VŨ VĂN
Với tổng kinh phí gần 306 tỷ đồng, từ nay đến năm 2020, trên các địa bàn thành phố Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và Lâm Hà sẽ hình thành từ 4 đến 6 Trung tâm Sau thu hoạch, đạt công suất chế biến rau, củ, quả từ 50.000- 120.000 tấn/trung tâm.
Trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước lồng ghép từ các
chương trình, kế hoạch, dự án chiếm hơn 4%; còn lại gần 96% nguồn vốn của doanh
nghệp, tổ chức, cá nhân tham gia.
Sản phẩm đưa vào sơ chế, chế biến, phân loại bảo quản
sau thu hoạch ưu tiên các tiêu chuẩn VietGAP, EuroGAP, GlobalGAP và đặc biệt
được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu “ Đà Lạt- Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”. Tiếp theo gồm tiêu chuẩn sản phẩm đạt chất lượng an
toàn vệ sinh thực phẩm, giữ được hình dạng tự nhiên, trạng thái bên ngoài tươi
tốt, tỷ lệ hư dập không quá 20%.
Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất,
chế biến, kinh doanh nông sản thuộc các địa bàn nói trên được khuyến khích xây
dựng Trung tâm Sau thu hoạch, nhằm đạt mục tiêu 25- 30% sản lượng rau, củ, quả
hàng năm ở Lâm Đồng vào năm 2020 được sơ chế, chế biến, phân loại, bảo quản
trước khi đưa ra thị trường.
THÁNG 8/2017