Bài 2/ Nông nghiệp hội
nhập- bước thay đổi lớn
VĂN VIỆT
Hơn hai thập niên trở về
trước, ngành nông nghiệp Lâm Đồng đã từng bước hội nhập quốc tế thông qua hợp
tác đầu tư, hợp đồng liên doanh liên kết và các chương trình, dự án quốc gia về
thực nghiệm mô hình, chuyển giao khoa học kỹ thuật trên địa bàn.
Hợp tác JICA với 8 bước
đi chiến lược
Từ đó đến nay, ngành nông nghiệp Lâm Đồng hội nhập đã góp phần
tích cực làm thay đổi lớn tư duy và trình độ canh tác, giúp người sản xuất mạnh
dạn đầu tư, tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả những thành tựu công nghệ thông
minh trên thế giới vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
Vào thời điêm du lịch mùa thu năm nay, du khách trong và
ngoài nước lên Đà Lạt và các vùng phụ cận tiếp tục được chiêm ngưỡng cảnh sắc đồng
quê và những quy trình sản xuất đặc trưng của du lịch canh nông gắn thương hiệu
“Đà Lạt- Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”. Đó là khu du lịch canh nông Trà ô long
Long Đỉnh ở thôn Phúc Tân, xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà với 10 cánh đồng nguyên liệu
xanh ngát mỗi ngày, có hồ nước rộng đến hàng chục ngàn mét vuông, có hệ thống
máy móc thiết bị, công nghệ thông minh với công suất 100kg chè thành phẩm mỗi
ngày. Hoặc đó là Hợp tác xã Nông nghiệp Phước Lộc ở xã Xuân Thọ, Đà Lạt đã tập
hợp 18 nông hộ sản xuất 20ha rau, hoa theo quy trình chuỗi liên kết. Và đó là Trung
tâm Sau thu hoạch Phong Thúy, Đức Trọng với diện tích 6.000m2, công
suất sơ chế, chế biến 20- 30 tấn sản phẩm rau các loại mỗi ngày, trong đó có hệ
thống máy phân loại cà chua với công suất 2,5- 3 tấn/ngày do Cơ quan Hợp tác quốc
tế Nhật Bản ( JICA) tài trợ. Đây là kết quả ban đầu thực hiện 1 trong với 8 bước
đi chiến lược của Dự án Phát triển nông nghiệp theo cách tiếp cận đa ngành và cải
thiện môi trường đầu tư từ năm 2015 đến nay giữa UBND tỉnh Lâm Đồng, Viện Hàn
lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) và Cơ
quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tiếp tục triển khai trên địa bàn. 7 bước
đi còn lại gồm: Xây dựng Khu Công nghiệp- Nông nghiệp Tân Phú; Xây dựng Trung
tâm Sau thu hoạch; Xây dựng Trung tâm Giao dịch hoa; Hiện đại hóa khâu sản xuất
rau, hoa; Khuyến khích phát triển mô hình du lịch canh nông; Đào tạo nhân lực
nông nghiệp có năng lực; Tăng cường hoạt động nghiên cứu để nâng cao chuỗi giá
trị sản phẩm nông nghiệp.
Đưa Lâm Đồng trở thành
vùng nông nghiệp giá trị cao hàng đầu Đông Nam Á
“Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, Lâm Đồng các định
phải chủ động trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu,
đồng thời phải cạnh tranh trực tiếp với nông sản nhập khẩu từ các nước có nền
nông nghiệp phát triển. Do đó, Lâm Đồng đã phối hợp Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật
Bản ( JICA) và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam ( VASS) xây dựng mục tiêu
đưa Lâm Đồng trở thành vùng nông nghiệp giá trị cao hàng đầu Đông Nam Á…. ”, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng phân tích.
Theo đó đến nay, tỉnh Lâm Đồng đã thiết lập quan hệ với 21 quốc
gia, vùng lãnh thổ, 12 tổ chức quốc tế , 6 địa phương nước ngoài cùng triển
khai các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, trong đó đột phá trên lĩnh
vực nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp thông minh, bảo vệ bền vững môi
trường. Qua đó, Lâm Đồng thu hút gần 80 doanh nghiệp FDI đầu tư hơn 275 triệu
USD sản xuất, xuất khẩu các giống rau, hoa chất lượng hàng đầu Đông Nam Á. Ngoài
ra hàng năm Lâm Đồng giải ngân khoảng 1,8 triệu USD từ 30 chương trình, viện trợ
phi dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh trên địa
bàn.
Trong một năm vừa qua, khoảng gần 40 doanh nghiệp đến từ hơn
20 quốc gia đầu tư vào Lâm Đồng đã chế biến xuất khẩu gần 15.000 tấn chè;
100.000 tấn cà phê nhân; 355 triệu cành, cây, ngọn hoa; hơn 190 tấn nước ép
chanh dây…Bên cạnh đó có 26 doanh từ 18 quốc gia nhập khẩu về Lâm Đồng hơn 65
triệu cây, củ, ngọn, cành hoa; 5.000 kg hạt giống rau, 116 tấn củ giống khoai
tây..
Thống
kê toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có gần 54.500ha diện tích nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao, trong đó doanh thu bình quân trên cây rau từ 400- 500 triệu
đồng/ha/năm, hoa từ 800 triệu đến 1,2 tỷ đồng/ha/năm, chè chất lượng cao 250
triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra còn đang phát triển 73.000ha cà phê sản xuất theo
các tiêu chuẩn 4C, UTZ, Rainforest…Hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa nông
sản tập trung với giải pháp kỹ thuật tiếp cận từ các nước có nền nông nghiệp
bậc nhất thế giới như: công nghệ thủy canh (Thái Lan, châu Âu), công nghệ điều
khiển tự động về nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng, ánh sáng ( Nhật Bản, châu Âu), công
nghệ sản xuất giống cây trồng (Mỹ, Nhật Bản, châu Âu), Công nghệ nhà kính hiện
đại (Israel, Hà Lan, Pháp)…
Đánh
giá chung cho biết, tỉnh Lâm Đồng có kinh nghiệm hơn mười lăm năm phát triển
nông nghiệp công nghệ, tạo ra nền tảng thuận lợi để xây dựng và phát triển nông
nghiệp thông minh. So với mặt bằng chung cả nước, trình độ canh tác, chăn nuôi
của nông dân Lâm Đồng đáp ứng yêu cầu đặt ra, đặc biệt sẵn sàng tiếp thu hiệu
quả các công nghệ thông minh của thể giới trong sản xuất, chăn nuôi và quản lý
trang trại…
Trên
cơ sở đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng nhấn mạnh: “Các doanh
nghiệp FDI đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân có
nhiều cơ hội tiếp cận, ứng dụng các công nghệ thông minh để phát triển liên kết
sản xuất, mở rộng thị trường, góp phần tạo lợi thế mới để Lâm Đồng bứt phá nhanh
chóng trên nền tảng nông nghiệp công nghệ cao kinh nghiệm hơn mười lăm năm qua…”./. Bài 3/ Giải pháp 400ha công nghệ thông
minh trong năm tới
THÁNG 8/2019