VŨ VĂN
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, hiện có khoảng
810ha diện tích cà phê chè ở Đà Lạt đang bị sâu đục thân mình trắng gây hại
nghiêm trọng, trong đó tập trung nhiều nhất ở các thôn Trạm Hành 2 (xã Trạm Hành),
thôn Xuân Sơn ( xã Xuân Trường) và thôn 6 ( xã Tà Nung) với tỷ lệ gây hại nặng
từ 40- 60% diện tích.
Dự báo với diễn biến thời tiết tiếp tục nắng nóng kéo dài
trong tháng 4/2016, sâu đục thân sẽ tiếp tục gia tăng mức độ và phạm vi gây
hại, nếu không áp dụng các biện pháp phòng trừ kịp thời.
Bởi vậy, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng khuyến cáo
nông dân không để sót lại những phần thân, cành cây cà phê chè bị cưa bỏ do sâu
đục thân gây hại trước đó, tuyệt đối không dùng cắm choái vì sẽ lây lan mầm
bệnh đến lứa cây trồng tiếp theo. Trên từng hàng cây cà phê chè cần thường
xuyên tỉa cành, tạo tán cân đối, bón phần đầy đủ; trồng các loại cây muồng hoa
vàng, hồng ăn trái, mắc ca…để điều hòa không khí, giảm cường độ ánh sáng. Đặc biệt phải theo
dõi chặt chẽ, diệt trừ sâu non đục thân cây cà phê chè khi vừa mới nở, bằng
cách sử dụng luân phiên một trong các loại thuốc có hoạt chất alpha-cypermethrin (40g/l)
+ chlorpyrifos ethyl (460g/l); (supertac 500EC, liều lượng 2,5
lít/ha), diazinon (diazol
10G, liều lượng 15g/gốc; diazan 50EC, liều lượng 2,5 lít/ha); bơm phun lên thân
cây 2-3 lần với liều lượng hòa vào khoảng 800 -1.000 lít nước /ha…
THÁNG 4/2016