VĂN VIỆT
Trình bày tại hội thảo, ông Nguyễn Đình Thiện, Phó
Phòng Kinh tế Đà Lạt, cho biết: Diện tích trồng dâu tây Đà Lạt hàng năm biến
động từ 100- 120ha, phân bổ nhiều nhất ở phường 7 và rải rác ở các xã, phường
sản xuất nông nghiệp còn lại trong thành phố, đạt tổng sản lượng bình quân hàng
năm khoảng 1.400tấn. Do sản phẩm chưa có nhãn hiệu bảo hộ độc quyền, quy mô sản
xuất phân tán ở hộ gia đình và phần lớn diện tích chưa được áp dụng quy trình
công nghệ cao, đồng thời việc bảo quản sau thu hoạch vẫn còn nhiều hạn chế, trong
khi đó, giá cả sản phẩm tiêu thụ vẫn chủ yếu phụ thuộc vào đội ngũ thương lái
thu gom, vận chuyển tiêu thụ đến các tỉnh, thành trong nước..., nên đã ảnh
hưởng đến lợi nhuận của nông dân trồng dâu tây Đà Lạt.
Để phát triển thành cây chủ lực được cấp chứng nhận nhãn
hiệu “Dâu tây Đà Lạt”, hội thảo đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của người sản
xuất và kinh doanh như: tập trung nghiên cứu, chuyển đổi các giống dâu tây mới
đạt năng suất và chất lượng cao hơn; sớm hoàn chỉnh quy trình sản xuất dâu tây
theo công nghệ cao, gắn với thị trường tiêu thụ ổn định; dâu tây sản xuất ở các
vùng Lạc Dương, Đơn Dương…vẫn được phép gắn nhãn hiệu “Dâu tây Đà Lạt”; dâu tây
trái tươi và các sản phẩm chế biến từ dâu tây đều được cấp chứng nhận nhãn hiệu
“Dâu tây Đà Lạt”…
THÁNG 4/2016