Phóng sự VĂN VIỆT
Khu vực Cổng Trời
thuộc xã Mê Linh ( Lâm Hà) gồm các buôn (thôn) Cổng Trời, Buôn Chuối, Hang Hớt
với hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số bản địa Tây Nguyên đã kiên cố nhà
cửa, ruộng vườn. Ở đây điện lưới chưa đưa về nên đồng bào phải “phát sáng” bằng
những “công cụ tự chế” của mình.
*DẪN ĐIỆN TRÊN CÂY
RỪNG
Tôi chờ một ngày khô ráo để vào
Cổng Trời. Ra khỏi đường nhựa trung tâm xã Mê Linh gặp đường cấp phối dài độ
vài chục cây số chạy với đường đất đỏ vòng quanh trong khu vực dân cư. Đường đủ
rộng để các loại xe tải hạng lớn qua lại nhưng thường khi phải đánh võng vì rất
nhiều khúc cua gấp, đồi dốc đứng sững. Trên đỉnh dốc cao nhất của buôn Cổng
Trời, phóng “tầm nhìn xa” ước chừng 3 cây số là tiếp giáp với xã Tà Nung của
thành phố Đà Lạt. Buôn trưởng (Thôn trưởng) Kơ Să Môi Sa nói: “Tà Nung có điện
lưới lâu lắm rồi. Cổng Trời phải nhờ Tà Nung giúp đưa điện về cho bà con thôi
!” Buôn trưởng nói, người dân nắm bắt tường tận, sau 2 tháng “thi công” đã nối
điện về buôn. Hỏi sao mà nhanh chân mau tay vậy, Buôn trưởng cười xòa : “Từ Tà
Nung cứ kéo một mạch đường dây trên cây rừng là đến buôn Cổng Trời. Có vướng
víu gì đâu !” Còn tiền lắp đặt thì buôn trưởng cho biết, một hộ gia đình bán
quán ở giữa buôn đầu tư trọn gói hết. Một hộ dân tốt bụng ở xã Tà Nung đã cho
quán này đấu điện qua chiếc đồng hồ phụ, không hạn chế số lượng điện tiêu dùng.
Người sử dụng chỉ bỏ tiền mua dây điện nhỏ bắc từ quán về nhà. Gia đình nào
muốn vận hành bao nhiêu thiết bị điện trong nhà cũng được; miễn là hàng tháng
phải nộp khoán đủ cho “quán điện” 70 ngàn đồng.
Mời tôi vào nhà riêng cách xa
“quán điện” chỉ 200 mét, Buôn trưởng bật chiếc ti vi 21 inch sáng lóa ánh điện
xoay chiều. Rồi 3 cái bóng đèn neon rừng rực trong 3 căn phòng nữa. Tính ra để
cất mấy đèn dầu vào góc nhà, gia đình Kơ Să Môi Sa ( vợ và 3 con nhỏ) chỉ tốn
chưa tới 400 ngàn đồng tiền mua đường dây, bóng đèn. Làm theo hộ Kơ Sa Môi Sa,
đến nay cả buôn Cổng Trời đã có hơn 10 hộ bà con là bạn hàng thường xuyên ở “quán điện”.
*PHÁT ĐIỆN
QUA…THÙNG PHUY
Từ đỉnh Cổng Trời đi thẳng xuống vực sâu ước 4 cây số là lội qua một con suối chảy cắt ngang. Người dân tận dụng dòng chảy của suối để phát điện qua…những chiếc thùng phuy. Hệ thống thủy điện nhỏ như thế này lắp đặt không mấy phức tạp. Chọn một vị trí đón dòng nước mạnh nhất để đặt chiếc thùng phuy.
Dòng nước dẫn theo một đường máng bằng gỗ tạp và
tôn cũ, đổ cuộn vào thân giữa của chiếc thùng phuy để chuyển động chiếc máy
phát điện cố định khuất bên trong. Tất nhiên hễ nước suối chảy mạnh là sản xuất
được lượng điện nhiều hơn. Mùa mưa một máy thủy điện nhỏ trong thùng phuy có thể
cấp điện cả ngày đêm cho 1 chiếc tivi và 4 bóng đèn neon. Anh Mơ Bon Ha Long,
Chi hội trưởng nông dân của buôn Cổng Trời tính toán, nếu nhà ở cách suối từ 2
cây số trở lên thì chi phí xây dựng một chiếc thùng phuy thủy điện nhỏ phải hết
từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Còn nhà ở ngay chân suối cũng phải bỏ ra ít
nhất 2 triệu đồng. Đây là số tiền không thể tích lũy được một sớm một chiều nên
hiện chỉ hơn “dăm hộ” trong buôn Cổng Trời có thủy điện nhỏ.
