VĂN VIỆT
Sáng
ngày 21/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S làm việc Chủ tịch UBND tỉnh
Ninh Bình Đinh Văn Điến về kinh nghiệm phát triển nông nghiệp công nghệ cao
trên địa bàn. Đại diện lãnh đạo các sở, ngành của 2 tỉnh Lâm Đồng và Ninh Bình
cùng tham dự.
Ông
Hoàng Sĩ Bích, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Lâm Đồng khái quát tình hình phát
triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn: Đến nay toàn tỉnh Lâm Đồng có gần
51.800ha diện tích sản xuất ứng dụng công nghệ cao, chiếm 18,6% tổng diện tích
đất canh tác. Trong đó nhiều diện tích nhất là cà phê (gần 19.900ha), rau (gần
19.000ha); còn lại các diện tích chè (hơn 6.300ha), hoa (hơn 3.600ha), lúa (hơn
2.800ha), cây đặc sản (gần 160ha)…
Các
hình thức canh tác công nghệ cao phổ biến ở Lâm Đồng như: nhà kính, điều khiển
tự động và bán tự động về nhiệt độ, độ ẩm, cường độ và thời gian chiếu sáng; tưới
tự động kết hợp với châm phân…đạt giá trị bình quân 320 triệu đồng/ha/năm, lợi
nhuận hơn 40% trên doanh thu. Trong đó vượt trội doanh thu công nghệ cao là rau
đạt 480 triệu đồng/ha/năm (rau cao cấp đạt 3,3 tỷ đồng/ha/năm); hoa đạt 800 triệu
đồng/ha/năm (hoa lily đạt 4,4 tỷ đồng/ha/năm)…
Về
chăn nuôi, Lâm Đồng chú trọng ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi quy mô tập
trung chiếm hơn 20%, trong đó gồm hơn 20.020 con bò sữa, 50ha mặt nước nuôi cá
nước lạnh
Phó
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S trao đổi những kinh nghiệm đạt được thành tựu
phát triển nông nghiệp công nghệ cao nêu trên. Đó là: xác định từng loại cây trồng,
vật nuôi phù hợp quy hoạch; xác định các mô hình hạt nhân để nhân rộng; xây dựng
chuỗi liên kết sản xuất an toàn, bền vững; tăng cường đầu tư khoa học công nghệ;
đào tạo, phát triển nguồn nhân lực quản lý, kinh doanh và trực tiếp sản xuất; mở
rộng hợp tác quốc tế…
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Đinh Văn Điến nêu
rằng thành tựu phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Lâm Đồng đã đúc kết những
kinh nghiệm thiết thực, ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Bình cần tiếp tục nghiên cứu,
áp dụng phù hợp và đạt hiệu quả cao nữa trên từng loại cây trồng, vật nuôi thuộc
các vùng sinh thái quy hoạch…
THÁNG 5/2018