồng, mỗi gốc
cây cà phê, mỗi cây hoa, mỗi mầm rau xanh…đều được nâng niu cho mỗi sợ rễ bám
chặt xuống đất. Dành dụm trong khoảng thời gian ngơi nghỉ tay cuốc tay liềm, vợ
chồng anh Đa cặm cụi nhặt từng cành cây rừng ngã đổ, lượm mót từng lóng củi để
làm chất đốt cho sinh hoạt và…mở rộng chăn nuôi. Hai con vật nuôi được gia đình
anh Đa duy trì và phát triển kinh tế gia đình từ đó đến nay là gà vườn và heo
vườn.
Định hình được
mô hình vườn – chuồng lại tiếp tục việc đào ao nuôi cá nước ngọt. Đón dòng nước
mát từ đầu nguồn đỉnh núi Quảng Thừa xuống ao đào ngăn dòng lại, hàng ngàn con
rô phi, mè, trắm… từ lứa này đến lứa khác vụt lớn nhanh. Khép kín một quy trình
sản xuất và chăn nuôi, vợ chồng anh Phạm Văn Đa có được cuộc sống no đủ quanh
năm, xây được nhà kiên cố, bắt điện lưới về thắp sáng. Đã qua rồi cảnh phập
phồng ăn bữa mai lại lo bữa chiều. Hai người con của vợ chồng anh ( một trai,
một gái) đã trưởng thành, có ngành nghề ổn định. Anh Đa tâm sự: “ Nhìn lại đã
hai mươi năm, vợ chồng tôi nhờ ơn đất Quảng Thừa đã ban tặng hoa lợi cho cuộc
sống đi lên Nhớ ngày đầu làm “người tiều
phu” giữa rừng Quảng Thừa, vợ chồng tôi đâu giám mơ lớn có được như ngày hôm
nay …
TRỜI CHO “CÁ
VÀNG”
Vợ chồng anh
Phạm Văn Đa đang tâm đắc với thành quả vườn – ao -chuồng tạo lập hai mươi năm
thì một ngày giữa năm 2006 bỗng được chọn nuôi thí điểm cá vân hồi. Các chuyên
gia nuôi trồng thủy sản của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Việt Nam ( đặt
trạm nghiên cứu tại xã Hiệp Thạnh, Lâm Đồng) kết luận rằng trang trại của vợ
chồng anh Phạm Văn Đa nằm ở vị trí đầu nguồn con suối nước lạnh Quảng Thừa, rất
ưu đãi để khoanh nuôi cá vân hồi có nguồn gốc từ châu Au. Đây là con suối ôn
đới độc nhất vô nhị ở Đà Lạt có nguồn nước khá tinh khiết chảy ra từ vách đá,
biên độ nhiệt dao động từ 10- 20 độ C. Vậy là trời lại tiếp tục cho lộc nuôi
“cá vàng”, vợ chồng anh Phạm Văn Đa mừng
vui không kể xiết.
Được sự hướng
dẫn trực tiếp của Trung tâm nuôi trồng cá ngọt Lâm Đồng, anh Phạm Văn Đa xây
dựng một chiếc ao rộng 350 mét vuông để nuôi gần 300 con cá hồi trong trang
trại của mình. Bản tính cần cù chịu khó, ham học hỏi, lại quen thuộc với công
việc bên suối bên rừng nên anh Phạm Văn Đa tiếp cận rất nhanh với việc nuôi thả
cá nước lạnh. Chỉ sau 3 tháng nuôi sản phẩm cá hồi vân đầu tay, anh Đa đã nuôi
tăng trọng đàn cá trung bình mỗi con nặng từ 0,7kg đến 1,2 kg. So với các thông
số kỹ thuật thì kết quả nuôi cá vân hồi thử nghiệm của anh Đa đã đạt thành công
khá cao. Bước sang đầu tháng 12/2007, anh Phạm Văn Đa chính thức khoanh nuôi cá
hồi thương phẩm trong một chiếc ao xây dựng chuyên biệt với số lượng 1.500 con.
Chi phí đầu tư khoảng hơn 50 triệu đồng lắp đặt đường ống dẫn nước chuẩn sạch
từ đỉnh núi Quảng Thừa xuống hồ lắng trước khi dẫn vào hồ nuôi rộng 350 mét
vuông. Và vài chục triệu xây hồ, che bạt ngăn bớt mưa bớt nắng nữa. Nhờ tuân
thủ theo quy trình và kỹ thuật nuôi nghiêm ngặt đến cuối tháng 4/2008, đàn cá
hồi của anh Đa sinh trưởng đạt tỉ lệ khoảng 90%; cân nặng mỗi con trên dưới 01
kg.