Dẫu sao tiềm năng thủy điện ở buôn Cổng Trời vẫn lợi thế gấp bội lần ở buôn Chuối giáp ranh. Bà Buôn phó ( thôn phó) buôn Chuối tự bằng lòng : “Nhờ chiếc đập nước nhỏ tự đào đắp, bà con buôn chúng tôi bố trí được 5 chiếc thùng phuy phát điện. Trung bình một thùng phuy cũng cấp điện được 1 tivi, 1 bóng đèn hoạt động vài tiếng đồng hồ mỗi ngày. Bà con hớn hở lắm đó ! “ Quả vậy, buôn Chuối nhìn sang buôn Hang Hớt kế bên thấy họ đang bức bách về điện hơn nhiều. Ông Ha Nhố, Buôn trưởng buôn Hang Hớt nói thật : “Bà con buôn Hang Hớt rất muốn được “chế điện” nhưng đất không có con suối, lại không có một cái ao nước nhỏ nào nên đành chịu ! “
*MÁY
LIÊN HỢP BƠM TƯỚI - PHÁT ĐIỆN
Gặp Buôn phó buôn Chuối được biết
thêm bà con ở đây còn phát điện qua hệ thống máy bơm nước. Cả buôn Chuối hiện
có 5 chiếc máy tưới luân phiên cho cây cà phê trong mùa hạn. Vào mùa mưa, máy
tưới thành máy “động lực”, rồi gắn thêm một máy phát điện nhỏ để “phát sáng”
cho từng nhóm nhỏ hộ gia đình. Giá trị một cỗ máy bơm tưới - phát điện liên hợp
sắm mới khoảng sáu, bảy triệu đồng. Thường thì người chủ máy không lấy tiền chi
phí “thuê bao”; chỉ lấy nhiên liệu dầu theo số bóng đèn của người sử dụng.
Hàng tháng mỗi hộ gia đình (trong số hơn 10 hộ) thắp sáng vài ba bóng đèn neon và 1 tivi ( từ 17 giờ đến 21 giờ mỗi ngày) đã tiêu hao quân bình hết 5 lít dầu nhiên liệu, vị chi hơn 40 ngàn đồng. Số tiền này cũng đang vượt khả năng đối với số đông hộ trong buôn. Thấy vậy 2 “nhà quán” cùng lúc mua máy phát điện về thắp bán hàng sáng trưng tại chỗ, sẵn mở tivi cho bà con đến xem hàng đêm từ 18 giờ đến 21 giờ, từ đó không khí ở buôn về đêm thêm phần vui nhộn lên.
Hàng tháng mỗi hộ gia đình (trong số hơn 10 hộ) thắp sáng vài ba bóng đèn neon và 1 tivi ( từ 17 giờ đến 21 giờ mỗi ngày) đã tiêu hao quân bình hết 5 lít dầu nhiên liệu, vị chi hơn 40 ngàn đồng. Số tiền này cũng đang vượt khả năng đối với số đông hộ trong buôn. Thấy vậy 2 “nhà quán” cùng lúc mua máy phát điện về thắp bán hàng sáng trưng tại chỗ, sẵn mở tivi cho bà con đến xem hàng đêm từ 18 giờ đến 21 giờ, từ đó không khí ở buôn về đêm thêm phần vui nhộn lên.
Bỗng chốc tôi được thẩm thấu niềm
vui nhộn trước những “công trình chế điện” của bà con dân tộc thiểu số Cổng
Trời. Rời Cổng Trời vài mươi phút xe máy là chạm tới đường lộ lớn với những
hàng cột điện hạ thế kéo dài hút mắt hai bên. Tâm trạng băn khoăn lại dâng lên
câu hỏi: Lẽ nào khu vực Cổng Trời chỉ gần đường mà xa ngõ hay sao.
Mê
Linh- Đà Lạt tháng 11/2007