Anh Đa cho biết,
yêu cầu bắt buộc của việc nuôi cá hồi vân là phải giữ cho thật trong lành về
nguồn nước thiên nhiên. Nước luân chuyển từ suối lạnh hàng ngày ra vào trong ao
phải qua hệ thống ống dẫn nước và bể gạn lọc tạp chất thật kỹ lưỡng. Môi trường
được bảo vệ khoáng đạt và giữ được độ ẩm cho phép. Nhiệt độ không được phép đến
ngưỡng 20 độ C. Thức ăn cho cá hồi là thức ăn tuyệt đối phải do cơ quan chuyên
ngành thủy sản Việt Nam cung cấp. Thường lệ hàng ngày cho cá ăn 4 lần (2 lần
buổi sáng vào độ 6 giờ và 8 giờ. 01 lần buổi trưa vào độ 11 giờ đến 12 giờ. 01
lần buổi chiều tối vào độ từ 5 giờ đến 6 giờ).
Theo thời gian
sinh trưởng thì trong tháng 6/2008, trang trại anh Phạm Văn Đa thu hoạch lứa cá
hồi vân thương phẩm đầu tiên. Đây là loài cá thương phẩm cao cấp; hiện lượng
cung đang rất khan hiếm so với nhu cầu tiêu dùng từ thị trường trong nước và kể
cả thị trường xuất khẩu. Giá bán của cá hồi luôn tăng tỉ lệ thuận mặt bằng giá
chung của thị trường. Anh Đa chỉ tính khiêm tốn 01 con cá hồi xuất bán trong ao
của anh nặng từ 01 kg đến 1,5 kg. Đổ đồng mỗi con cá bán ra đạt lãi khoảng 50
ngàn đồng thì trong diện tích 350 mét vuông ao của anh Đa sẽ đạt tổng lãi
khoảng 70 triệu đồng. Nuôi mỗi năm hai lứa, số tiền lãi sẽ nhân đôi thành 140
triệu đồng. Sau lứa bán cá hồi này, dự kiến anh Phạm Văn Đa sẽ mở rộng diện
tích mặt nước nuôi theo quy mô trang trại diện tích khoảng 5 ngàn mét vuông;
rộng hơn gấp 13 lần so với quy mô hiện có. Và tất nhiên lợi nhuận sẽ theo đó
tăng lên gấp 13 lần. Tính ra chỉ cần 10 ngàn mét vuông diện tích mặt nước nuôi
cá hồi mỗi năm, anh Phạm Văn Đa thu lãi quân bình là hơn 3 tỷ đồng.
Trang trại rộng
3 ha đầu nguồn con suối nước lạnh Quảng Thừa của anh Phạm Văn Đa có khả năng
phát triển nuôi hàng chục ngàn con cá hồi hàng năm. Thiên nhiên ưu đãi có dòng
suối lạnh Quảng Thừa nuôi được “cá vàng” nên cần phải thực sự có ý thức, thái
độ quý trọng để bảo vệ giữ gìn. Mà muốn giữ được dòng “suối vàng” thì phải có
những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ và phát triển nguồn vốn “rừng vàng”.
Bởi vậy gia đình anh Phạm Văn Đa đang lập dự án xin nhà nước cho phép được trực tiếp nhận quản lý nuôi rừng, bảo vệ rừng và trồng rừng mới để giữ đủ nguồn nước lạnh trên tổng diện tích rừng trên 34ha thuộc hai tiểu khu 157A và 157B do Ban Quản lý rừng đặc dụng Lâm Viên quản lý. Khi được giao rừng và “sở hữu” được nguồn nước suối lạnh ổn định, anh Phạm Văn Đa sẽ có điều kiện để “chuyển giao công nghệ” nuôi cá hồi vân đến khoảng 10 hộ nông dân lập vườn ổn định dọc theo hạ nguồn con suối Quảng Thừa; mỗi hộ có thể phát triển trong ao vườn nhà mình đến 10 ngàn con cá hồi.
Bởi vậy gia đình anh Phạm Văn Đa đang lập dự án xin nhà nước cho phép được trực tiếp nhận quản lý nuôi rừng, bảo vệ rừng và trồng rừng mới để giữ đủ nguồn nước lạnh trên tổng diện tích rừng trên 34ha thuộc hai tiểu khu 157A và 157B do Ban Quản lý rừng đặc dụng Lâm Viên quản lý. Khi được giao rừng và “sở hữu” được nguồn nước suối lạnh ổn định, anh Phạm Văn Đa sẽ có điều kiện để “chuyển giao công nghệ” nuôi cá hồi vân đến khoảng 10 hộ nông dân lập vườn ổn định dọc theo hạ nguồn con suối Quảng Thừa; mỗi hộ có thể phát triển trong ao vườn nhà mình đến 10 ngàn con cá hồi.
Đà Lạt tháng 4/2008